Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 74: Trận chiến ở Trấn Ninh (phần 2)



Hiện tại là khoảng bốn giờ chiều. Một hồi trống trận kinh thiên động địa vang lên. Tổng tiến công của quân đội Xiêm La bắt đầu. Trên lý thuyết là như vậy. Phía quân Đại Việt cũng nhanh chóng chuẩn bị phòng thủ.

Một đội quân hơn ba ngàn năm trăm người tiến ra. Phía trước là lính cầm búa đầy dũng mãnh, cứ hai người khiêng một thang tre, có chừng năm sáu trăm cái. Phía sau là những đôi tay cầm trường mâu dài chừng hai thước, cùng với những tay súng. Phía sau nữa là hơn mười chiếc xe chở thang mây thô sơ, bên dưới là một đám đông đen nghịt đẩy xe. Bên trên là cung thủ cầm cung và súng hỏa mai. Cuối cùng là ba cỗ đại pháo được kéo bằng tuấn mã. Trong lúc nhất thời, toàn bộ phía trước thành trì là địch nhân ào ào dũng mãnh xông đến, bọn chúng tiến đến với cước bộ rất nhanh, chạy rầm rập trên mặt đất, khiến cho đất bằng cũng phải rung chuyển.

Trước đại quân tấn công, Nguyễn Quang Thùy lại không tỏ ra cao hứng, quân Xiêm La sử dụng chiến thuật biển người này mặc dù lúc đầu có thể tạo ra khí thế lớn, nhưng cuối cùng cũng chỉ có thể khiến cho hình thành cục diện thây chất đầy đất mà thôi. Trong tình huống chiến đấu với vũ khí khác biệt thì chiến thuật biển người là chiến thuật ngu xuẩn nhất.

- Đạo quân này có cái gì đó không ổn…

Thùy nghĩ thầm.

Quân số Xiêm La là khoảng hai mươi vạn. Cộng với phản quân thì lên tới hai mươi lăm vạn. Tuy nhiên, quân số thời điểm hiện tại vẫn chưa tới mức đó. Lực lượng trinh sát đi ra ngoài thành cũng không thấy số quân còn lại đâu. Đa số quân địch chiến đấu rất anh dũng. Tuy nhiên, hắn có cảm giác có cái gì không đó không đúng.

- Vương gia!

Một gã tướng lĩnh lại lên tiếng.

- Đã điều tra ra chưa?

Quang Thùy hỏi.

- Tiểu nhân đã điều tra. Đám quân lính cảm tử vừa rồi là lính Xiêm La trộn với nô lệ và bộ lạc. Nô lệ đã được hứa tự do con bộ lạc phản quân thì điều có thù do đô đốc Trần Quang Diệu đã giết rất nhiều người của chúng.

- Ta hiểu rồi.

Thùy lên tiếng rồi tiếp tục đánh giá.

Tuy nhiên, tình hình chiến trận không cho phép Quang Thùy tiếp tục suy nghĩ. Theo tiếng kêu gọi của tướng sĩ, sĩ khí của binh lính Xiêm La ngày một dâng cao, hò hét ầm trời, đích xác tạo cho người ta một cảm giác rung động.

- Tự do xạ kích!

Nguyễn Quang Thùy rút bội kiếm ra, chỉ xéo về phía trước, cao giọng truyền đạt mệnh lệnh tác chiến.

Đạn cối trước tiên nhắm vào ba cỗ đại pháo của quân đội Xiêm La. Tiếp theo là rất nhiều đạn pháo cũng rơi xuống đám cung thủ đứng chung quanh xe mây, khiến xe mây nổ tung. Đám cung thủ đứng trên xe lập tức như rơm như rạ, ngã nhào xuống.

Dùng vũ khí khác thời đại đối kháng, xe mây chỉ có thể bị đánh tan tành, bất quá số lượng của bọn chúng rất nhiều, trong lúc nhất thời cũng không thể phá hết hoàn toàn, vì vậy bọn chúng cũng từ từ tiến lại được gần.

Một cỗ đại pháo còn sót lại rốt cuộc đã tiến được vào tầm bắn của mình, phóng ra một viên đạn mạnh, bắn vào ngay cổng thành, vụ nổ phá vỡ cổng thành, tuy nhiên phía sau cổng thành đã được Nguyễn Quang Thùy sớm dùng bùn đất trám vào đầy phía sau, giống như cách của đô đốc Tuyết làm ở thành Lang Sơn, cho nên một phát đạn này không hề có hiệu quả.

Bộ binh Xiêm La xung phong lên trước đã sớm đến phía dưới tường thành, họ nhảy qua thi thể đồng bọn như một đám sói hoang để đến tường thành. Đáng tiếc, nghênh đón bọn họ là một trận mưa lựu đạn, vô số cụm khói bốc lên mang theo tay chân đứt gãy tung bay tán loạn, khiến cho Nguyễn Quang Thùy không đành lòng ngoái nhìn. Rất nhiều thang tre trong đám khói dựa được vào tường thành, chiến sĩ Xiêm La không ngừng ào lên, nhưng chỉ đi đến được một nửa đã bị lựu đạn phá vỡ thang tre, ngã nhào xuống đất. Song, cho dù gian nan như thế, vẫn có một ít chiến sĩ Xiêm La trèo lên được đầu thành, nhưng rất nhanh bị Lam Vũ quân dùng súng trường đánh chết ngay trên đầu tường.

Đám xe mây còn sót lại khó khăn lắm mới tiến vào được tầm bắn của mình, đội súng hỏa mai bắt đầu xạ kích, có vài quân lính Đại Việt ngã xuống dưới mũi tên của đối phương, khiến cho hỏa lực của Đại Việt quân có thoáng ngập ngừng, điều này giúp cho có một ít chiến sĩ Xiêm La bò lên được tường thành, nhưng mà mưa tên hay mưa đạn cũng chỉ như hoa sớm nở tối tàn, rất nhanh chóng bị pháo cối bắn ngã, rốt cuộc đã không còn một tiếng động nào nữa. Xiêm La chiến sĩ bò lên tường thành, chân còn chưa đứng vững đã bị mưa đạn bắn chết.

Đây vốn là cuộc chiến của hai đội quân không cùng thời đại, quân đội Xiêm La thất bại gần như là chuyện đương nhiên. Quan trọng nhất, chúng không hề có quân số đông đảo như Mãn Thanh. Nhà Thanh chết gần cả vạn quân lính thì vẫn còn cả đống lính để cận chiến tiếp. Tuy nhiên, Xiêm La thì không như vậy.

Ngày càng có nhiều người ngã xuống, quân đội Xiêm La dần dần đã kiệt lực, nhưng bọn họ vẫn không thối lui mà kiên trì một cách ngu ngốc để tấn công, mặc dù điều đó cũng có nghĩa là tự sát. Rốt cuộc hơn 5h chiều, tiếng súng đã trở nên thưa thớt dần, quân đội Xiêm La không còn ai có thể đứng lên được nữa, tiếng súng cũng theo thế ngưng bặt.

Rất nhiều chiến sĩ Đại Việt quân vẫn không tin tưởng vào chiến thắng trước mắt, bọn họ không reo hò vang trời mà bán tín bán nghi nhìn chằm chằm chiến trường, sợ địch nhân vẫn còn ẩn nấp chủ lực ở đâu đó. Mãi cho đến khi một thống lĩnh một đại đội chiến sĩ dùng dây thừng trèo xuống, cẩn thận tiến vào quân doanh địch nhân, phát hiện bên trong không còn một bóng người, cuối cùng mới tin là đã giành thắng lợi, tiếng hoan hô lập tức vang tận mây xanh.

Trong khi đó, Quang Thùy vẫn đang đợi tin tức tham báo. Gã linh cảm có cái gì đó chả lành.

- Báo cáo. Đã tra rõ. Chủ tướng quân địch vốn đống ở cách thành của ta một khoảng cách xa. Hiện tại, bọn chúng đã di chuyển lên hướng Bắc.

- Quả nhiên đánh Trấn Ninh là giả. Cướp Ai Lao là thật.

Quang Thùy nói.

- Vương gia. Chuyện này chắc cũng không nguy hại cho Đại Việt.

- Ngu ngốc. Ai Lao giáp với nước nào ở phía Đông hả!? Nếu bọn hợp công với nhà Thanh cùng đánh Hưng Hóa thì sao!? – Quang Thùy quát. – Làm tức gửi thư về Trung Đô và đại quân đóng ở Hưng Hóa. Hi vọng là còn kịp.

……………………………….

Doanh trại quân Xiêm La, lãnh thổ Ai Lao.

So với Đại Việt vốn dĩ quá cường thịnh với hỏa khí khủng khiếp thì Ai Lao, với chia rẻ nội bộ lại là miếng mồi ngon cho Xiêm La. Mười lăm vạn quân còn lại của của đám này đã đủ sức đánh tan lực lượng của Ai Lao. Trong khung gian rộng lớn, người ta nghe thấy tiếng đại bác, súng kíp, tiếng gươm giáo va chạm.

Trong lúc này, tại doanh trại Xiêm La, một gã thiếu niên đang quan sát địa đồ của vùng Ai Lao và cả khu vực Tây Bắc Đại Việt. Hắn có vần trán cao với cái đầu hói và đôi mắt hơi nhỏ.

Trong lịch sử, đa số các chiến dịch quân sự của Xiêm La do gã này lãnh đạo đều thất bại. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là đây là một kẻ ngu.

- Thái tử điện hạ quả là sáng suốt hơn người.

Gã Tử Hòa lên tiếng.

Tên này thấy có kẻ nịnh bợ mình thì mỉm cười. Dù sao thì đánh Trấn Ninh tuy có thể làm bàn đạp đánh Trung Đô nhưng quân lực ở đây thiện chiến với hỏa lực mạnh khủng khiếp, lại được chiến tướng như Nguyễn Quang Thùy chỉ huy. Nếu cứ dồn sức công hạ thì toàn bộ quân lực sẽ bị tiêu hao hết. Do đó, việc chiếm Ai Lao lại dễ dàng hơn. Quan trọng nhất, nó còn có thể làm bàn đạp để đánh Tây Bắc Đại Việt.

Đơi lúc gã Tử Hòa đi rồi, một phó tướng lên tiếng.

- Điện hạ, người tính đánh Đại Việt sao?

- Có vấn đề gì à? Nếu phối hợp với quân Thanh đánh từ hai hướng thì chắc không thành vấn đề.

Thái tử Xiêm La lên tiếng.

- Vấn đề không phải đánh được hay không mà là nếu làm vậy thì Ai Lao vừa mới chiếm được lại thành hậu phương của chúng ta. Việc này đúng là quá mạo hiểm khi quân lính vừa mới cướp bóc không ít. Hơn nữa, thần có cảm giác Quang Toản vẫn chưa tung hết lực lượng của mình.

- Vì vậy mà ta cần phải đánh.

Gã thái tử nói.

- Thần không hiểu.

- Đại Việt của Tây Sơn quá hùng mạnh. Nếu cứ để bọn chúng như vậy thì đến một lúc nào đó, một Miến Điện thứ hai sẽ được thành lập. Ta còn trẻ nhưng ngươi chắc nhớ những gì mà quân Miến Điện đã làm chứ.

Ký ức khủng khiếp về chiến tranh với Đế quốc Miến Điện thì không ai không biết. Vì việc này mà Xiêm La buộc phải dời đô.

- Thần đã hiểu.

Gã phó tướng lên tiếng.