Người Dấu Yêu Ơi

Chương 466



CÓ THỂ LÀ CẬN HƯƠNG TÌNH KHIẾP(*) CHĂNG!
(*) Cận hương tình khiếp: Chỉ tâm trạng người xa quê lâu ngày, càng gần đến quê lại càng thấy hồi hộp, e sợ.

Bốn giờ chiều, Nghiên Thời Thất ngồi xe đi tới nhà họ Ôn.

Anh Tư, còn chưa tới.

Tứ hợp viện nằm ở Hoàn Nội Hoàng Thành, tuy mang hơi hướng năm tháng nồng đậm nhưng khắp nơi cũng để lộ ra nét đẹp phỏng theo kiểu cổ lánh đời.

Cửa vào bốn phía tứ hợp viện rộng mở, bức bình phong “Tùng hạc duyên niên” được chế tác hoàn mỹ, chạm khắc tinh xảo.

Bốn giờ ba mươi lăm phút, Nghiên Thời Thất đến nhà họ Ôn.

Cô mặc một chiếc váy ngắn màu đen qua đầu gối, kiểu dáng đơn giản, nền nã, bên ngoài phối hợp với áo khoác giả vest cổ đứng màu đỏ sậm kiểu Trung Hoa, hoàn toàn phù hợp như tiệc mừng thọ tối nay.

Nhưng cô ăn mặc xinh đẹp như vậy mà Ôn Tranh không có ở đây. Trang phục được đặt may cao cấp, cô đã đặt từ sớm. Ngoài cô còn cố ý chuẩn bị mang tới cho Ôn Tranh một bộ váy ngắn màu đỏ và áo khoác vest màu đen phục cổ.

Cho dù Ôn Tranh không có ở đây, cô cũng muốn đem theo đồ của chị ấy trở về nhà họ Ôn.

Gương mặt Nghiên Thời Thất bình thản, tuy ánh mắt trong veo nhưng lại không có cảm xúc.

Cô che giấu cảm xúc, đứng trước cửa đưa thiệp mời cho lễ tân, rồi được cô gái tiếp đón dẫn vào trong vườn.

Tối nay, xung quanh tứ hợp viện đều có an ninh phòng bị nghiêm mật. Vòng qua bức bình phong rồi đi thêm mấy bước là đã có thể nhìn thấy nhân viên bảo vệ mặc đồ vest đen, đeo tai nghe bày trận sẵn sàng tiếp đón.

Một mình Nghiên Thời Thất đi vào căn tứ hợp viện giống như Grand View Garden(*), nhưng trong lòng lại không hề có ý nghĩ tán thưởng.

(*) Đại Quan Viên hay Grand View Garden: khu vườn trong Hồng Lâu Mộng.

Anh Tư bảo cô tới trước, cô cũng không gạn hỏi. Chắn hẳn anh có chuyện trì hoãn cho nên cô cũng không thúc giục.

Vườn trước là một sân rộng treo đầy đèn lồng, ánh đèn đỏ tạo ra cái bóng mờ, trái lại ấm áp yên bình.

Nghiên Thời Thất cầm món quà trong tay, là cái nghiên mực cô mua được trong phố đồ cổ ở Đế Kinh sau khi gặp mặt cậu Út hôm Ôn Tranh mất tích.

Hai ngày này Nghiên Thời Thất vẫn luôn đang suy nghĩ, nếu như ngày đó cô không có rời khỏi Ôn Tranh thì có phải chị ấy sẽ không mất tích không?

Con người, lúc nào cũng đợi sau khi xảy ra chuyện bất ngờ thì trong lòng mới sinh ra rất nhiều cảm xúc và đủ các loại giả thiết.

Nhưng con người cũng không phải là tiên tri, không thể đoán trước được những biến động bất ngờ trong tương lai.
w●ebtruy●enonlin●e●com
Cô gái lễ tân làm tròn nghĩa vụ dẫn Nghiên Thời Thất vòng qua hành lang bên cạnh nhĩ phòng(*). Qua một ngã rẽ, phía trước đã là một vườn cây xanh trong nhà được chế tạo từ nhà kính thủy tinh.

(*) Nhĩ phòng là thiết kế kiến trúc truyền thống của Trung Quốc ở bên cạnh phòng chính thêm một phòng nhỏ, độ cao và diện tích nhỏ hơn chính phòng giống như hai bên tai của phòng chính.

Trong vườn sắc xanh dạt dào, mùa vụ cuối thu tỏa ra sức sống bừng bừng.

Mà hồ hoa trong nhà bồng bềnh nhiều chiếc đèn màu hoa sen, hòa cùng ánh sáng lộng lẫy.

Bên trong vườn cây xanh um có mười mấy bục tròn trải khăn bàn đỏ tươi, bên trên bày thẻ bàn và thẻ chỗ ngồi. Xung quanh có một mặt tường treo các tác phẩm của ông cụ Ôn.

Sau khi nói cảm ơn với lễ tân, Nghiên Thời Thất cất bước dạo quanh khu vườn xanh hóa một mình.

Căn nhà kính này chiếm diện tích rất lớn, nhiệt độ vừa phải, xua đi luồng khí lạnh, lững thững dạo quanh giống như gặp lại cảnh xuân hoa nở vậy.

Lúc này, bên trong chưa có nhiều khách, cây cối xanh tươi cao thấp xen lẫn nhau, chốc chốc có thể nhìn thấy bóng người sát vai qua lại.

Xa xa có một ông lão lớn tuổi, mặt mày vui vẻ chào đón và trò chuyện với các vị khách.

Loáng thoáng có người gọi ông là quản gia Ôn.

Nghiên Thời Thất đứng bên cạnh một bụi trầu bà lá lớn, sau khi thu hồi tầm mắt khỏi người quản gia Ôn thì quan sát bốn phía xung quanh, nhưng cũng không phát hiện bóng dáng của người nhà họ Ôn.

Tiệc mừng còn chưa bắt đầu, chủ nhà cũng chưa xuất hiện.

Cô lẻ loi một mình, cúi mắt nhìn xuống món quà được đóng gói tỉ mỉ tinh xảo trên tay. Cô thật không biết nên lấy thân phận gì và tâm trạng gì để tặng cho ông cụ Ôn Sùng Lễ nữa.

Có lẽ là giống như cận hương tình khiếp chăng!