Nhà Có Manh Thê Cưng Chiều

Chương 398: Sự thật chứng minh là bà không xứng



Tâm trạng của Ôn Ngôn có vẻ không tệ, cô đang sắp xếp bó hoa hồng trên tay: “Không còn sớm nữa đâu, cậu tới trễ đó.

Cậu mau đi làm việc đi, An Nhã người ta chắc cũng đã tới bệnh viện từ sớm rồi.”

Bởi vì giấy trang trí bên ngoài của bó hoa đã bị tháo bỏ nên Trần Mộng Dao không nhìn ra là hoa người khác tặng.

cô tưởng đây là hoa mà Ôn Ngôn mua về trang trí tiệm: “Biết rồi mài Cậu cũng có tâm quá đi! Mấy cây bông này trông cũng không tệ, mỗi bàn để vài cây được hai ba ngày là tàn rồi, tốn kém như vậy mà cậu cũng nỡ à?”

Ôn Ngôn cười nhưng không nói.

Mấy cành hoa này đâu cần dùng tiền mua, cứ để vài cành trên mỗi bàn, phần còn lại thì cắm ở bình hoa trên quầy bánh là được. Cô bỗng nhớ đến câu nói “ngày mai gặp”

của Mục Đình Sâm, không biết hôm nay anh sẽ xuất hiện bằng phương thức gì nữa? Mà nếu thật sự xuất hiện thì… Đột nhiên có một bóng dáng vội vã bước vào tiệm đã kéo suy nghĩ của cô trở lại.

Thì ra là mẹ chồng của Lam Tương.

Lam Tương đang dọn dẹp vệ sinh, sắc mặt của cô khi nhìn thấy bà ta có chút thay đổi, cô lập tức đi tới nhỏ tiếng hỏi: “Mẹ tới đây làm gì vậy?”

Mẹ chồng của Lam Tương thì thầm: “Tôi tới để hỏi chủ tiệm trả lương cho cô bao nhiêu một tháng. Truyện Dị Giới

Cô cả ngày không chịu lo cho gia đình con cái, đến tiền sinh hoạt cũng không đưa thì cô nói thử tôi với mấy đứa nhỏ lấy gì ăn đây? Hay tôi làm bảo mẫu miễn phí cho cô luôn đi? Tôi phải đưa ngược tiền cho cô ăn uống và nơi ở, vậy mà cô chỉ lo cho cái miệng của bản thân cô?”

Không biết do giận hay lý do gì mà khuôn mặt của Lam Tương đã đỏ bừng: “Có gì về nhà hãng nói, đừng nên tới đây nói.”

Mẹ chồng của cô không chịu, bà ta đi tới phía quầy trừng mắt hỏi Ôn Ngôn: “Bây giờ cô có thể nói cho tôi biết cô trả Lam Tương một tháng bao nhiêu rồi chứ?”

Ôn Ngôn nhàn nhạt trả lời: “Tôi chỉ quản nhân viên, không quản chuyện phát lương.”

Bà ta nhếch mũi lên trời: “Ôi! Mở có cái tiệm bánh mà sao kiêu quá vậy? Người ta không biết còn tưởng cô là mấy người giàu nhất thế giới đấy! Hôm nay tôi tới đây là để tìm cô hỏi cho ra lẽ.

Thời gian làm việc dài như vậy thì chắn chắn mức lương cô đưa ra không thấp.

Nếu lương không thấp thì tại sao Lam Tương không mang về nhà đồng nào? Cô ta làm vậy là bất hiếu, cô ta gả vào nhà chúng tôi nhưng lại xem chúng tôi như người ngoài.

Tính cách cô ta lại ích kỷ, người như vậy mà cô cũng dám tuyển sao?”

Giọng nói chanh chua khiến ai cũng phải khó chịu.

Lam Tương là người như thế nào họ đều biết rõ, cô chắc chắn không phải loại người như mẹ vợ cô nói. Lam Tương nhẫn nhịn, cô sắp tới cực hạn rồi: “Mẹ à, có gì thì cứ đợi về tới nhà rồi đóng cửa bảo nhau, mẹ đừng ở chỗ làm việc của con mắng chửi nữa, có được không? Về rồi con sẽ ngồi xuống nói rõ với cả nhà mẹt”

Bà ta hô hô cười lạnh: “Ý cô là gì? Ý cô là muốn tính sổ với tôi đó hả? Tính kiểu nào thì vẫn là cô nợ gia đình chúng tôi! Mấy năm trước cô tự chăm sóc con cái, con trai tôi phải tự kiếm tiền, bây giờ cô cũng kiếm được tiền mà vẫn tiêu tiền của con trai tôi.

Tiền cô kiếm được không biết dùng để làm cái gì hay ho nữa!”

Hiện giờ cửa tiệm không có khách nhưng lòng tự trọng của Lam Tương đã bị tổn thương trầm trọng.

Một khi con người bị ép đến giới hạn thì không thể nghĩ tới chuyện khác nữa, hiền dịu như Lam Tương cũng không chế không được lửa giận: “Con nợ gia đình mẹ cái gì? Mẹ có đàng hoàng giúp con trông qua con cái được một ngày không? Con gả cho con của mẹ chứ không phải là nô lệ của cái nhà này.

Chúng con lập gia đình, lúc con sinh con nuôi con không có việc làm, thì không phải anh ấy là người phải nuôi gia đình sao?”

“Tiền con kiếm được đều bù vào cho gia đình, mỗi ngày về nhà con còn phải mua thức ăn, trong nhà có thứ gì là không phải dùng tiền của con không? Thậm chí chỉ phí của Nha Nha cũng là con trả, con trai của mẹ phải trả tiền nhà và tiền xe thì còn dư được đồng nào? Từ khi con gả vào nhà của mấy người, hai người già các người đều có ăn có mặc, được cung phụng tới trước mặt.

Ngay cả lúc con còn ở cử thì vẫn phải nấu cơm cho cả nhà, con đã nợ gia đình này cái gì? Làm thế nào mà nợ? Nói con không lo cho con cái sao? Phần lớn thời gian đều là con đi đón rước Nha Nha, mẹ thì làm gì?”

Bà ta đối mặt với lời buộc tội của Lam Tương vẫn không chút quan tâm: “Là tôi cầu xin cô gả cho con trai tôi sao? Mẹ ruột như cô còn không lo cho con cái thì tôi lo làm gì? Là cô tự tìm phiền phức, còn trách cứ cho ai nữa đây?”

Những lời nói của bà ta làm mọi người kinh ngạc, Ôn Ngôn cũng chịu không nổi phải lên tiếng: “Mong bà đừng ở đây gây chuyện, chỗ này không phải là nhà của bà! Bà cứ như vậy thì tôi sẽ cho đuổi người!”

Trần Mộng Dao thì càng gắt gỏng hơn: “Bà nói như thể chị Lam không đáng một xu, phải gả vào nhà của mấy người chịu đắng chịu khổ đúng chứ? Chị ấy sống là để sinh con đẻ cái rồi làm bảo mẫu cho gia đình bà à? Cứ thích thì lại chửi bới như bà là cái thể loại gì V ậy?”

Cho dù bà ta có lợi hại tới đâu thì cũng cãi không lại mấy cái miệng, bà tức tới mặt trắng mặt xanh: “Chuyện nhà tôi thì liên quan gì tới mấy cô mà máy cô chõ mũi? Từng đồng từng cắc cô ta kiếm được đều của nhà này chứ không phải để cô ta giữ!”

Ôn Ngôn đã nghe ra ý của bà ta: “Được, được, được! Tôi biết rồi, bà tới đây làm loạn chỉ vì chị Lam không giao tiền lương cho bà giữ đúng chứ? Bà không xem chị Lam làm con gái ruột, không xem là con dâu mà yêu thương thì người ta lấy lý do gì để đưa cho bà nắm hết? Chị ấy và con trai bà lập nên gia đình, hai người họ cùng nhau kiếm tiền thì tới lượt bà can thiệp sao? Bà là Hoàng Thái Hậu chắc? Cái gì cũng muốn quản? Cho dù một tháng chị ấy có kiếm được một vạn thì cho bà là vì nể tình, mà không cho thì là hợp lý.

Nếu bà là một mẹ chồng tốt thì chị ấy sẽ tự biết phải làm gì, nhưng sự thật chứng minh bà không xứng!”