Nhật Ký Của Muỗi Thần

Chương 97: Bệnh Viện



(hãy ủng hộ tinh thần của tác giả khi đọc bằng cách like, bình luận, tặng TT, tặng Đề Cử để có thể đọc được nhiều chương mới hay hơn nhé.)

------

Cùng lúc đó tại Bệnh viện lớn nhất Sài Gòn,

Khoa Ung Bướu,

Mộng Thu và Băng Muỗi gửi xe máy trong nhà để xe của bệnh viện và cầm theo giỏ đựng thức ăn đi tới.

Có lẽ vì vóc dáng tuyệt mỹ cũng như nhan sắc thượng thừa của nàng mà khi đi ngang quá, bất cứ ai cũng chăm chú nhìn theo.

Mộng Thu cũng không vì thế mà tỏ vẻ kiêu ngạo hay sợ hãi rụt rè. Dù sao thì chuyện như vậy cũng xảy ra hàng ngày ở bất cứ nơi đâu cô đi ngang qua.

Cô đi thẳng đến tòa nhà là Khoa Ung Bướu của bệnh viện. Nơi đây được phân ra làm hai khu điều trị riêng biệt.

Khu dành cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế của nhà nước hoặc không có bảo hiểm y tế nhưng không có nhiều tiền điều trị và khu sử dụng dịch vụ.

Nói trắng ra là khu dành cho người nghèo và dành cho người có điều kiện.

Bà ngoại của Mộng Thu được cô đăng ký điều trị tại khu điều trị dịch vụ một giường nên nói chung khá cao cấp.

Mộng Thu biết điều này sẽ rất tốn kém nhưng nàng chỉ có mỗi một người thân là bà Ngoại nên nàng muốn dùng hết sức có thể của mình để lo cho bà.

Thế nhưng, muốn đi qua khu điều trị dịch vụ thì phải đi qua khu điều trị public trước đã.

Khu public chiếm giữ tận tám tầng lầu của tòa nhà. Mỗi lầu có khoảng 15 cho đến 20 phòng. Mỗi phòng bệnh rộng chừng 40 - 50 m2 nhưng có tới 20 giường bệnh.

Tuy nhiều giường bệnh như vậy nhưng trên thực tế người bị bệnh phải nằm dưới sàn nhà và sàn hành lang bên ngoài.

Còn người nhà bệnh nhân thì ngay đến chỗ đặt mông cũng khó. Tất cả đều nói lên sự quá tải của bệnh viện công.

Cứ thử nghĩ mà xem, người dân bị bệnh từ Đà Nẵng cho đến mũi Cà Mau đều đổ dồn về Sài Gòn thì bệnh viện nào chịu cho nổi cơ chứ.

Mùi thuốc tiệt trùng, mùi người, mùi nước đái khai mù, mùi bệnh, mùi virut, mùi vi khuẩn tràn ngập khắp không khí nơi đây.

Mộng Thu nhíu mày và nín thở khi đi qua các khu điều trị công cộng. Cô bước chân thật mau cho nhanh đi đến đích.

Lúc mới đến đây lần đầu, thậm chí cô còn có cảm giác suýt nôn mửa. Thật sự những ai đã từng đến thì đều không muốn quay trở lại nơi này thêm một lần nào nữa.

Con người vốn tuân theo quy luật của tạo hóa đó là sinh lão bệnh tử. Nhưng trên thực tế bất cứ giai đoạn nào trong đời người cũng cần có sự trợ giúp của y tế và bệnh viện.

Khi sinh ra cũng sinh tại bệnh viện.

Khi gặp tai nạn hoạc ốm đau cũng đến bệnh viện,

Khi già thì mắc nhiều chứng cũng cần đến bệnh viện,

Khi bị bệnh nặng do nhiều nguyên nhân cũng nhập viện,

Và khi chết hầu như cũng đến bệnh viện.

Bởi vì nguyên nhân cho tất cả là có sự tồn tại của một thứ gọi là rủi ro.

Rủi ro là từ nói chung của của những sự vật, hiện tượng có ảnh hưởng xấu đến con người như bệnh tật và tai nạn.

Là con người thì chẳng ai muốn mình gặp rủi ro cả nhưng vốn dĩ rủi ro lại là quy luật bất biến của vũ trụ và có tác dụng cân bằng mọi thứ.

Rủi ro cũng là kiếp nạn mà tất cả vạn vật đều phải trải qua. Nó sàng lọc xem những ai còn có khả năng tồn tại và những ai phải đi chuyển kiếp.

Rủi ro cũng chính là sự ban ân của tạo hóa và là quy tắc để cân bằng thế giới, đó là quy tắc bình đẳng nhất.

Bất kể ai dù giàu hay nghèo, sang hay hèn, địa vị có cao như vua chúa hay hèn mọn như ăn xin ăn mày thì đến cuối cùng đều phải chết.

Cái chết là điểm kết thúc nhưng cũng là điểm khởi đầu cho một hành trình mới.

Khi đã chết thì mọi thứ mà bạn đang “sở hữu” sẽ được chuyển giao cho người khác, còn bạn giống như những người đã chết khác ra đi trong “vô sản”.

“Khi đến bạn không mang theo gì, khi chết bạn cũng không thể mang thứ gì đi.

Cho nên chết chính là cơ hội duy nhất để bạn chơi lại một ván cờ mới tinh.

Thế nhưng, nếu như đại đa số các sinh vật khác chẳng quan tâm đến sự rủi ro hay cái chết thì loài người – những kẻ tự cho mình có trí khôn và đứng trên vạn vật lại rất sợ hãi cái chết.

Vì thế người ta tìm đủ mọi cách tránh né rủi ro.

Để khỏe mạnh người ta nghĩ phải ăn những thức ăn sạch, uống nguồn nước sạch, hít thở không khí trong lành.

Để người ta có thể trường sinh thì người ta nghĩ về việc tập thể dục, luyện võ, tập khí công, yoga, thiền định, tu tiên…

Khi bệnh tật ốm đau thì người ta cần dùng đến thuốc và các thủ thuật y tế…

Thế nhưng, tất cả đều không thể chứng minh rằng họ có thể né tránh được tất cả rủi ro và cái chết.

Chỉ có duy nhất một vị nhân loại kiệt xuất hơn 2600 năm khác đề xuất việc tu tâm chứ không tu thân, đó là ông tổ của Thạnh Tịnh Môn.

Bởi theo ông, thân thể chỉ là vật chứa của linh hồn, là vật mượn tạm của vũ trụ như đất nước gió lửa.

Mà đã là mượn thì phải có trả, có bắt đầu thí phải có kết thúc, có luân hồi…

Vì vậy, tu tâm mới là phương hướng tiến hóa đúng đắn nhất của con người.

Cho dù ngày nay đạo của ông đã bị bóp méo và xuyên tạc đi nhiều nhưng cái cốt lỗi vẫn còn tồn tại.

Đi giữa hành lang, hai bên là những người bệnh đang đau khổ và rên xiết, Mộng Thu thấy lòng nặng trĩu.

Nàng cảm thương cho số phận của họ và thông cảm cho những gì mà họ gặp phải.

Thế nhưng chính nàng cũng bất lực.

Nàng không thể làm gì để thay đổi nỗi khổ của chúng sinh. Nàng không có năng lực làm điều ấy.

Thở dài một hơi đầy trọc khí nàng bước nhanh vào căn phòng dịch vụ của bà Ngoại.

Đây là một căn phòng có diện tích tầm 12 m 2, kê một chiếc giường bệnh, một chiếc giường cho người chăm bệnh, một cái bàn vuông tiếp khách cùng hai cái ghế gỗ.

Bên cạnh giường có thêm một cái tủ lạnh mini, phía trên có mắc thêm một máy điều hòa và một nhà vệ sinh.

Căn phòng này có giá thuê khoảng 2.5 triệu Đông Lào một ngày đêm, một cái giá cũng không phải là nhỏ.

Thêm tiền thuốc men, bác sĩ, ăn uống nữa thì mỗi ngày cũng phải mất đâu đó tầm 5 triệu bằng tiền thuê nhà của Mộng Thu trong một tháng.

Nếu không phải công việc có thu nhập tới 20 triệu/ tháng cùng với là thành viên của một tổ chức bí mật thì khả năng cao là bà ngoại của nàng phải chịu chung số phận của những người ngồi ngoài khu public.

Bỏ đi những suy nghĩ vẩn vơ, nàng gõ cửa …

“Cộc… cộc… cộc…”

Phía bên trong có tiếng của một ngươi phụ nữ trung niên nói vọng ra

“Ai đó?”

“Dì Năm, là con Mộng Thu đây. Dì mở của cho con với ạ!”

“A. Mộng Thu đó hả con? Hôm nay hình như con đến sớm thì phải. Chờ chút dì ra mở cửa.”

“Két…” Cửa phòng mở ra…

Một người phụ nữ trung niên tầm khoảng hơn 40 xuất hiện có khuôn mặt hao hao giống nàng. Bà chính là dì Năm, vợ của dượng Năm, em gái của mẹ Mộng Thu và cũng là con ruột của bà ngoại.

Ban ngày dì Năm ở đây chăm sóc cho Ngoại, ban đêm thì Mộng Thu vào thay ca. Cứ như vậy cũng đã gần hai tuần lễ.

“Con chào dì Năm. Bữa nay con xin phép về sớm nên có làm cơm và vào đây thay ca cho dì sớm hơn một chút.

Đặng để dì ăn xong còn về nhà với dượng, chứ dượng cứ nghĩ nhớ thương dì hoài à?”

“Trời ơi, con cứ chọc dì. Người đang bị đau không thương, ai lại đi thương người chăm bệnh chứ? Chắc dượng con nói đùa đó thôi”.

“Hi hi. Thật mà. Chiều nay con qua chỗ dượng, dượng cứ giục con phải mau chóng vào đây để thay ca cho dì đó. Dượng sợ dì mệt lại bệnh nữa.

Hazz. Dì Năm thật là có phước khi lấy được một ông chồng mẫu mực lại thương nhất vợ. Thật, con hâm mộ quá đi”.

“Thôi.Đừng có lẻo mép nữa. Mau vào thăm ngoài đi. Cả ngày hôm nay ngoại nhắc đến con nhiều lắm đấy. Đưa giỏ thức ăn cho dì để dì bày cơm ra đặng cho ngoại ăn kẻo đói”.

------

Giới thiệu cho các đạo hữu bộ truyện: Đại Náo Từ 1960 của tác giả Tú Xê. Cuốn sách này cực kỳ hài hước và đặc sắc. Mời các bạn ghé thăm!