*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Lạc Túc Phong nghe thấy vậy bèn gật đầu, nói: “Nếu hắn bị bệnh, vậy thì hãy lập tức phái ngự y đi đến đó khám xem sao! Nhiếp chính vương điện hạ là đại công thần đứng đầu Thiên Diệu ta, tuyệt đối không thể xảy ra chuyện gì được!”
Nghe ông nói vậy, những người đứng bên dưới đều bắt đầu suy tính. Tuy ý nghĩ trong lòng mỗi người khác nhau nhưng về cơ bản thì đều xem thường lời nói của Lạc Túc Phong. Năm xưa khi Nhiếp chính vương bắt đầu làm việc cho Hoàng thượng, Phượng Vô Trù vẫn chỉ là một thể tử trong vương phủ. Có điều, dù chỉ là thế tử nhưng hắn vẫn được bệ hạ trọng dụng nhiều lần, mà hắn quả thật cũng không phụ sự kỳ2vọng của bệ hạ. Những năm qua, hắn đánh nam dẹp bắc, loạn trong giặc ngoài đều được hắn giải quyết gọn gàng. Cả Thiên Diệu này có thể trở thành cường quốc đứng đầu đại lục gần như là nhờ công của một mình hơn!
Tuy nhiên, khi nước Sở và nước Việt liên minh với nhau định lập mưu chiếm đoạt ngôi vua của Mặc thị, Phượng Vô Trù dẫn hộ vệ vương phủ đi đánh bại hai nước, khiến cho Thiên Diệu có thể lợi dụng Thiên tử để sai khiến chư hầu. Kể từ đó, Hoàng thương chẳng còn biện pháp nào để khống chế Nhiếp chính vương nữa! Ông chỉ có thể để mặc cho hắn phát triển ngày một lớn mạnh, mãi cho đến khi tạo ra cục diện như bây giờ! Trên8thực tế, những cống hiến của Phương Vô Trù đối với Thiên Diệu quả thực không ai có thể sánh bằng, nhưng nếu bảo rằng Hoàng để không muốn hắn chết thì chắc chắn là nói dối!
Không một vị quân vương nào chấp nhận việc bề tôi còn có thể diện và kiêu ngạo hơn cả mình. Có điều, mặc dù trong lòng mọi người đều thầm nghĩ như thế nhưng chẳng ai dám mở miệng nói gì. Cung nhân cũng vội vàng lên tiếng nhận lệnh: “Nô tài lập tức sai người đi Thái y viện truyền lời!”
Sau đó, Lạc Túc Phong lại chuyển mắt nhìn sang Lạc Tử Dạ, lên tiếng: “Thái tử, trẫm nghe nói con phải người đi gọi ngày đến lãnh cung khám cho Thất hoàng đệ của ngươi?”
Lạc Tử Dạ còn6đang suy nghĩ xem mình nên đề cập đến vấn đề này thế nào thì Hoàng để lại mở lời nói trước, chẳng khác nào đang cho nàng cơ hội! Nàng lập tức tiến lên một bước, bẩm báo: “Hồi bẩm phụ hoàng, đúng là như thế! Tiểu Thất cũng là con trai của phụ hoàng, nhi thần nghĩ rằng bản thân mình làm Thái tử thì cần phải yêu thương huynh đệ của mình mới đúng. Cho nên nhi thần mới phái người đi tìm ngự y đến khám cho Thất hoàng đệ! Hơn nữa, đêm qua nhi thần còn có một giấc mộng, mơ thấy mình tựa như đang ở chốn thiên cung, bốn phía đều là mây trắng trôi nổi, còn có các vị tiên cưỡi mây bay lướt đi...”
Lạc Tử Dạ dùng mọi từ3ngữ, làm cho câu chuyện của mình mang đậm màu sắc diệu kỳ. Những người khác nghe mà trợn mắt há hốc mồm, quay đầu lại nhìn Lạc Tử Dạ, lòng thầm hỏi không biết nàng đang nói thật hay bịa chuyện. Trong số bọn họ, chỉ có Long Ngạo Địch biết chắc rằng Lạc Tử Dạ chỉ đang khoác lác mà thôi! Nàng làm vậy đơn giản chỉ vì muốn cứu Lạc Tiểu Thất ra ngoài! Ánh mắt hẳn sắc lạnh hơn nhưng cũng không nói lời nào.
Lạc Tử Dạ đúng là rất thông minh, lại có thể nghĩ ra cách này!
Còn ở trên long ỷ, Lạc Túc Phong vẫn lẳng lặng nghe, kiên nhẫn đợi Lạc Tử Dạ kể hết câu chuyện, biểu cảm trên mặt không hề thay đổi chút nào. Lạc Tử Dạ bịa5xong những cảnh đẹp trên thiên cung, lại tiếp tục: “Có một ông lão tự xưng là Thái Thượng Lão Quân, bảo rằng có long tử(*) bị nhốt trong lồng giam do bị người ta cố ý làm hại, rót những lời gièm pha vào tại bệ hạ. Ông lão hỏi nhi thần rằng trong trường hợp này thì nên đáp trả thế nào đây? Nhi thần còn chưa nghĩ kỹ xem mình nền trả lời thế nào, thì bỗng nhiên những áng mây kia đều tan biến đi hết, bản thân nhi thần cũng tỉnh giấc. Bấy giờ nhi thần mới tỉ mỉ suy ngẫm lại, Phụ hoàng là chân long thiên tử, nên “long tử” này đương nhiên chính là mấy huynh đệ chúng nhi thần. Mà trong đó, chỉ có duy nhất Thất hoàng đệ là đang bị nhốt. Cho nên, thưa phụ hoàng, nhi thần nghĩ rằng năm xưa đã có người nói lời gian dối, bịa đặt hãm hại Thất hoàng đệ. Vì thế, nhi thần cả gan khẩn cầu phụ hoàng nhìn thấu mọi việc, ban ân đặc xá cho Thất hoàng đệ!”
(*) Long tử: Con của rồng. Ngày xưa rồng là hình tượng của vua nên “long tử” còn có nghĩa ám chỉ là con vua.