Nữ Thứ Vương

Chương 136: Khắc Định Quyết Gia



Sau khi tế tự xong, Hoàng đế thay áo miện ra, Giáo Phường ti tiến lên hiến lời tụng, Hoàng đế vừa xong việc liền trở về Thanh thành, bá quan mặc thường phục vào điện chúc mừng.

Thánh giá trở về kinh thành, đội nghi thức từ Nam Huân Môn tiến vào, hai bên con đường vẫn như trước, dân chúng chen nhau quan sát. Trên kiệu ngọc, bên cạnh Hoàng đế còn có một đứa nhỏ ngồi chung, theo sát phía sau là kiều vàng màu đỏ của Thái tử.

Buổi chiều cùng ngày, quá trình Tế Thiên được lưu truyền trong kinh, vào ngày hôm sau Hoàng đế lại tổ chức thiết yến mừng sinh thần cho Thọ Xuân quận vương.

"Tiên sinh nói đây là thăm dò của bệ hạ hay sao? Tế tự ngày Đông Chí lại để cho một tiểu oa nhi hai tuổi đăng đàn làm người hiến cuối cùng, đây là thăm dò sao? Đây rõ ràng là chiêu cáo thiên hạ rằng hắn muốn phế trữ, bây giờ cả thành Đông Kinh đều truyền lời nói bệ hạ muốn lập Thái tôn."

"Nếu bệ hạ thật sự có ý phế trữ, như vậy Á hiến sẽ không để điện hạ làm, hiện giờ bệ hạ đã già, dưới gối lại chỉ có một tôn tử này, yêu thương như vậy là chuyện thường tình mà thôi."

"Hắn có nghĩ tới tình cảnh của bổn cung hay không?"

Hàn Đồng lắc đầu: "Theo thần biết, ngày xưa phế Thái tử cũng từng trải qua cảnh tượng này."

"Cho nên hắn mới trở thành phế Thái tử!" Vệ Khải chống đầu gối ngồi xuống giường.

Hàn Đồng chắp tay với hắn: "Thần lỡ lời."

Vệ Khải túm lấy y phục của mình: "Lần này là Tế Đàn, Tế Tự, vậy lần sau thì sao? Lần sau có phải còn muốn cho hắn vào Sùng Văn Quán đọc sách hay không?!"

"Thay vì nghĩ đến những chuyện vặt vãnh này, chi bằng điện hạ ngẫm lại chuyện triều chính đi, lần này triều ta đánh thắng trận, sắp tới sẽ cần thêm nhiều thần tử phụ giúp quốc triều. Hai tháng trước Tây Hạ đổi Vương vị mới, Hạ vương vừa đăng cơ liền sai sứ thần tới triều dâng cống phẩm để tu sửa lại tổn hại sau chiến trận trước đó, lần này Đại Triều hội cũng sẽ tới."

"Đại Triều hội..."

"Lúc điện hạ còn là Thân vương thì khi đến Đại Triều hội sẽ không cần làm gì, nhưng hiện giờ điện hạ là Thái tử, không thể không cùng các vị sứ thần ở các quốc thương lượng. Sứ thần các quốc khi tới triều cũng phải bái kiến Thiên tử tương lai của triều ta. Điện hạ làm tốt việc mình nên làm, bệ hạ há sẽ vi phạm lễ chế tổ tông và vì những lời của sĩ đại phu kia mà nổi lên tâm tư dịch trữ a."

***

Mang theo đứa nhỏ từ đại nội trở về, Tiêu Ấu Thanh bỏ đi vẻ tràn đầy sức sống, cố gắng cười vui vẻ cả ngày làm cho nàng mệt mỏi đến sắp không chịu nổi, nhìn thấy trong trung đường có chất đầy lễ vật, liền nhướng mày nói: "Những thứ này là cái gì?" Tiêu Ấu Thanh đến gần, trên mỗi hộp lễ vật đều có đặt thiệp chúc mừng, phần lớn đều viết chúc mừng sinh thần Thọ Xuân quận vương.

"Cô nương xưa nay không thích nhận lễ, ai bảo các ngươi nhận? Còn không mau trả về."

Tiêu Ấu Thanh mở một tấm thiệp ra, bên trên để Hình bộ thị lang, chợt giơ tay ngăn lại: "Không cần, chiếu theo từng đơn cứ nhận toàn bộ. Mặt khác lại dựa theo đó mà chuẩn bị hai phần trả lễ, tuyệt đối kiêng kỵ không được phô trương, âm thầm đưa qua là được."

"Vâng."

"Ta mệt mỏi, giao Đại lang cho các ngươi, chăm sóc hắn cẩn thận."

"Vâng."

"Cô nương, Kỳ nội thị đã trở lại."

Tiểu Lục Tử từ ngoài phủ vội vàng đến gần, chắp tay nói: "Bái kiến Đại nương tử."

Tiêu Ấu Thanh thấy bộ dáng sầu lo của hắn, liền khẽ gật đầu đổi hướng đi về phía thư phòng.

"Vừa rồi thấy ngươi lo lắng như vậy, xảy ra chuyện gì rồi sao?"

Tiểu Lục Tử gật đầu: "Tai mắt bên cạnh Liễu thị báo tin đến nói... nàng chết rồi."

Bàn tay tiêu Ấu Thanh đang nắm chặt đột nhiên căng thẳng: "Có truyền ra tin gì không?"

"Từ cuối mùa Xuân năm nay đến tháng tư khi Ngự Sử đài tấu trạng buộc tội Tham Tri Chính sự là Lương Văn Bác nuôi kỹ nữ trong viện trạch, Thái tử giám quốc liền giáng chức của hắn xuống làm Hình bộ thị lang. Sau khi Lương Văn Bác bị giáng chức thì liền đưa Liễu thị ra khỏi thành Đông Kinh, mua một tòa viện trạch khác ở gần ngoại ô kinh thành để Liễu thị ở lại. Lúc chạng vạng, bỗng nhiên Liễu thị bị cảm nên nữ sứ mời danh y từ thành mới đến chẩn trị, xét theo mạch tượng thì ra Liễu thị đã có hỉ, nhưng tin tức này không biết tại sao lại truyền vào tai Ngự Sử đài, bởi vì vậy Lương Văn Bác mới bị Ngự Sử đài buộc tội." Tiểu Lục Tử cau mày: "Bởi vì tòa viện trạch kia cách kinh thành có chút xa, Liễu thị lại đột nhiên sinh non vào ban đêm, các cửa thành ở thành mới cũng đều đã khóa..."

Thấy Tiêu Ấu Thanh nghi hoặc, Tiểu Lục Tử lại nói: "Xưa nay A Lang làm việc luôn luôn cẩn thận, cho dù trả lại thân tịch cho nàng thì cũng vẫn cài tai mắt bên cạnh nàng."

So với chuyện này, Tiêu Ấu Thanh càng đau lòng trước cái chết của Liễu thị: "Một xác hai mạng sao?"

"Đúng vậy, là tai mắt chúng ta nhanh chóng đi tìm đại phu, nhưng vẫn chậm một bước."

***

Sáng sớm, một biệt viện bên bờ sông Kinh Lung truyền đến tiếng gào thét, nam tử mặc y phục cổ tròn màu đỏ thẫm, ôm nữ tử vừa mới chết khóc rống lên.

["Ngự Sử đài buộc tội chàng, thiếp biết, Lương lang tiễn thiếp đi, chỉ cần thiếp ở bên cạnh chàng một ngày, chuyện này..."

"Không có chuyện đó, đó chẳng qua là Thái tử muốn tìm một người thay tội hắn nên mới âm thầm để Ngự Sử đài nhắc lại chuyện cũ."

"Cho nên Lương lang muốn một mực giữ ta lại bên mình, cố chấp để hắn khống chế mình sao? Một ngày thiếp còn là kỹ nữ, thì cái danh này sẽ theo thiếp cả đời."]

Lương Văn Bác nắm chặt nửa khối ngọc trong tay khi nữ tử vừa mới tắt thở đã giao cho hắn, nhớ lại khi đó Liễu thị thất thanh khóc rống nói: [Ngươi vì ta mà hận nàng, bây giờ nàng đã chết, ngươi cũng nên buông bỏ chấp niệm, thay vì sống lén lút chi bằng chết một cách không thẹn với lòng.]

Nắm ngọc nhét vào trong tay áo, đứng dậy lau khô nước mắt phân phó nói: "An táng nương tử đúng cách."

"Vâng."

"Đi mời thợ khắc linh bài, đưa vào từ đường trong trạch."

Người hầu gật đầu: "Vậy vị trí của nương tử kia phải viết như thế nào?"

Lương Văn Bác trầm mặt xuống, nắm chặt nắm tay: "Tạm thời viết trước..." Xoay người rời đi: "Thiếp thất."

"Vâng."

"Chuẩn bị xe ngựa, đi Sở vương phủ một chuyến."

"Vâng."

***

Đầu tháng mười hai năm Kiến Bình thứ mười một, Thông Sự Xá Nhân lấy ra chiếu thư do Hàn Lâm học sĩ dùng giấy trắng để viết, tiến hành tuyên bố.

"Môn hạ, Hình bộ thị lang Lương Văn Bác thăng làm Tham Tri Chính sự."

Nghe xong lời tuyên bố, Đồng Bình Chương sự Lữ Duy tiến lên chuẩn bị tiếp nhận chiếu thư rồi chuyển cho Lương Văn Bác, hắn vừa mới quỳ xuống, tay còn chưa nhận được chiếu thư thì quan viên ở Ngự Sử đài liền đứng ra.

"Ngự Sử đài có dị nghị, thỉnh cầu bác bỏ chuyện thăng chức lần này."

Hoàng đế bày mưu, chiếu thư là do Hàn Lâm học sĩ soạn chiếu lại được Chính Sự Đường đóng ký, cuối cùng lại công khai bị Ngự Sử đài bác bỏ trong Tử Thần điện, các đại thần đều nhìn về phía người vừa lên tiếng kia.

Người đưa ra dị nghị chính là Ngự Sử Trung Thừa, mà hiện giờ trong Ngự Sử đài lại chỉ có một vị Trung Thừa.

"Bởi vì nuôi kỹ nữ mà bị giáng chức, không có công trạng sao lại có thể được thăng chức lại? Thời gian trước ở Hình bộ cũng đã để lửa thiêu chết tội nhân trọng quốc của triều đình, tội thất trách này còn chưa qua thì thử hỏi làm sao có thể được thăng chức bái tướng đây?"

Có người bên cạnh nhỏ giọng nhắc nhở Ngự Sử Trung Thừa: "Trung Thừa, chuyện này có thể hỏi sau, tội gì phải đắc tội với bệ hạ trước mặt chúng đại thần a."

Ngự Sử Trung Thừa vẫn thờ ơ, lại có quan viên đứng ra nghị luận: "Lương tham chính là vì bị Ngự Sử đài buộc tội một số việc nhà không quan trọng mà bị giáng chức làm Thị lang, hiện giờ được thăng chức, không phải là do Ngự Sử Trung Thừa sợ Tham Chính trả thù..."

"Trên có Thiên tử dưới có bách quan, Ngự Sử đài ta có cái gì phải sợ."

Quy Đức tướng quân không muốn cường ngạnh làm khó, thấy vậy Hoàng đế liền trả lời: "Ngự Sử Trung Thừa ra ý buộc tội như vậy, có phải ngay cả trẫm cũng có lỗi hay không?"

"Bệ hạ, thần không dám." Ngự Sử Trung Thừa bối rối nói.

Hoàng đế ngồi ngay ngắn trên ngự tọa, kéo khuôn mặt già nua xuống, trầm giọng nói: "Lữ tướng, tiếp chỉ đi."

Lữ Duy liền đem chiếu thư tiếp nhận chuyển cho Lương Văn Bác, Ngự Sử Trung Thừa còn muốn cãi lại gì đó, Lữ Duy nhìn thấy sắc mặt Hoàng đế không tốt, liền dẫn đầu quỳ xuống: "Bệ hạ anh minh."

Các vị đại thần thấy Tể tướng quỳ xuống liền nhao nhao quỳ theo, hô: "Bệ hạ anh minh."

Lương Văn Bác nắm chiếu thư trong tay, quỳ gối, đồng thời hai mắt lạnh lùng nhìn về phía Ngự Sử Trung Thừa phía sau.

***

Bên trong Đông Cung, Trực Thông Lang trực tiếp nâng một cái rương nhỏ đi vào.

"Khởi bẩm điện hạ, Ngự Sử Trung Thừa nhờ người đưa tới, nói là đã phụ tấm lòng của điện hạ." Trực Thông Lang đem rượng nhỏ đặt xuống.

Sau khi Vệ Khải mở ra, lông mày liền vặn vẹo lại một chỗ, trong rương nhỏ chứa đầy những thỏi vàng tròn, rực rỡ.

Thẳng đến khi Trực Thông Lang lại đến gần: "Ngự Sử Trung Thừa còn nói điện hạ là Thái tử, nhưng là thần tử nên làm theo mệnh lệnh."

Vệ Khải đậy nắp hộp lại: "Đồ đã đưa ra há lại lấy về, bảo hắn cứ nhận lấy."

"Cái này, Ngự Sử là Chấp Pháp quan..."

Vệ Khải ngẩng đầu: "Làm sao? Ngay cả ngươi cũng muốn ngỗ nghịch với bổn cung?"

Trực Thông Lang chợt quỳ xuống: "Thần không dám, từ nhỏ thần đã đọc sách cùng điện hạ, chỉ là cảm thấy hành động này không ổn, dù sao Ngự Sử đài luôn dòm ngó đến các bách quan, nếu ngay cả chính mình đã biết luật lệ mà còn phạm vào..."

Vệ Khải đứng dậy: "Quan quan che chở đó là kết đảng phe phái, quan viên lén lút nhận bạc đó mới là hối lộ. Mà bổn cung là quân, bổn cung tặng thì tất nhiên đó chính là ban thưởng."

"Thần đã hiểu,..." Trực Thông Lang dập đầu sau đó bò dậy, đem cái rương nhỏ trên bàn lấy lên: "Thần đi ngay."

***

Giữa tháng mười mai năm Kiến Bình thứ mười một, sứ thần các quốc lần lượt đến kinh đô, Hoàng đế lệnh cho Lễ bộ tiếp dẫn, Tây Hạ cũng sai sứ thần mang cống phẩm vào triều.

Sau khi tin phế Hậu bị bệnh nặng được truyền ra, Thái tử thỉnh chỉ đến thăm hỏi.

Thái y đi theo từ trong phòng ngủ lắc đầu đi ra: "Điện hạ thứ tội, y thuật các hạ thần không tinh thông, người tích oán mà thành bệnh, gần đây lại đột nhiên khỏe mạnh trở lại, đây chính là...hồi gương phản chiếu a."

Vệ Khải đi vào phòng ngủ, người phụ nhân nằm trên giường, vốn mái tóc đen mượt hiện giờ lại đầy tóc bạc, hai mắt trống rỗng vô thần, trong miệng còn không ngừng lẩm bẩm cái gì đó.

Thấy người mặc một thân hồng bào xuất hiện, phụ nhân liền cầm gối đầu ném về phía hắn: "Ngươi đừng tới đây, đừng tới đây."

"Mẫu thân, là nhi a, nhi tử đến thăm người." Vệ Khải chợt bước nhanh tới gần, nắm lấy tay Thẩm thị.

Thẩm thị liền sợ hãi nhanh chóng rút tay về, cuốn vào trong chăn, hoảng sợ phát run: "Quan gia đừng giết thiếp, thiếp không có tội, quan gia..."

Hai mắt Vệ Khải đỏ như máu, nước mắt giỏ giọt ôm cánh tay Thẩm thị: "Mẫu thân, người nhìn kỹ xem, nhi tử là Tam lang, là Tam lang của ngài a."

"Tam lang?" Lúc này Thẩm thị mới ngẩng đầu, phủ lên bàn tay nhăn nheo, vuốt ve hai má Vệ Khải, suy yếu vô lực nhìn hắn, rơi lệ nói: "Thật sự là ngươi sao?"

Vệ Khải liên tục gật đầu.

"(*)Tam lang đã đáp ứng với thiếp sẽ chăm sóc Duẫn Thịnh thật tốt, Thẩm gia có tội, nhưng tội này không liên quan đến Thái tử, cho nên quan gia không thể phế Thái tử, bây giờ hắn là nhi tử duy nhất của quan gia a."

(*)Tam lang: mình giải thích Tam lang chỗ này xíu, Tam lang ở đây là chỉ Bệ Hạ nha. Bệ hạ trước khi lên ngôi là Tam lang, là nhi tử thứ ba của Hoàng thượng. Lúc này Thẩm thị bị điên cho nên nhầm lẫn với thân phận trước đó.

Mẫu thân nhầm lẫn hắn với Tam lang mà hiện giờ đang ngồi trên Thùy Củng điện kia, nước mắt Vệ Khải tràn ra, cắn răng nói: "Mẫu thân yên tâm, nhi tử sẽ không để cho hắn dễ dàng phế trữ như vậy, nhi tử cũng sẽ không để mặc hắn muốn chém muốn giết."

Từ phòng ngủ đi ra, Vệ Khải phân phó mấy nữ sứ chăm sóc thật kỹ, lại giữ lại mấy đại phu ở Động Chân cung, trên đường trở về Đông Cung vẫn không thể nhịn được mà rơi nước mắt.

Trực Thông Lang đưa khăn tay lên: "Điện hạ nhớ (*)Nguyên sư, có lòng hiếu thảo như thế, chắc chắn Nguyên sư cũng sẽ vui mừng."

(*)Nguyên sư: là xưng hô dành cho Hoàng hậu đã bị phế mà nhưng không đày vào lãnh cung mà thay vào đó là xuất gia tu hành.

"Cả đời mẫu thân mong muốn bất quá cũng chỉ là một chút quan tâm không đáng kể của hắn, nếu hắn còn niệm tình cảm từ trước đến nay thì sẽ không để mẫu thân ở Động Chân cung đến mức phát điên như vậy." Vệ Khải lau sạch nước mắt trong mắt: "Ở trong mắt hắn, thê thiếp bất quá chỉ là vật dùng để củng cố quyền lực, trong mắt hắn thê tử cũng có thể làm quân cờ, cũng đều có thể vứt bỏ."

"Yêu thương ta, so ân với Thẩm gia, bất quá đều là vì hắn muốn phân chia quyền hành của các thần tử trên triều. Bây giờ một nhà cữu cữu đối với hắn mà nói đã không còn giá trị lợi dụng, phi điểu đã tận mà lương cung đã tàng, thỏ giảo chết thì chó nấu."

Vệ Khải cười khổ: "Hắn muốn ta nghe lời, một lần lại một lần khiêu chiến đến điểm mấu chốt của ta, đây không phải là muốn ta ẩn nhẫn, đây là đang bức bách ta!"

***

Mùa đông Kiến Bình thứ mười một, phế Hậu chết ở Động Chân cung, truy tặng pháp hiệu Thanh Hư Tĩnh Chân đại sư.