Ở Rể - Tiêu Lâm

Chương 347: Chỉ có hộ vệ mới có




Tất cả những người có mặt đều biết rằng văn nhân thời nhà Ngụy có địa vị cao, ắt phải có nguyên nhân nào đó!

Trước khi thành lập triều đại nhà Ngụy, thế nhân đã phát hiện ra rằng thi ca nhạc hoạ chứa đựng năng lượng to lớn!

Trình độ võ công của hộ vệ không chỉ được quyết định bởi tu vi của họ mà còn liên quan đến trình độ thi ca của chủ nhân!

Thi ca của chủ nhân có thể ngay lập tức nâng cao nội lực của hộ vệ!

Chỉ có hộ vệ mới có thể biến tài năng của văn nhân thành nội lực và sát khí mãnh liệt! Giúp họ bộc phát sức chiến đấu mạnh mẽ, dũng cảm xông lên tiêu diệt kẻ thù!

Ở thời nhà Ngụy, thơ ca thực sự có thể giết người!

Vì điều này, tiên đế đã thiết lập luật bảo vệ nhân tài nhằm bồi dưỡng thêm nhiều văn nhân, làm cho nhà Ngụy hùng mạnh hơn, đồng thời cho phép các quan lại khống chế lẫn nhau!

Cũng chính vì vậy mà con đường khoa cử mới khó khăn như vậy. Dù sao không quý tộc nào muốn một văn nhân tài năng xuất chúng mà ương ngạnh khó bảo vào triều làm quan để đối phó với họ.

Đây là điều mà mọi người sống dưới triều đại nhà Ngụy đều biết!

Ngay cả một đứa trẻ ba tuổi cũng biết được mối liên hệ giữa văn nhân và hộ vệ của hắn!

Trước đây là do luật bảo vệ nhân tài chưa phổ biến nên ít người nhắc đến!

Ngày xưa văn nhân không được ghép đôi với hộ vệ nên tất cả tài năng của văn nhân chỉ giống như một chiếc gối thêu hoa vô dụng.

Ai có thể ngờ rằng đương kim hoàng đế lại đột nhiên khôi phục luật bảo vệ nhân tài?

Dịch Quy lớn tiếng giải thích, nhắc nhở: "Mau làm thơ đi! Bạch Khởi sắp chịu không nổi nữa rồi!"

Cái quái gì vậy? Tiêu Lâm che đầu lại, hắn hiểu được việc làm thơ giỏi có thể thăng quan tiến chức, nhưng thơ có thể giết người ư? Sao không ai nói với hắn sớm hơn?

Nếu hắn lôi kho tàng thi ca Hoa Hạ ra từ sớm thì có thua thảm như bây giờ không?

Bây giờ Thi Si và Võ Si rõ ràng đã hợp nhất, Võ Si thậm chí còn hạ thấp địa vị của mình và trở thành hộ vệ của Thì Si!

Thứ mà lão ta lẩm bẩm vừa rồi không phải là một loại khẩu quyết, mà là một bài thơi

Tiêu Lâm thiếu kinh nghiệm đau đầu quá nên không nhớ được bài thơ nào. Hắn ôm đầu, mẹ kiếp, vào thời khắc mấu chốt lại thành ra như vậy!

“Bài thơ cũ được không?” Tiêu Lâm che đầu tránh né sự truy đuổi của Võ Sỉ.

"Đương nhiên là không! Đổi bài mới đi!" Dịch Quy lo lắng lắc đầu. Không được! Sau ngày hôm nay, y phải giúp thúc tổ của mình tìm hiểu thêm về nhà Nguy mới được!

Thúc tổ và tổ phụ của y lúc đầu giống hệt nhau, bọn họ mù quáng khinh thường nhà Ngụy nhưng lại không hiểu rõ về nhà Ngụy!

Quả nhiên, thúc tổ đúng là bê non không sợ hổ, sẵn sàng va chạm với bất cứ ai, thậm chí còn hung hãn hơn cả tổ phụ!

Giữa văn nhân và hộ vệ, thơ của văn nhân càng hay thì sát khí và nội lực mà hộ vệ có thể bộc phát càng thâm hậu và mạnh mẽ.

Quá trình này không chỉ là đấu võ mà còn là đấu thơ.

Không giống như những cuộc thi đối thơ ở Tri Nghĩa Đường, đây là gươm thật súng thật, đe doạ đến mạng sống con người!

Thơ có nhiều cấp độ khác nhau, những bài thơ dùng khi đấu thơ cũng được chia thành ba cấp: Nhược Ngu, Thông U và Nhập Thần.

Nhược Ngu: một bài thơ hạng ba, không có gì nổi trội, có thể nói là vô cùng tâm thường. Đây là trình độ của văn nhân thông thường, sát khí và nội lực của hộ vệ lúc này chỉ đủ để phòng thủ. Cho dù không thể đánh bại kẻ thù, nhưng nó có thể đảm bảo rằng quân ta không bị tổn hại.

Thông U: một bài thơ hạng hai, với ngôn từ đẹp đế và quan điểm nghệ thuật tao nhã. Đây là thơ của văn nhân ở cấp độ Tiến sĩ. Ở cấp độ này, nội lực và sát khí của hộ vệ có thể phá chiêu của quân địch, binh đến tướng chặn, nói chung là có thể ứng biến với đòn đánh của địch.

Nhập Thần: đây là bài thơ hạng nhất, ở trình độ của một mệnh quan triều đình. Sát khí và nội lực của hộ vệ bộc phát mạnh mẽ, sắc bén, biến hoá khôn lường. Có thể nói quân địch khó mà địch nổi!

Đây là kinh nghiệm được nhiều người đúc kết trong quá trình chiến đấu.

Bởi vì thơ ca mang tính chủ quan và kỹ thuật cao nên không thể phân hoá cụ thể được mà chỉ có thể chia đại khái thành ba cấp độ này.

Thơ ở cùng cấp độ, hiệu quả chiến đấu của hộ vệ cũng ở mức tương đương.

Tuy nhiên, đối với những bài thơ cùng cấp, kỹ thuật dùng trong bài thơ càng cao thì hiệu quả chiến đấu của hộ vệ càng mạnh.

Đối với cuộc đấu thơ tại chỗ như hiện tại, chỉ được sử dụng những bài thơ hoàn toàn mới. Những bài thơ cũ không thể tác động đến thiên linh của hộ vệ, và

chúng không thể kích thích nội lực và sát khí của họ!

Vào thời nhà Ngụy, hầu hết giới văn nhân thi sĩ đều vò đầu bứt tai khi phải ứng khẩu thành thơ tại chỗ như vậy.

Trong tình hình cấp bách đó, nơi sự sống và cái chết chỉ cách nhau một gang tấc, hầu hết mọi người đều chỉ làm được thơ ở cấp độ Nhược Ngu, chỉ một

số ít người có thể đạt đến mức độ Thông U.

Người có thể làm thơ đến mức độ Nhập Thần thì phải gọi là cực kỳ, cực kỳ hiếm!

Mẹ kiếp, một bài thơ có thể chia thành ba, sáu, chín cấp! Khó trách Dịch Vô Lý lại bị giết nhanh như vậy! Đại Nguy này đúng là địa ngục đối với sinh viên khoa học!

Thi Si cực kỳ tài năng về văn chương, Võ Si lại mạnh, hợp tác với nhau thì đúng là có thể phát huy sức mạnh vô song!

Khó trách Võ Sĩ dám một mình tới Tân phủ! Ngoại trừ Tiêu Lâm, tài văn chương của Tần phủ cũng không bằng Thi Si!