Hoàng đế triệu kiến gữa đêm khuya, song Nghiêm Tung không hề bất ngờ, mấy năm qua bệ hạ tu thần đạo, hỉ nộ vô thường, xuất thần nhập quỷ, giờ mới là giờ Tuất ( 7 -9 pm), có triệu kiến cũng chẳng có gì.
Liền nhận lấy mũ ô sa do Từ Giai đưa cho, chậm rãi đội lên đầu, lại nhận lấy tấu chương của Trương Kinh, run rẩy do Trần Hồng dìu ra cửa.
Cửa đã có một cỗ kiệu hai người khiêng, Nghiêm Tung ngồi lên, ghế ngồi để gần hông, nhìn trông có vẻ hèn kém, nhưng cho phép ngồi kiệu vào vườn thượng uyển đã là long ân của bệ hạ rồi.
Phải biết rằng các quan viên khác gồm cả Từ Giai ra vào Tây Uyển cũng chỉ được cưỡi ngựa, không có tư cách ngồi kiệu.
Từ Giai tiễn tới tận cửa, cho đến khi chiếc kiệu biến mất trong bóng tối mênh mông mới thở dài khó hiểu, quay về tiếp tục làm việc.
Đoàn người im lặng đi dưới ánh đèn lồng màu đỏ, mỗi một cái đèn lồng là một Cẩm Y Vệ hông đeo Tú Xuân Đao, người mặc Phi Ngư Phục, cho tới tận cửa cung Ngọc Hi, mới đổi thành đạo sĩ và thái giám đứng hầu.
Cung Ngọc Hi là chính điện của Tây Uyển, đi tới trước điện, thái giám hạ kiệu, Trần Hồng đỡ Nghiêm các lão xuống, sau đó làm động tác mở cửa.
Hai tên thái giám canh cửa nhắc cánh cửa lớn nặng nề trước mặt mình lên, sau đó đầy vào trong, hai cảnh cửa chầm chậm mở ra không một tiếng động.
Trần Hồng đi vào bẩm báo, không bao lâu sau đi ra nói: - Mời các lão vào. Nói xong hạ thấp giọng xuống: - Bệ hạ tâm tình không tốt, ngài ngàn vạn lần giữ chừng mực.
Nghiêm Tung gật đầu, nhỏ giọng cám ơn, rồi được ông ta đỡ bước qua ngưỡng cửa cao, tiến vào trong đại điện. Bên trong đèn đuốc sáng choang, phía chính nam treo tượng Tam Thanh Đạo Quân, phía dưới có tế đàn cung phụng. Đối diện với tế đàn có một cái lư đồng ba chân cao bằng một người, lúc này trên đỉnh lư có khói màu trắng bạc bay ra, đó là nguyên nhân trong đại điện đàn hương nghi ngút.
Nhìn khắp đại điện cũng không thấy long ỷ, nhưng ở trước tế đàn, chính giữa đại điện, có một có một cái giường ngọc cao một xích rộng bảy xích, trên giường trải đệm gấm mong, trên đệm thêu hình thái cực rất lớn.
Nhưng lúc này trên cái giường bát quái trống không, đấng chí tôn Đại Minh không đả tọa trên đó.
Trần Hồng đưa Nghiêm Tung vào gian bên phải đại điện, nhìn qua tấm màn sa, tựa hồ là một gian phòng rất lớn.
- Bệ hạ, Nghiêm các lão tới rồi. Trần Hồng nhỏ giọng nói.
Qua một hồi chờ đợi mệt mỏi, trong màn truyền lại một tiếng kim ngọc khe khẽ.
Trần Hồng lúc này mới dám khẽ vén màng, nói với Nghiêm Tung: - Các lão vào đi.
Nghiêm Tung gật đầu, chỉnh y phục, run run đi vào bên trong, vừa tiến vào đã dập đầu nói: - Vi thần Nghiêm Tung khấu kiến hoàng thượng vạn vạn tuế.
- Duy Trung, đứng dậy đi. Một giọng nam phát ra từ mũi vang lên, có chút uể oải cười: - Muộn như thế gọi ngươi tới, làm phiền giấc ngủ cua rngươi rồi. Duy Trung là tên chữ của Nghiêm Tung, hoàng đế không dùng tên mà lại gọi tên chữ, thực sự là long ân duy nhất của bản triều.
Nghiêm Tung lúc này mới chậm rãi đứng dậy, cười khà khà: - Lão thần già rồi, đêm ít ngủ, vừa khéo làm bạn với thánh thượng.
Lúc này một tên thái giám béo mang đôn gấm tới mời Nghiêm các lão ngồi, đây cũng là long ân của hoàng thượng, văn võ toàn triều chỉ có Nghiêm Tung được hưởng.
Sau khi ngồi xuống Nghiêm Tung mới ngẩng đầu lên nhìn trung niên nam tử thân hình gầy gò, tới tháng sáu rồi còn mặc áo bông dầy, đang nằm nghiên trên giường mềm màu vàng, bên cạnh giường đặt một cái chày vàng một cái bát ngọc, xem ra vừa rồi tiếng kim ngọc là từ thứ đồ này phát ra.
Vị nam nhân trung niên không biết nóng lạnh này chính là Gia Tĩnh hoàng đế bệ hạ với tên chữ là Thái thượng đại la thiên tiên tử cực trường sanh thánh trí chiêu linh thống tam nguyên chứng ứng ngọc hư tổng chưởng ngũ lôi đại chân nhân huyền đô cảnh vạn thọ đế quân. Ông ta năm mươi tuổi, là quân chủ thứ mười một của đế quốc Đại Minh, khâm định niên hiệu Gia Tĩnh.
Nói một các công bằng, hoàng đế Gia Tĩnh trông rất đẹp, da dẻ trắng bóc, ngũ quan ngay ngắn, cằm ba chỏm râu dài, hai bên *** tai dài. Đôi mắt hẹp và cách môi mỏng phá hỏng tướng bình hòa, khiến người ta có cảm giác rất khó đối phó. Lúc này hoàng đế Gia Tinh đặt ngón tay dài lên mi, hơi cau mày, mặc có vẻ lo lắng nói: - Duy Trung, Ngũ Đế không tới, phải làm sao đây?
Người thường bị hoàng đế hỏi như vậy là choáng váng té xỉu nay.
Nghiêm Tung là quyền thần theo hầu hoàng đế hai mươi năm, hiểu thấu ý bề trên. Ngũ Đế trong miệng ông ta, không phải là năm vị đế vương hiền đức trong thượng cổ là Húc, Đế, Khốc, Ngu, Thuấn. Vị bệ hạ này không tin đế vương nhân gian, ông ta cho rằng mình là vị hoàng đế thánh minh nhất từ cổ chí kim.
Ngũ đế ở đây chính là năm vị đại đế năm phương trên trời -- trung ương hoàng đế hàm xu nữu ; đông phương thanh đế linh uy ngưỡng ; nam phương xích đế xích nộ ; tây phương bạch đế bạch chiêu cự ; bắc phương hắc đế trấp quang kỷ. Vị hoàng đế đạo quân này tin, thành kính thờ phục năm vị ngũ đế trên, sẽ phù hộ cho giang sơn xã tắc của ông ta không bị quấy nhiễu trong ngoài, cường thịnh mãi mãi. Bảo hộ cho tấm thân từ nhỏ yếu ớt của ông ta không bị phong tà xâm nhập, để kéo dài tuổi thọ, sống lâu muôn tuổi.
Từ tháng sáu, Gia Tĩnh đã ở trong điện Thanh Phức để thắp hương, bắt đầu trai giới, cầu phúc cho Đại Minh, cầu thần tiên bảo hộ sớm ngày quét sạch giặc Oa, trả lại cho ông ta giang sơn thanh bình.
Nghiêm Tung nghe hoàng đế nói, mỗi lần trai giới, ông ta đều cảm thấy hương thơm lạ đầy phong, tất cả mọi thư ô trọc trên cõi đời đều biến mất, trong lòng thanh tĩnh. Sau đó một vị ngũ đế sẽ tới đây, nói chuyện với ông ta, chỉ điểm cho ông ta điều mê hoặc.
Nhưng một tháng qua, khi trai giới không tài nào nhập định được, trong lòng toàn tiếng ồn ào, căn bản không thể giao tiếp với Ngũ Đế, liên tiếp thử hơn nửa tháng đều như thế, làm Gia Tĩnh sinh ra u oán bị vứt bỏ. Chỉ nghe ông ta thờ dài nói: - Đào chân ngân đêm nhìn thiên văn, nói thấy Tuệ Tinh chỉ vào hướng đông nam, quét tới Tử Vi viên, phạm vào thiên cung Bắc Đế, e rằng đây là nguyên nhân Ngũ Đế không tới. Rồi ngẩng đầu lên nhìn Nghiêm Túc, trong mắt lóe lên ánh sáng khó hiểu, chậm rãi nói: - Duy Trung ngươi nói thiên tượng như thế đại biểu cho việc gì.
Nghiêm Tung thẩm nhủ :" Còn còn thể nói cái gì? Chẳng qua là giặc Oa mà thôi." Mặt ngoài lộ vẻ sợ hãi, vội quỳ xuống khấu đầu thỉnh tội: - Thần vô năng, không thể chia xẻ lo lắng với quân phụ, thực sự là tội lớn, xin bệ hạ trách tội thần để thiên đế bớt giận ... Nói rồi quỳ xuống khóc tu tu.
Ông ta khóc như thế làm Gia Tĩnh có chút không đành lòng, xua tay nói: - Hoàng Cẩm, mau đỡ các lão dậy, bảy tám chục tuổi đầu rồi còn khóc lóc sụt sùi.
Tên thái giám béo tên Hoàng Cẩm đỡ dậy, Nghiêm Tung vẫn khóc nói: - Thấy quân phụ lo lắng, trong lòng tội thần như bị đao cắt.
Ga Tĩnh lấy khăn lụa trắng từ ống tay áo ra, ném trước mặt ông ta, cười mắng: - Ngươi cứ mỗi lần khóc là trẫm lại muốn cười.
- Bệ hạ ... Nghiêm Tung ủy khuất nói: - Tội thần một tấm lòng son ...
- Được rồi được rồi. Gia Tĩnh thuận tay mân mê bát ngọc, mặt giãn ra một chút: - Lão già ngươi khẳng định là rõ thiên tượng chỉ vào cái họa giặc Oa đông nam. Nói xong thở dài: - Ngươi nói xem cái thói đời này sao vậy? Một cái đảo quốc xa xôi ngoài biển lại ngông cuồng như thế, hoành hành ngang ngược trong Đại Minh của trẫm.
Nói rồi hoàng đế nổi giận, gõ mạnh bát ngọc, phát ra tiếng ong ong vang vọng, chỉ nghe Gia Tĩnh tức giận nói: - Là trẫm vô đức ? Là bách quan tham lam tắc trách? Là tướng soái vô dụng? Hay là nam nhi Đại Minh ta bị thiến hết như Hoàng Cẩm rồi.
Hoàng Cẩm hết sức tội nghiệp nói: - Bệ hạ, nô tài mặc dù bị thiến, nhưng vẫn còn huyết tính, chỉ cần bệ hạ ra lệnh, nô tài lập tức đi bình định đám giặc Oa đáng hận kia cho bệ hạ.
- Nghe thấy không? Gia Tĩnh trừng mắt nhìn Nghiêm Tung: - Vì sao văn võ bá quan của trẫm không bằng cả thái giám?
Nghiêm Tung chỉ đành lần nữa quỳ xuống thỉnh tội.
Gia Tĩnh nèm chày vàng vào bát, hừ một tiếng nói: - Trong tay ngươi là thư báo tang à?
- Hồi bẩm bệ hạ, là chiến báo của Trương Kinh tổng đốc Chiết Trực.
Hoàng Cẩm muốn đi tới nhận lấy, nhưng bị Gia Tĩnh quát : - Không cần cho trẫm xem nữa, tên Trương Kinh đó không ra cái gì cả, toàn đem chuyện vụn vặt nhạt nhẽo báo cáo cho trẫm, nếu cứ đọc hết tấu báo của hắn, trẫm sớm đã mù rồi.
Nghiêm Tung thầm cả kinh nghĩ :" Xem ra Lục Bỉnh cũng nhắm vào Giang Nam đây." Liền cung kính nói: - Trương Bán Châu cũng có cái khó của ông ta, bệ hạ cứ xem đi, dù sao sao ông ta là người chủ sự, rất nhiều việc ông ta rõ nhất.
- Trầm hôm nay không muốn nghe tin tức xấu. Gia Tĩnh phất tay: - Suốt ngày toàn tin xấu, tin xấu. Chẳng lẽ không có một tin tốt nào sao?
- Có ạ. Nghiêm Trung trấn định nói: - Đại tiệp Thiệu Hưng thưa bệ hạ.