Thẩm Mặc dẫn Ngô Cường vào trong phủ, chưa kịp an vị thì Ngô Cường đã móc ra một phong thơ từ trong người: - Đây là thư Thiên hộ chúng tôi viết cho đại nhân.
Vừa nhìn bìa mặt là để cho mình tự tay mở, Thẩm Mặc đè lại nỗi kinh hoảng trong lòng xé mở bì thư, vừa nhìn không khỏi mặt tái mét, giẫm chân nói: - Lão sư, đều là họa đồ nhi gây ra!
Lá thư này có nội dung gì mà có thể làm cho Thẩm Mặc kinh hoàng như vậy? Đều bởi vì trên đó nói, lão sư của y Thẩm Luyện đang nguy tại sớm tối!
Lại nói Thanh Hà tiên sinh Thẩm Luyện, bởi vì trải qua đảm nhiệm tại Cẩm Y Vệ, thấy Nghiêm thị phụ tử hoành hành phạm pháp, khiến cho lang sói đầy rẫy triều đình, người người oán trách. Ông lại là người có tính khí căm thù cái ác, mặc dù biết rõ không địch lại, nhưng cũng muốn học tập Trương Tử Phòng Bác Lãng kích Thủy Hoàng*, tuy là tốn công vô ích, nhưng cũng làm tấm gương cho chúng nhân. Ông liền ôm nỗi hận thượng biểu kể rõ Nghiêm Tung phụ tử chiêu quyền nhận hối lộ, hung hãn tàn bạo, khi quân ngộ quốc thập đại tội, xin chém để tạ lỗi với thiên hạ.
/Chuyện Trương Tử Phòng(Trương Lương) phục kích Tần Thủy Hoàng tại Bác Lãng sa.
Lúc đó Nghiêm đảng như mặt trời ban trưa, thời cơ đảo Nghiêm còn chưa thích hợp, Thẩm Luyện cô ý thượng thư, khác nào lấy trứng chọi đá. Kết quả thánh chỉ hạ xuống, trách lại ông ta vu cáo đại thần, mua danh trục lợi, Cẩm Y Vệ đánh 100 gậy rồi đẩy ra Khẩu Bắc làm dân. Cũng may có Lục Bỉnh chiếu cố, 100 gậy cũng không thương tổn đến gân cốt, nhưng Lục Bỉnh đã hết sức, cũng không thể thay đổi được thánh chỉ, Thẩm Luyện vẫn bị loại bỏ nguyên quán, ngoại trừ Thẩm Tương tại Thiệu Hưng xa xôi, còn đâu toàn gia bị sung quân đến Tuyên Phủ làm dân.
Tuyên Phủ là một trong cửu biên chống cự quân Mông Cổ, bởi vì mấy năm liên tục chịu đủ quấy phá, khung cảnh tang hoang, dân phong hung ác, so với kinh sư phồn hoa, Giang Nam như họa thì giống như cách biệt trời và đất. Thế mà Thẩm phu nhân lại có thai, một nhà bốn người không ai thân thích, không chỗ đặt chân, muốn thuê nhà dân ở thì lại không có chỉ dẫn, không biết ở đâu mới an thân. Cuộc sống mờ mịt không lối, rất chật vật.
Đương lúc bàng hoàng, thì thấy một người người mặc áo dài, chân đeo ủng đi mưa, đầu đội dù đi qua, quan sát Thẩm Luyện chốc lát mới lên tiếng nói: - Quan nhân có phải là họ Thẩm? đến từ kinh sư?
Thẩm Luyện vừa nhìn khí chất của hắn ta, bỗng cảm thấy có phần quen thuộc, không khỏi khẽ nói: - Ta là Thẩm Luyện, ngươi là. . .
Người nọ kinh hỉ nói: - Lão đại nhân, tiểu nhân Cẩm Y Vệ Tuyên Đại Thiên hộ Niên Vĩnh Khang. Đây không phải chỗ để nói chuyện, hàn gia cách nơi này không xa, xin dời bước tránh mưa rối mới nói chuyện.
Thẩm Luyện không muốn liên quan gì với Cẩm Y Vệ nữa, nhưng Niên Vĩnh Khang hết sức ân cần, ông chỉ phải tòng mệnh. Đi chưa lâu thì đến nơi ở của Niên Vĩnh Khang. Hắn liền mời Thẩm Luyện đến trung đường, khấu đấu bài: - Bái kiến lão đại nhân.
Thẩm Luyện vội vã nâng hắn dậy: - Ta chỉ còn một thảo dân, Niên thiên hộ không đáng làm vậy.
Niên Vĩnh Khang vẻ mặt kính ngưỡng nói: - Lão đại nhân không sợ cường quyền, liều chết tố cáo Nghiêm tặc, là trung thần nghĩa sĩ thiên hạ, đại danh đã truyền khắp chúng huynh đệ, hôm nay nhìn thấy thật là tam sinh hữu hạnh!
Dứt lời lại tiếp tục bái.
Thẩm Luyện phải nâng dậy vài ba lần, lại bảo hai nhi tử thay mình hoàn lễ với Niên Vĩnh Khang. Niên Vĩnh Khang cũng bảo lão bà đón Thẩm phu nhân an trí tại nội trạch, giết heo mua rượu, khoản đãi một nhà Thẩm Luyện, đêm hôm đó nói hết lời mới khuyên họ ngủ lại một đêm.
Kỳ thật Thẩm Luyện không muốn ở nhà hắn... Mặc dù lúc trước bị ép ủy thân Cẩm Y Vệ, nhưng thân là người đọc sách, theo bản năng ông rất phản cảm đối với xưởng vệ, hôm nay cuối cùng được thoát khỏi lồng chim, rất không muốn có liên quan gì với những người này nữa, nhưng thịnh tình của Niên Vĩnh Khang không thể chối từ, chối từ nữa thì có hơi phụ lòng tốt của người khác, đành phải ráng chịu ở lại một đêm.
Sáng sớm hôm sau Thẩm Luyện thức dậy muốn ra ngoài đi coi nhà, Niên Vĩnh Khang muốn đi cùng nhưng bị ông khéo léo cự tuyệt, chỉ dẫn theo đứa con trai thứ hai Thẩm Cổn. Hai cha con cả ngày đi khắp phố lớn ngõ nhỏ tại Tuyên Phủ, hỏi thăm khắp nơi có nhà để thuê không, ai ngờ nhà thì có nhưng tiền thuê lại đắt đến giật mình, còn đắt hơn cả tại thành Bắc Kinh. Buổi trưa hai cha con ở bên ngoài mỗi người ăn một bát mì, khi tính tiền lại càng giật mình hơn, hai người hết 30 đồng tiền, lúc đó Thẩm Luyện nóng nảy, nhưng nhân sinh địa không quen, ngẫm lại đành phải theo đơn trả tiền, nhưng thật sự không nghĩ ra, một nơi Tuyên Phủ xa xôi này vì sao cái gì cũng mắc đến giật mình thế?
Hai cha con đi hết cả ngày mà chỉ chuộc bực vào thân, đành phải trở lại nhà Niên Vĩnh Khang. Niên Vĩnh Khang vẫn nhiệt tình khoản đãi làm cho Thẩm Luyện có phần ngại, cũng không còn mâu thuẫn gì với hắn nữa. Ăn cơm xong, khi dâng trà Niên Vĩnh Khang mới hỏi: - Lão đại nhân hôm nay ra ngoài làm chi vậy?
Thẩm Luyện thở dài nói: - Ta muốn tìm nhà thu xếp cho vợ con, ai ngờ tiền nhà ở đây lại cao đến vậy, còn cao hơn cả nhà ta thuê tại thành Bắc Kinh. Ông thoáng dừng lại rồi mới tiếp: - Vật giá cũng cao nữa, thật không biết là vì sao?
Trên người ông thật ra cũng có tiền, lúc trước Thẩm Mặc tặng cho còn chưa xài hết, lại còn thêm khoản lộ phí hậu hĩnh Lục Bỉnh biếu cho, nhưng nghĩ đến sau này các con còn phải đọc sách, mình lại không có bổng lộc, nên ông nghĩ cần phải tính toán chi li mới sống được.
- Lão đại nhân có điều không biết. Coi như ông đã hỏi đúng người rồi, Niên Vĩnh Khang cười nói: - Tuyên Đại là nơi giao giới giữa Đại Minh chúng ta và người Mông Cổ, người Mông Cổ thu mua muối sắt trà vải, cùng với tất cả đồ dùng sinh kế của Đại Minh ta, mà ngựa bò dê họ nuôi cũng là thứ Đại Minh rất cần, mặc dù hỗ thị giữa quan phương khi đóng khi mở, nhưng dân gian lén lút buôn bán lại chưa từng ngừng nghỉ qua, vì vậy thương nhân Sơn Tây đếm không hết vọt tới Tuyên Đại mở hiệu buôn ở chỗ này. Buôn đi bán lại phát rồi cũng phát tài! Rồi có chút đắc ý nói: - Đừng thấy Tuyên Phủ này thành trì cũ nát, nhưng nếu so tài phú thì sợ ngay cả Tô Hàng cũng không dám nói giàu nhất thiên hạ đâu.
- Đúng là nhìn không ra. Thẩm Luyện ngạc nhiên nói: - Nhiều tài chủ ở đây vậy, vật giá khẳng định là nước lên thì thuyền lên thì thuyền lên.
Lúc này Niên Vĩnh Khang nói: - Tiểu khả còn nơi khác đi được, nếu như lão đại nhân không chê ở đây chật chội thì cứ ở lại đây đi.
Thẩm Luyện liên tục chối từ: - Đây không phải là cưu chiêm thước sào* rồi sao? đó không phải là hành vi của quân tử. Lại nói: - Không sợ Niên Thiên hộ chê cười, ở đây gạo mắc, miệng ăn núi lở, ta thấy nên về nông thôn ở thì hơn.
/Chim ngói(cưu) không làm tổ, thường hay chiếm tổ của chim khách(thước). Tỉ dụ việc chiếm đoạt vị trí hoặc chỗ ở của người khác.
Kỳ thật là ông nghe xong lời Niên Vĩnh Khang nói, cảm thấy ở đây mùi tiền quá nặng, sợ hai đứa con sẽ 'lầm nhập lạc lối', cho nên mới không muốn ở lại Tuyên Phủ.
Niên Vĩnh Khang lại khuyên thêm một lúc, thấy khuyên không được, đành phải nói: - Như vậy đi, phía Đông Nam cách nơi này 40 dặm là Bảo An Châu, cũng coi như thuộc Tuyên Phủ, 'thiên lý tang kiền, duy phú Trác Lộc', nói chính là nơi đó, ở đó khác hẳn biên quan, vả lại không có thương mậu, vật giá cũng rẻ hơn nhiều.
Thẩm Luyện nghe vậy đại hỉ: - Vậy làm phiền Niên thiên hộ giúp lão phu tìm một nơi ở, có chỗ che nắng che mưa la được rồi, không thể phô trương. Sợ hắn nghĩ lầm mình keo kiệt, thoáng dừng lại mới nói: - Giá cả thế nào cứ theo Niên thiên hộ nói.
Thể hiện vô cùng tinh tế sự thanh cao thối tha của người đọc sách.
Niên Vĩnh Khang có ý giữ ông ở thêm mấy ngày. Qua vài ngày nữa vẫn chưa có tin tức, chỉ là thiết yến khoản đãi liên tiếp. Thẩm Luyện thấy hai đứa con chỉ nhân cơ hội mà vui đùa chậm trễ, việc học bị lỡ hết, ông gấp gáp giục liên tục, Niên Vĩnh Khang rốt cuộc không cản được mới nói với ông rằng đã tìm được nhà rồi.
Thẩm Luyện lập tức muốn dọn nhà ngay, Niên Vĩnh Khang quyến luyến nói: - Tiểu khả ngưỡng mộ khí khái của lão đại nhân, tâm nguyện ngày ngày được ngài giáo huấn, ngài không thể ở thêm hai ngày ư?
Mấy ngày nay hắn nhiệt tình hào phóng, đã sớm cảm động Thẩm Luyện rồi, ông không lấy thành kiến trước kia nữa, liền cười nói: - Dù sao không đến bốn năm mươi dặm, chúng ta kết thông gia cũng dễ, ngày sau còn có thể thường đi lại.
Niên Vĩnh Khang nghe vậy vui mừng quá đỗi, vội dập đầu cho lão Thẩm, sau đó phân phó hạ nhân chuẩn bị xe muốn đích thân đưa cả nhà Thẩm Luyện đi Bảo An Châu.
Đợi hành lý chất hết lên xe rồi, Thẩm Luyện kiểm kê lại thì phát hiện nhiều hơn hai xe. Đương lúc kinh ngạc thì Niên Vĩnh Khang nói: - Lão đại nhân vội vàng rời khỏi kinh, nhất định chưa chuẩn bị đủ đồ dùng trong nhà, đây đều là chút nồi niêu chậu bát không gì đáng giá, cũng đỡ lão đại nhân phải đi đặt mua.
Thẩm Luyện thấy hắn quan tâm như vậy, trong lòng cảm thấy ấm áp.
~~
Cả nhà Thẩm Luyện dưới sự hộ tống của Niên thiên hộ đi tới Bảo An Châu, quả nhiên cảnh vật non xanh nước biếc, xinh đẹp mát mẻ hơn Tuyên Phủ kia nhiều. Thẩm Luyện vừa nhìn đã thích nơi đây rồi. Niên Vĩnh Khang liền dẫn ông vào thành, đến một căn nhà có giao thông tiện lợi, mặc dù không tính quá lớn, nhưng rất tinh trí, còn có chút phong vận Giang Nam, ngay cả Thẩm phu nhân xuất thân đại gia cũng rất thoả mãn.
Thẩm Luyện hỏi Niên Vĩnh Khang tiền thuê bao nhiêu, Niên Vĩnh Khang chỉ nói đây là mượn của bằng hữu, không cần tiền. Thẩm Luyện kiên trì đưa cho hắn 50 lượng bạc, xem như là tiền thuê hai năm, nếu không thu thì không cho hắn tới cửa, Niên Vĩnh Khang đành phải nhận lấy.
Cả nhà Thẩm Luyện liền ở đây, mỗi ngày toàn là đọc sách, viết chữ, đốc thúc Thẩm Cổn và Thẩm Bao tinh tiến việc học, còn thường uống rượu cùng Niên Vĩnh Khang, Thẩm phu nhân thì tĩnh tâm an thai. Mọi việc nhìn qua cứ như vậy mà tiếp tục trong yên ả.
Nhưng những nơi thế này nhân khẩu lưu động không lớn, thấy đột nhiên có cả gia đình dọn đến, mọi người đều hiếu kỳ hỏi thăm lai lịch của nó, không ngờ là Thẩm Thuần Phủ Thẩm công vì buộc tội Nghiêm lão tặc mà bị giáng chức đến đây! Hương dân thân sĩ đột nhiên cảm thấy có chút quang vinh, cực kỳ kính ngưỡng Thẩm Luyện, đều tranh nhau đến đây bái kiến. Có người tặng gạo tặng gỗ tương trợ cuộc sống, cũng có người mang theo rượu ngon món ngon tới mời Thẩm công ăn, thậm chí còn có rất nhiều người tới cửa làm mai. . . Đương nhiên không phải là cho Thẩm Luyện, mà là hai người con trai của ông ta.
Thấy có nhiều người ủng hộ mình như vậy, Thẩm Luyện rất nhanh quên đi buồn lo, hoà mình với các thôn lân, còn mở học quán, giảng dạy đệ tử Bảo An, không quản tiền học phí nhiều ít, đều đối xử bình đẳng, làm cho hương dân thán phục không ngớt, năm tới Bảo An xảy ra lũ lụt, ông dốc hết gạo thóc nấu cháo cứu tế bách tính, cũng chỉ huy tráng đinh nạo vét đường sông, xây dựng thuỷ lợi, đến cuối mùa thu có Yêm Đáp hãn theo lệ tới cướp bóc, tri châu sợ hãi không dám tiến lên, nhưng ông lại dẫn dắt những hiền hào trượng nghĩa thủ thành, người Mông Cổ thấy tường thành phòng bị sâm nghiêm, người thủ thành khí thế như rạo rực, không muốn cường công, đành phải đi đường vòng, vì thế Bảo An Châu bình yên vô sự.
Từ đó Thẩm công danh vọng tăng cao, thậm chí vượt trên cả tri châu Bảo An, thậm chí thôn dân có gút mắt kiện cáo không tìm tri châu mà lại tới tìm ông để quyết định, lại có đại hộ xa gần đều mộ danh mà đến gặp, còn sai con cháu bái làm môn hạ đồ đệ của ông, trong lúc nhất thời, đại danh của Thẩm công tại Tuyên Phủ như sấm bên tai, thậm chí ngay cả người Mông Cổ cũng biết Bảo An Thẩm công là hiền giả.
Nhưng mà Thẩm Luyện cũng không vui vẻ, bởi vì Đại Minh triều thủy chung vẫn dưới sự thao túng của Nghiêm đảng, non sông nghìn dặm không một cõi yên vui, nơi chốn đều có nanh vuốt của Nghiêm đảng hoành hành, Tuyên Phủ Đại Đồng cũng không ngoại lệ -- tổng đốc Tuyên Đại Dương Thuận đó chính là một trong số đám con nuôi đông đúc của Nghiêm các lão. Hắn bình sinh chỉ thông thạo hai việc, đó là a dua nịnh hót và tham ô nhận hối lộ, về phần dẫn binh đánh giặc, công thành chiếm đất? Xin lỗi, một chữ cũng không biết. Tên tổng đốc vô liêm sỉ này đối ngoại nhát như chuột, giặc cướp tới thì rắm cũng không dám đánh, đối nội thì lại to gan lớn mật, dung túng tay chân tàn sát bách tính cùng binh lính bình thường, dù sao thì chỉ cần hối lộ đúng lúc, tiểu các lão sẽ bảo vệ hắn không việc gì.
Thẩm Luyện mắt thấy gian thần giữa đường, lê dân khốn đốn, hận thấu xương đối với vây cánh và Nghiêm Tung, nhưng lại không làm sao được, chỉ có thể mượn rượu tiêu sầu, một lần nhịn không được thóa mạ Nghiêm tặc với người ta, với lại mọi người cũng chịu khổ của Nghiêm đảng, thấy ông nói có sách, mách có chứng, cũng đập bàn quát mắng, họ cảm thấy thật thống khoái, thoả nguyện đến cực điểm, lại đều vỗ tay phụ họa! Cũng có người không dám mở miệng, mọi người liền mắng hắn là bất trung bất nghĩa, không khác gì Nghiêm đảng. Thẩm Luyện mắng đến hứng khởi, sau đó lại quen thói, mỗi ngày nếu như không mắng Nghiêm đảng thì ăn không ngon ngủ không yên, cuộc sống thật khó chịu... Có đôi khi cảm thấy còn chưa đã, thậm chí ông sẽ ngồi ngựa đến cửa Cư Dung quan, hướng về kinh sư phía Nam mắng Nghiêm Tung đến khàn cả giọng, rồi mới khóc lóc trở về.
Dần dần trở nên không còn kiêng kỵ gì nữa, ông giạy đệ tử bắn tên cũng không dùng bia ngắm thông thường, mà là tự tay bó thành ba người cỏ, dùng vải bao lại, một viết lên 'Đường gian tướng Lý Lâm Phủ', một viết 'Tống gian tướng Tần Cối', còn một viết 'Minh gian tướng Nghiêm Tung', sau đó đặt ở xa, nếu như muốn đệ tử bắn Lý Lâm Phủ thì cao giọng mắng: 'Lý tặc xem tiễn!' Tần tặc, Nghiêm tặc cũng rứa. Người phương bắc tính tình thẳng thắn, chỉ cảm thấy vừa náo nhiệt vừa đã nghiền, hoàn toàn không biết tất cả điều này đã sớm bị người biết được và báo cho Dương Thuận biết, Dương Thuận rất thống hận, muốn tìm một cái cớ để xử lý ông, nhưng sau khi nghe ngóng, biết người này là lão sư của Lục thái bảo, lập tức bỏ đi ý định đó, chỉ có thể bịt lỗ tai lại, để mặc cho ông ta mắng...
Đúng vào lúc này đã qua một năm Yêm Đáp xâm nhập, lần này gặp nạn chính là địa phương Ứng Châu. Dương Thuận vẫn nhu nhược khiếp chiến, không thủ với hơn mười vạn lính Tuyên Đại, không dám ra khỏi thành cứu viện. . . Lý luận của hắn là, chỉ cần thành trì không mất, bên triều đình cũng dễ lừa gạt, kết quả bị bị phá liền hơn 40 bảo, số người bị bắt, tài vụ tổn thất vô số kể!
Mãi đến khi Yêm Đáp cảm thấy mỹ mãn mới bỏ đi, hắn mới khiển binh điều tướng, giả vờ giả vịt truy kích một đoạn, lúc này thì ngay cả một cái bóng của Thát Lỗ cũng chả còn. Việc này nếu như truyền tới kinh thành thì chỉ một tội sợ địch đánh mất thời cơ, là phải rơi đầu. Khá lắm Dương Thuận, lâm nguy không hãi sợ, một mặt dùng số tiền lớn hối lộ giám quân Ngự sử Lục Giai, một mặt mật lệnh tướng sĩ lùng bắt bình dân vì tránh né Thát Lỗ mà rời khỏi thôn, chém hơn 300 cái đầu để làm đầu Thát Lỗ cho đủ số, rồi giải về Binh bộ báo công!
Nhưng một tên đê tiện vô sỉ, táng tận thiên lương, thiên lôi đáng đánh như thế lại được Binh bộ thượng thư Hứa Luân liệt vào tướng lĩnh có đại công, thỉnh cầu triều đình gia hàm thái tử thái bảo, cũng thuận lợi thu được phê chuẩn. . . /gia hàm: chức suông cao hơn ban cho quan lại để biểu thị sự tôn quý.
Đáng buồn! Đáng cười! Đáng thẹn!
~~
Nhưng mà nếu muốn người không biết, trừ phi mình đừng làm. Những việc làm bậy bạ của Dương Thuận chỉ gạt được đám đại quan triều đình mắt bị mù, chứ không lừa được dân chúng chịu hắn làm hại! Nhất thời, không biết thêm bao nhiêu cái mả, không biết bao nhiêu oan quỷ đang kêu khóc. Thẩm Luyện nhìn ở trong mắt, hận ở trong lòng, âm thầm thu thập tình báo, đưa đến kinh thành chỗ học sinh của mình! Ông cảm thấy quả thực không thể giải hận, cầm bút viết bức mạ thư thống khoái lâm li, cũng không nhờ người ta đưa giúp mà tự mình mặc thanh y tiểu mạo, đưa đến hành dinh tổng đốc Tuyên Phủ.
Đúc lúc gặp phải Dương Thuận xuất hành trở về, ông liền ngăn xe trình thư lên, Dương Thuận không dám sơ suất với thảo dân có 'quý môn sinh' này, không nói hai lời nhận lấy thư, còn mời ông vào phủ ngồi, Thẩm Luyện cũng không chối từ, liền theo hắn đi vào hành dinh tổng đốc.
Sau khi sai phai trà, Dương Thuận hỏi: - Tiên sinh tới là có việc chi?
Thẩm Luyện nói: - Xem qua thư thì khắc biết.
Dương Thuận liền cười mở phong thư, rút ra giấy viết, vừa nhìn thì thấy là ba bài thơ, thứ nhất viết: 'Vân trung nhất phiến lỗ phong cao, Xuất tắc tương quân dĩ trứ lao. Bất trảm đan vu tru bách tính, Khả liên oan huyết nhiễm sương đao.'
Thứ hai viết: 'Sát sinh báo chủ ý hà như? Giải đạo công thành vạn cốt khô. Thí thính sa trường phong vũ dạ, Oan hồn tương hoán mịch đầu lô.'
Thứ ba viết: 'Bản vi cầu sinh lai tị lỗ, Thùy tri tị lỗ phản tường sinh! Tảo tri lỗ thủ tương dân giả, Hối bất đương thì tùy lỗ hành!'
Dương Thuận tức thì mặt như gan heo, tức giận đến run cả người: - Cuồng đồ to gan? cuồng đồ to gan...
Thẩm Luyện khẳng khái đứng dậy, chỉ vào mũi Dương Thuận mà mắng: - Dân chúng gặp phải Yêm Đáp, bị cướp bóc, chỉ còn lại một tính mạng, đã kinh hoảng thê thảm đến cực điểm, sau đó gặp phải quan binh Đại Minh ta, rốt cuộc tưởng yên tâm, chạy tới khóc lóc kể lể, nhưng thế nào cũng không ngờ được, đợi họ lại là đồ đao của người một nhà! Những bách tính đáng thương này chưa từng đánh mất tính mệnh tại nơi Thát Lỗ, lại bị quan binh mà mình nuôi dưỡng sát hại, bọn họ vĩnh viễn chết không nhắm mắt! Hóa thành lệ quỷ cũng muốn nguyền rủa ngươi chết không được tử tế!
Dương Thuận bị mắng cho vừa thẹn vừa giận, há mồm quát to: - Người đâu...
Chữ 'đâu' còn chưa nói hết thì miệng phun ra một ngụm máu, bệt mông ngồi dưới đất.
Bọn thị vệ sớm nghe được động tĩnh lúc này ào ạo chạy đến bắt lấy Thẩm Luyện. Thẩm Luyện bị trói chặt hai tay, nhưng miệng vẫn còn chửi: - Ngươi là kẻ tán tận lương tâm, giết bình dân Đại Minh ta mạo nhận công lao, lương tâm của ngươi cho chó ăn rồi sao? hay là mẹ ngươi căn bản chưa sinh cho ngươi thứ đó...
Khi ông bị kéo đến thật xa mà tiếng mắng vẫn còn không dứt bên tai.
Thẩm Luyện sở dĩ đến một mình chính là vì không muốn tổn thương đến người vô tội, về phần bản thân ông. Nói đến thì từ lúc buộc tội Nghiêm Tung ở kinh thành, ông từ lâu đã không còn để bụng để bụng đến chuyện sống chết rồi...
Nhưng không tới vài ngày thì ông liền được thả ra ngoài, chờ ông ở cửa chính là Niên Vĩnh Khang. . .
Dương Thuận bị ông mắng cho bệnh nặng một trận, suýt nữa đứt thắng đến thẳng Quỷ môn quan, sau đó cũng may khỏi bệnh, nhưng ban đêm chỉ cần nhắm mắt thì hắn lại thấy vô số oan hồn không đầu bay vòng quanh mình, đòi muốn thủ cấp của hắn. Đêm không thể ngủ, cả người hắn tiều tụy ghê gớm, vốn đã là một con khỉ ốm, hiện tại thì chỉ còn da bọc xương.
Hắn không đi hối lỗi về tội ác của mình, trái lại cho rằng đây là do Thẩm Luyện nguyền rủa gây nên, hận ý của hắn đối với Thẩm Luyện đã đến mức tột đỉnh rồi!