Có câu người tính chẳng bằng trời tính, kế hoạch của Thẩm Mặc và Từ Giai còn chưa thực thi, đã bị người đương sự làm rối loạn.
Đầu tháng ba, trong Tây Uyển hoa tươi nở rộ, hành loang khúc khuỷu trải khắp nơi một màu xanh đầy sức sống, cuối cùng đất trời đã hoàn toàn cáo biệt mùa đông u ám, chào đón ánh nắng rực rỡ đầu tiên của mùa xuân.
Nhưng trong Cần thân tinh xá của Ngọc Hi cung, đấng chí tôn của Đại Minh lúc này mặt bao phủ sương giá, nổi giận nhìn tấu chương trước mắt. Những tấu chương đó là do mấy ngự sự liên danh đàn hặc Trương Cư Chính, nói hắn khi tu soạn Hưng Đô Chí, ám chỉ đương kim bất hiếu, gây phản ứng lớn trong giới sĩ lâm, khơi lên tâm tư bất chính của nhiều người, lúc này đã gây xôn xao khắp kinh thành, bất cẩn một chút thôi sợ gây ra đại sự, xin hoàng đế minh xét, dự phòng.
Đó là chỗ ác độc của Nghiêm Thế Phiên, hắn biết tính cách theo gió trở cờ của Viên Vĩ, rất có khả năng trì hoãn đối phó, cho nên sớm đã an bài người khác nổ phát pháo đầu. Làm lớn chuyện lên ép tên gia hỏa đó không thể không dâng tấu bảo vệ lấy thân.
Bị chọc vào chỗ bình sinh kiêng kỵ nhất, Gia Tĩnh đế phẫn nộ ra sao khỏi nghĩ cũng biết, nhưng dù sao ông ta nhiều tuổi rồi, sức khỏe ngày càng kém, không dám làm ầm ĩ lên nữa, cho nên xem xong tấu chương, không lập tức nổi cơn thịnh nộ. Nhưng đôi mắt hẹp dài ẩn chứa hàn quang, tiết lộ cơn giận chất chứa trong lòng vị đế vương này.
Đám thái giám cảm thấy không khí không tầm thường, kẻ nào kẻ nấy rụt đầu lại, chỉ mong lát nữa giông tố không quá dữ dội.
Không biết qua bao lâu Gia Tính đế nhướng mắt lên, nói: - Gọi Viên Vĩ và Trương Cư Chính lại đây. Giọng lạnh thấu xương, làm người ta không khỏi lo lắng cho vận mệnh của hai người kia.
Vì Gia Tĩnh đế cực kỳ coi trọng Hưng Đô Chí, mỗi ngày đều đọc qua bản thảo, cho thuận tiện, Viên Vĩ và Trương Cư Chính khi tu soạn, làm việc ngay trong Tây Uyển, cho nên ý chí của ông ta mau chóng tới nơi. Hai người vội vàng dừng công việc, chỉnh quan phục, đội mũ, từ trong trị phòng của mình đi ra, vừa vặn gặp nhau ở hành lang.
- Bộ đường. Trương Cư Chính hành lễ.
Viên Vĩ vẻ mặt phức tạp: - Không cần đa lễ, bệ hạ tuyên triệu thì chúng ta đi nhanh lên.
Hai người một trước một sâu tới cung Ngọc Hi.
Viên Vĩ đi trước, thi thoàng dùng khóe mắt nhìn Trương Cư Chính tụt lại phía sau, lòng hết sức rối rắm.
Sau khi biết có kẻ dâng tấu, áp lực của Viên Vĩ rất lớn, luôn lo bị liên lụy vào ngục, mấy lần muốn dâng tấu tách bạch rõ ràng. Nhưng nghĩ tới phong thư "tiến cử" kia, ông ta lại thèm khát, thêm vào lo sau này Từ Giai nắm quyền sẽ báo thù, cho nên kiềm chế kích động, không dâng tấu chương viết sẵn lên.
Giờ rốt cuộc hoàng thượng vẫn hỏi tới, mỗi bước tới gần Ngọc Hi cung, lòng Viên Vĩ lên thêm một phần sợ hãi, ông ta không biết vị hoàng đế mừng giận thất thường kia sẽ xử lý minh ra sao. Tới ngoài Cần thân tinh xá đợi tuyên triệu Viên Vĩ thầm quyết định, nếu chuyện không lớn thì thôi, nếu hoàng đế nổi giận, không thể không làm, bản thân tự giữ lấy mình đã.
Nghĩ thế, ông ta thấy có chút mất mặt, muốn tìm chút lo lắng căng thẳng trên mặt Trương Cư Chính, để tâm lý thăng bằng hơn. Theo Viên Vĩ nghĩ, người bình thường gặp phải chuyện lớn như thế này, đều phải bối rối sợ hãi tới đi không nổi mới đúng, nhưng Trương Cư Chính là người "bất thường" từ đầu tới cuối trầm tĩnh như chuyện không liên quan tới mình. Điều này làm Viên Vĩ ngoài xấu hổ cũng thầm bội phục, thầm nghĩ thường ngày coi thường tên gia hỏa này rồi.
Đợi một lúc, hoàng đế triệu kiến, hai người đi vào tinh xá, cung thỉnh thánh an, hoàng đế không cho hai người bọ họ đứng dậy, chỉ bảo Trương Cư Chính ngẩng mặt lên, muốn xem xem kẻ ngông cuồng kia trông như thế nào. Nhưng nhìn rõ tướng mạo của Trương Cư Chính, Gia Tĩnh đế không khỏi than :" Đúng là có được khuôn mặt rất đẹp."
Kẻ chăn dân phải có quan tướng, không quan tướng không có quan uy. Sinh ra có quan tướng hay không, là tiêu chuẩn thẩm mỹ duy nhất của nam nhân thời bấy giờ. Trương Cư Chính khuôn mặt Hoa Hạ điển hình, da dẻ trắng trẻo, mắt như sao sáng, ba chòm râu đầu thẳng. Tướng mạo đường đường, ngũ quan đoan chính, là quan tướng số một.
Người đời luôn trông mặt bắt hình dong, Gia Tĩnh đế tuy đang nổi giận, nhưng cũng không ngoại lệ, vừa thấy tướng mạo của Trương Cư Chính, ác cảm giám đi ba phần, sinh lòng tiếc tài, ngữ điệu trở nên hòa hoãn: - Ngươi chính là Trương Cư Chính?
- Bẩm bệ hạ, thần chính là Trương Cư Chính. Lòng Trương Cư Chính nổi lên sự bi thương, nghĩ :" Không ngờ phải dựa vào phương thức này mới làm hoàng đế chú ý tới, ta đúng là kẻ thất bại." Lúc này rồi còn tâm tư nghĩ tới chuyện đó, cấu tạo của tên gia hỏa này hiển nhiên khác với người thường.
Nghe giọng hắn vang vang, tự tin mười phần, Gia Tính đế lại thêm hai phần hảo cảm, giờ nửa yêu nửa ghét rồi, thiếu chút nữa nói :" Đứng dậy đi."
"Khụ khụ..." Gia Tĩnh đế ho hai tiếng, trầm giọng nói: - Trương Cư Chính, ngươi đã biết tội chưa?
- Vi thần không biết. Trương Cư Chính lắc đầu: - Cả gan xin hoàng thượng cho biết.
- Lấy cho hắn xem. Gia Tĩnh đế chỉ lên bàn, Hoàng Cẩm vội mang mấy bản tấu chương tới, nói với Trương Cư Chính: - Xem đi.
Trương Cư Chính dùng hai tay nhận lấy, xem thật nhật một lượt, trả cho Hoàng Cẩm.
- Xong rồi? Hoàng Cẩm không khỏi cả kinh, hắn thấy nếu mình xem, trong thời gian ngắn như thế một bản cũng chưa xem xong.
- Xem xong rồi. Trương Cư Chính trầm tĩnh gật đầu: - Không sót chữ nào.
- Mạnh miệng quá nhỉ. Gia Tĩnh đế cười lạnh.
- Trước mặt vua sao dám nói đùa, vi thần không dám nói càn.
- Vậy được, trẫm hỏi ngươi, tấu chương của Bành Thọ Niên từ câu thứ tám trở về sau nói cái gì? Gia Tĩnh đế có ý hạ khí thế của hắn.
Nhưng Trương Cư Chính khó khăn lắm mới được gặp hoàng đế, đang muốn thể hiện tài hoa, chuyển nguy thành an, sao có thể ngoan ngoãn chịu thua, liền hắng giọng đọc vang : - Kẻ đó học nhiều, sao không biết chuyện Anh Tông? Nhưng cứ nhắc tới, có ý lấy chuyện cũ nhạo chuyện ngày nay, mưu đồ bất chính ... Hắn không hề ngắc ngữ, làm một hơi đọc hết cả tấu chương.
Gia Tĩnh đế và Hoàng Cẩm trố mắt ra, thầm nghĩ :" Thì ra chuyện liếc mắt qua là nhớ trong truyền thuyết thực sự tồn tại." Tới ngay cả Viên Vĩ thầm tặc lưỡi :" Giỏi, tên tiểu tử này âm thầm kín tiếng, không ngờ lại là một cao thủ."
Nhưng bản lĩnh này không giải quyết được vấn đề, Gia Tĩnh đế thu lại sự ngạc nhiên, hỏi: - Nếu ngươi đã có trí nhớ tốt như thế, chuyện về Tống Anh Tông hoàng đế hẳn phải rõ như lòng bàn tay.
- Vi thần không dám nói là rõ như lòng bàn tay, nhưng cũng có thể nói là thuộc nằm lòng. Trương Cư Chính chẳng hề khiêm tốn.
- Nếu đã như thế, ngươi lấy chuyện Anh Tông ra ám chỉ chuyện khác không phải do người ta vu cáo ngươi rồi?
- Hoàng thượng minh xét, đó là do những kẻ bất học vô thuật, cắt câu lấy nghĩa, vu cáo hãm hại. Nhưng không đứng ở tầm cao lịch sử, đánh giá địa vị lịch sử của "Bộc nghị chi tranh". Trương Cư Chính sắc mặt thản nhiên đáp.
Lúc này Viên Vĩ xem vào: - Hoàng thượng, hay là nghe hắn nói xem có lý hay không?
- Được, vậy ngươi nói xem địa vị lịch sử nó như thế nào? Gia Tĩnh đế nén giận nói: - Đừng có quanh quẩn nói láo, trẫm không phải hôn quân dễ bị che đậy.
- Hoàng thượng thánh minh không ai bằng, vi thần sao dám nói láo. Trương Cư Chính khấu đầu, nói lưu loát: - Thần nghiên cứu lịch sử, có được nhận thức, đánh giá một sự kiện đúng hay sai, không thể nhìn xem người đương thời thấy thế nào, nghĩ thế nào, thậm chí không thể nhìn vào ý kiến số đông.
- Ha ha, chẳng lẽ phải nhìn vào ý kiến của Trương Thái Nhạc ngươi sao? Gia Tĩnh đế châm chọc.
- Vi thần không dám, tất nhiên là không phải. Cổ nhân có nói, người trong cuộc thì tối. Tô Đông Pha cũng nói, "Hoành khán thành lĩnh trắc thành phong. Viễn cận câo đê các bất đồng". Vi thần cho rằng, người khi đó giới hạn bởi lập trường lợi ích thậm chí tình cảm của mình, rất khó đánh giá công bằng, công chính về "Bộc nghị chi tranh". Trương Cư Chính trầm giọng nói: - Triều đình nhà Tống vào những năm cuối tệ nạn trùng trùng, Vương Khê, Hàn Kỳ, Ti Mã Quang mỗi người nắm giữ một phái, có chia rẽ rất lớn ở chuyện cải cách, đối lập nghiêm trọng. Khi đó Anh Tông hoàng đế một lòng hiếu thuận, khó tránh khỏi bị hai phe phái lợi dụng, đàn áp đối phương, phản đối thuần túy là tranh chấp bè đảng.
*** Nhìn ngắm dọc ngang đỉnh thành hòn Xa gần cao thấp khác nhau hơn Dáng dấp Lư Sơn nào biết được Vì ta đứng giữa trập trùng non.
Nghe tới đây Gia Tĩnh đế không khỏi động lòng, cảm thấy gặp được tri kỷ, liền gật gù: - Có chút đạo lý.
Đâu phải là chỉ có chút đạo lý? Quả thực nói trúng tim đen của ông ta rồi. Đại lễ nghị kéo dài hai mươi năm, làm Gia Tĩnh đế mỏi mệt, khi chuyện đã kết thúc. Gia Tĩnh đế nhìn lại cả quá trình, phát hiện ban đầu có lẽ tranh chấp về "thừa tự, chính thống". Nhưng về sau quân thần đấu tranh tới cao trào, đã không ai để ý tới tranh chấp vì cái gì, thuần túy phản đối vì áp đảo đối phương mà thôi.
Người đời ngu muội, luôn cho rằng đám Thanh Lưu toàn thân chính khí, nắm hết chân lý trên đời, vĩnh viễn không phạm sai lầm. Cho nên đem tất cả sai trái đổ lên đầu hoàng đế và đám Trương Thông, Quế Ngạc, Phương Hiển Phu ủng hộ ông ta. Nói Gia Tĩnh đế không biết đại cục, cố chấp độc đoán, nói đám Trương Quế Phương là gian thần chỉ biết a dua xu nịnh.
Đó là khúc mắc nhiều năm trong lòng Gia Tĩnh, ông ta luôn hi vọng có được mỹ danh sau khi chết, nhưng biết đại lễ nghị định sẵn là sẽ bôi đen lý lịch của mình, dù ông ta có quyền lực vô biên cũng không thay đổi được, chẳng còn cách nào, Gia Tĩnh đế né tránh, kỵ húy chuyện này. Giờ nghe Trương Cư Chính nói như thế, trong lòng thấy hết sức được an ủi.
Nhưng an ủi thì an ủi, thêm một Trương Cư Chính hiểu mình, chẳng được ích gì. Gia Tĩnh có chút chán nản nói: - Ngươi nhìn thấu được thì có tác dụng gì? Vẫn chẳng thể nào nói rõ ai đúng ai sai ...
- Thánh nhân nói :" phu vật vân vân các phục quy kỳ căn ". Trương Cư Chính có suy nghĩ khác: - Cảm nhận của thần là, đợi chuyện này trôi qua, chuyện kết thúc, người đương sự lui khỏi vũ đài, lịch sử tự nhiên có định luận.
*** Vạn vật sinh ra rồi sẽ quay về cội nguồn.
- Định luận như thế nào? Gia Tĩnh đế cấp thiết hỏi, còn giải thích: - Trẫm hỏi tới Bộc nghị chi tranh.
- Xin bệ hạ xem thụy hiệu.
- Xem thụy hiệu, ngươi nói thụy hiệu của hoàng đế sao? Gia Tĩnh không khỏi thất vọng, vì sau khi mất, yêu cầu với thụy hiệu chỉ dùng lời hay, không dùng lời xấu, cho nên toàn ngôn từ hoa mỹ, lấy nó ra nói, chẳng làm ai tin phục.
- Không phải. Trương Cư Chính lắc đầu: - Là thụy hiệu của đại thần. Vi thần chỉ cần căn cứ vào thụy hiệu hai nhân vật phái thủ lĩnh, là có thể biết người đời sao đánh giá họ thế nào.
- Nói. Gia Tĩnh đế hứng thú, phương pháp của Trương Cư Chính ông ta không nghĩ tới, nhưng nghe ra rất có lý. Bởi vì thụy hiệu của quan viên , do thân nhân, sĩ lâm thảo luận xong, giao cho lễ bộ ban xuống, có thể nói là đánh giá tổng kết cả đời một người, tự nhiên có phân chia cao thấp.
Mà đánh giá cuối cùng về thủ lĩnh hai phái, chắc chắn là thái độ của triều đình sau này vì việc ấy. Vì Anh Tông đoản thọ, khi hai người kia định thụy hiệu, ông ta đã giá băng nhiều năm, kết luận này càng làm người ta tin hơn.
Trong Cần thân tinh xá hương đàn lượt lờ, Trương Cư Chính đang nói dõng dạc: - Thủ lĩnh hai phái khi đó, Hàn Kỳ phái ủng hộ, được thụy trung hiến! Tư Mã Quang được thụy văn chính, còn Vương Khuê, đứng đầu phái phản đối, có tài liều ghi thụy đơn là "văn", cũng có ghi là "văn cung". Có điều cả hai cái không khác nhau bao nhiêu. Khen chê chẳng qua là thế, có thể thấy quan điểm người triều Tống đã rõ ràng, cho nên vi thần mới dám lớn gan dẫn chứng việc này. Nói rồi vái thật sâu: - Hoàng thượng minh xét.
Gia Tĩnh đế trầm tư một lúc, hai mắt tỏa hào quang, kích động nói: - Hay! Hay! Hay. Có thể thấy ông ta hoàn toàn bị thuyết phục rồi.
Viên Vĩ len lén nhìn Trương Cư Chính, khiếp vía nghĩ :" Chẳng lẽ kẻ này khi làm văn sớm đã nghĩ tới chuyện hôm nay? Như vậy thì thực đáng sợ ..."
Vì sao Trương Cư Chính chỉ liệt kê ba cái thụy hiệu liền khiến Gia Tĩnh đế khoan khoái như vậy? Điều này phải giải thích qua về thụy hiệu của quan viên.
Phải biết rằng thụy hiệu là thứ không phải người thường có thể có, cần được bách quan và lễ bộ cùng quyết định. Hơn nữa vào thời Tống, hoàng đế không có quyền phát ngôn ở chuyện này, tức là do đồng liêu người chết thương lượng ra, có thể nói là đánh giá của người đương thời với người đó.
Thụy hiệu của quan viên không hoa mỹ , không loạn như của hoàng đế, mà có quy định ở lễ bộ. Nói về triều Tống, thụy hiệu có một chính một phụ, tức là thụy hiệu hai chữ. Đầu tiên là xác định về quan viên. Đối với quan văn, cao nhất là "văn", toàn bộ triều Tống có 140 người có thụy "văn". Với quan võ là chữ "võ", tổng cộng chỉ hơn 20 người mà thôi.
Chữ thứ hai sau đó, dựa theo trình tự cao thấp mà xếp, lần lượt với văn là "chánh trung cung thành đoan khác tương thuận..." , với võ là "trung dũng mục cương, đức liệt cung tráng... .."
Còn có một loại lợi hại hơn nữa, chính là văn võ song toàn, sẽ đương thụy "trung" hàng đầu, trong đó "trung vũ" là đẹp nhất, vì đó là thụy hiệu của Gia Cát Lượng, thần tượng ngàn đời. Thứ đến là ‘trung hiến ’, ‘trung túc ’, ‘trung mẫn ’ . Hàn Kỳ vừa làm tế tướng lại làm nguyên soái, đương nhiên là văn võ song toàn, được thụy hiệu chỉ kém mỗi Gia Cát Lượng, có thể thấy địa vị trong lòng người đương thời cao ra sao.
Đương nhiên tuyệt đại đa số văn là văn, võ là võ rất rõ ràng. Người đọc sách luôn có lý tướng, đó là "sinh thời làm thái phó, chết thụy văn chính". Thái phó là quan hàm tối cao, văn chính là thụy hiệu tối cao. Toàn bộ triều Tống, có được thụy hiệu này chỉ có vài người như Âu Dương Tu, Phạm Trong Yêm, đều công nhận là tài đức kiêm toàn, không có tì vết nào mới được. Tư Mã Quang có thụy hiệu này, là hoàn mỹ không thể vượt qua rồi.
Còn Vương Khuê, thụy hiệu có thể là "văn" hoặc "văn cung", đều chẳng phải là thụy tốt. Trước tiên nói "văn", người được thụy này là đại gia học vấn, nhưng không ảnh hưởng nhiều tới chính trị.
Đối với chính trị gia mà nói, trừ học vấn ra càng coi trọng đánh giá của người đó với chính sách thi hành, tức là chữ thụy thứ hai. Nếu như thiếu nó, thực sự chẳng phải là đánh giá tốt.
Nhưng thời đó , Vương Khuê và Vương An Thạch đều là trọng thần đích thực, đều khuấy động càn khôn một thời, khí tức chính trị trên người, cách xa mười dặm cũng có thể ngửi thấy được, vì sao thụy chỉ có một chữ "văn"?
Điều này phải suy sét từ không khí chính trị, thụy hiệu "văn" là do Triết Tông cấp, thời Triết Tông thế lực tân đảng và cựu đảng vẫn còn đấu tranh với nhau, bản thân Triết Tông cũng trải qua quá trình từ người ủng hộ cựu đảng ngả theo tân đảng. Đặc biệt do sự tồn tại của thái hậu, tình hình càng phức tạp. Có lẽ vì thỏa hiệp, không muốn đắc tội hai đằng, cho nên mới có một thụy không liên quan tới chính trị? Hay là phủ định biểu hiện của hai người kia về chính trị? Điều này không ai biết được.
Nhưng bất kể thế nào, một tể tướng uy quyền mấy chục năm mà không có được sự khẳng định về chính trị là thất bại cực lớn.
Nghe Trương Cư Chính thao thao bất tuyệt, Gia Tĩnh đế xen ngang một câu: - Vậy "văn cung" thì sao? Tống sử nói thụy hiệu của ông ta là văn cung, không phải là quá tệ.
- Nếu là của người khác thì không phải là tệ. Chẳng ngờ Trương Cư Chính bật cười: - Nhưng đặt lên người Vương Khuê là sự châm chọc lớn.