Quay Về Cổ Đại: Tay Trái Kiều Thê Tay Phải Giang Sơn

Chương 2108



Thời đại phong kiến, thụy hào - danh hiệu sau khi chết là sự khái quát công lao và thị phi cả một đời.

Ví dụ như Văn Vương và Vũ Vương trong lịch sử của Kim Phi đều là ca ngợi công đức cả đời của đế vương, thuộc về thượng thụy.

“Lệ” và “Dương” trong thụy hào của Chu Lệ Vương và Tùy Dương Đế đều đại biểu cho tàn bạo, thuộc về hạ thụy.

Không chỉ đế vương sau khi chết mới có thụy hào, rất nhiều người có đóng góp lớn lao ở một phương diện nào đó sau khi qua đời cũng sẽ được truy phong thụy hào.

Mục tiêu mà rất nhiều quan văn võ tướng ở thời đại phong kiến dành trọn đời để theo đuổi chính là thượng thụy.

Văn Chính và Võ An gần như là thụy hào cao nhất của văn thần võ tướng, người bình thường có được cái này đã có thể được ghi danh vào sử sách.

Mà Cửu công chúa lại cho Phạm tướng quân cả hai thụy hào này.

Đây là lần đầu tiên có chuyện này từ khi Đại Khang lập quốc tới giờ.

Châu Nhi nghe vậy, không khỏi nhíu mày, ngay sau đó vội vàng cúi đầu.

Thiết Thế Hâm ôm tấu chương đứng một bên chợt ngẩng đầu, hoảng sợ nhìn Cửu công chúa.

Đối với Thiết Thế Hâm, Cửu công chúa không phải đang truy phong cho Phạm tướng quân, mà là đang phong thần!

Truyện được cập nhật nhanh nhất tại metruyenhot.vn nhé cả nhà.

Các website khác có thì là copy truyện nên sẽ bị thiếu không đầy đủ nội dung đâu.Các bạn vào google gõ metruyenhot.vn để vào đọc truyện nhé

Trên thực tế, sau khi Cửu công chúa hiểu được hàm nghĩa trong tiếng hát của Kim Phi, cô ấy đã quyết định đẩy Phạm tướng quân lên thần đàn!

Dù tiêu cục Trấn Viễn hiện tại đã có thể ngạo nghễ nhìn thiên hạ bằng nửa con mắt trên phương diện võ lực, nhưng thống trị thiên hạ khó hơn chinh phục thiên hạ, trước mắt, Đại Khang mới cần một vị anh hùng như vậy để đoàn kết lòng dân và khơi dậy lòng căm thù giặc của dân chúng.

Cửu công chúa tin rằng, Kim Phi sẽ không phản đối quyết định này của cô ấy.

Châu Nhi nén lại sự khiếp sợ trong lòng, tung người nhảy ra khỏi tiểu viện, cưỡi con ngựa ở trước cổng, chạy ra khỏi làng.

Tòa soạn nhật báo Kim Xuyên lúc này đang bận rộn vô cùng.

Trần Văn Viễn kêu gọi các ký giả đàm phán với đội Chung Minh, yêu cầu thông tin cụ thể.

Sau khi Triệu Nhạc biết tin Cửu công chúa truy phong, kích động tới mức suýt nữa ngất đi, sau đó nén lại đau thương, vừa ho ra máu vừa nhanh chóng sửa lại sự tích bình sinh của Phạm tướng quân.

Đợi tin tình báo về đã là chập tối.

Sau khi chắc chắn tình báo không sai, Trần Văn Viễn lập tức xóa nội dung ban đầu của bộ phận thời sự và quân sự, đồng thời ra lệnh cho xưởng in làm thêm giờ cả đêm để in lại tin tức thành Vị Châu bị công phá.

Công nhân phụ trách điêu khắc làm việc cả ngày, mệt mỏi sắp chết, vất vả lắm mới được tan ca, kết quả lại có thông báo phải làm thêm giờ, họ vốn đang rất tức giận, nhưng khi thấy nội dung tin tức, vẻ mặt mỗi người đều yên lặng, không đợi Trần Văn Viễn tới thúc giục mà tự giác trở lại phân xưởng.

Tin mới hôm nay là do Trần Văn Viễn tự viết, anh ta vốn dĩ thường viết truyện nên biết cách làm động lòng người.

Khi biết việc truy phong của Cửu công chúa, Trần Văn Viễn đã đoán được ngay dụng ý của Kim Phi và Cửu công chúa.

Tin mới hôm nay được viết dựa trên sự tích bình sinh của Phạm tướng quân, có thể nói một cách khách quan và công bằng nhưng lại khôn khéo phóng đại ưu điểm của Phạm tướng quân, và sự bi tráng của quân Phạm Gia.

Phía dưới bản tin còn kèm theo bài hát “Tinh Trung Báo Quốc ” mà Kim Phi hát buổi chiều hôm đó.

Không chỉ có tòa soạn nhật báo Kim Xuyên và xưởng in bận rộn, trụ sở chính của đoàn ca múa Kim Xuyên cũng náo. loạn cả lên.

Chiều đó, lần đầu tiên Thanh Diên nghe được “Tinh Trung Báo Quốc” đã nhận định bài hát này là Kim Phi đặc biệt hát cho những tướng sĩ đang tác chiến ở phía Bắc!

Cô ấy phải khiến cho bài hát này lan truyền ra toàn bộ Đại Khang.

Sau khi Bäc Thiên Tâm ôm Kim Phi trở về phòng, Thanh Diên lập tức hạ lệnh triệu tập tất cả các thành viên của đoàn ca múa trở về.

Lúc này, tất cả mọi người đều tập trung tại phòng luyện ca, học hát cùng Thanh Diên.

Giai điệu “Tinh Trung Báo Quốc” không quá phức tạp, rất nhiều nhân viên hộ tống và dân làng chiều đó đứng dưới đài đều học được.

Đối với thành viên đoàn ca múa được học ca hát từ nhỏ mà nói thì việc học lại càng đơn giản hơn.

Nhưng điều khiến Thanh Diên không hài lòng là đa số thành viên đoàn ca múa đều xuất thân từ thanh lâu, hát một số bài hát và thơ ca thì không thành vấn đề, nhưng để các cô ấy hát “Tinh Trung Báo Quốc” thì hoàn toàn không thể ra được khí thế hào hùng đó.