-- Bác thực sự phải đi vội vậy sao...? - Ông Mừng khẽ hỏi.
Thầy Lương mỉm cười đáp :
-- Bữa cơm ngày hôm qua cũng coi như tôi được uống trước rượu mừng của gia đình bác chủ rồi. Có những chuyện không thể chậm trễ, thực tâm tôi rất muốn được chứng kiến lễ cưới của bác cũng như cậu Phển. Tuy nhiên, mọi thứ không thể gấp gáp như vậy, mọi người cũng cần phải có thời gian để chuẩn bị cho đám cưới. Ngày lành tháng tốt tôi cũng đã xem cho bác chủ, trong ngôi nhà này có một số điểm cần khắc phục về mặt phong thủy cũng đã xong xuôi. Thêm người là thêm phúc, thêm lộc....Chúc cho bác chủ cùng cô Hồng, cũng như cậu Phển và cô bé Hiên bách niên giai lão, sống bên nhau cho tới đầu bạc răng long.....Ha ha ha.
Thước đang kiểm tra lại hành lý, đồ đạc, thức ăn mà hôm qua cô Hồng cũng như ông Mừng đã chuẩn bị cho thầy Lương. Ông Mừng nói với Thước : -- Chậc, tao cứ tưởng mày sẽ ở lại đây chứ...? Ai ngờ mày cũng đi luôn.
Thước đáp :
-- Cảm ơn chú Mừng, nếu không có chú cưu mang, cho ăn trong khoảng thời gian cháu bị điên chắc cháu cũng đã chết rồi. Ơn này của chú cháu sẽ không bao giờ quên. Việc cháu đi cùng thầy Lương cháu đã suy nghĩ kỹ. Dù sao ở đây cháu cũng không còn vướng bận gì cả, thời gian qua cháu đã đánh mất chính mình, đây là lúc cháu cần phải làm một điều gì đó. Mọi người ở lại nhớ giữ gìn sức khỏe.
Mẹ con cô Hồng cũng có mặt tiễn thầy Lương, Hiên đứng cạnh Phển, đôi bạn trẻ không biết phải nói gì trong lúc này, mặc dù họ có rất nhiều điều muốn bày tỏ nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu.
-- Khà khà, sao thế, sắp lấy vợ rồi mà vẫn còn rụt rè thế à...? Không cần phải cảm ơn ta, tất cả cũng là nhờ vào mối nhân duyên của 2 đứa, ta chỉ vô tình kéo sợi dây tơ hồng của cả hai xích lại gần nhau nhanh hơn một chút mà thôi. Phển, nhớ sau này phải chăm sóc tốt cho cô bé cũng như bố mẹ. Chà, nhìn hai đứa mà ta thấy có chút tiếc nuối, ta không có quà gì để tặng cho 2 đứa trước khi đi. Bỗng thầy Lương nhớ ra điều gì đó, thầy Lương mở tay nải của mình, lấy ra một chiếc lược có hình bán nguyệt, chiếc lược được thầy Lương cẩn thận bọc trong 1 tấm vải nên khi bỏ ra vẫn còn mới tinh. Vân gỗ trên chiếc lược vừa bóng, vừa đẹp, cùng với đó là những hoa văn được chạm trổ tỉ mỉ, chiếc lược có khắc hình đôi chim yến quấn quýt nhau trên một nhành hoa.
Thầy Lương đưa cho Hiên và Phển, thầy Lương nói :
-- Trên người ta hiện giờ chỉ có món đồ này là phù hợp để tặng cho hai đứa nhất. Chiếc lược này do chính tay ta làm, nó cũng không phải đồ quý giá gì, chỉ là lược được làm từ gỗ Đàn Hương mà thôi. Đối với người Trung Quốc, trong lễ cưới, lược là đồ vật mang một ý nghĩa gắn với câu chúc " Bạch đầu giai lão ", ý là chúc cho đôi vợ chồng trẻ sẽ sống với nhau đến khi bạc đầu. Trước ngày cưới, cậu Phển hãy dùng chiếc lược này để chải tóc cho cô dâu nhé. Mong hai đứa không chê. Hiên kính cẩn nhận chiếc lược từ tay thầy Lương, chưa bao giờ Hiên được nhìn thấy một cây lược đẹp đến như vậy, mùi thơm dịu nhẹ của gỗ Đàn Hương tỏa ra khiến Hiên vô cùng dễ chịu, nhất là khi thầy Lương nói đây là chiếc lược mà thầy Lương tự tay làm, điều đó lại càng mang ý nghĩa to lớn. Phển, chàng thanh niên với vẻ ngoài ngỗ nghịch, nhưng bên trong lại yếu mềm. Phển chảy nước mắt khóc một cách ngon lành. Tuy ở cùng thầy Lương chỉ một thời gian ngắn, nhưng những gì Phển được chứng kiến thầy Lương giúp đỡ mọi người, Phển rất cảm kích. Nay trước khi đi, còn được thầy Lương tặng quà cưới, điều đó khiến Phển xúc động nghẹn ngào.
Trời đã dần sáng, cũng đã đến lúc lên đường, những gì cần nói cũng đã nói hết. Gia đình ông Mừng tiễn thầy Lương cùng Thước đi ra tới đường lớn. Hãy còn sớm, bên ngoài sương mù chưa tan. Thước đeo balo lên vai, quay đầu nhìn mọi người, Thước vẫy tay chào tạm biệt, lúc này Thước mới chảy nước mắt. Còn thầy Lương không nhìn lại phía sau, thầy Lương nói với Thước : -- Cậu không nhất thiết phải đi cùng ta đâu. Con đường phía trước đáng sợ ra sao, bản thân cậu là người hiểu rõ nhất.
Thước lau nước mắt, Thước trả lời :
-- Tôi khóc không phải vì sợ, tôi khóc vì tôi thấy họ đã tìm được hạnh phúc. Tôi mừng cho họ, hơn nữa nếu không có tôi dẫn đường, chỉ e thầy sẽ gặp khó khăn khi tìm đường đến đó đấy. Hì hì hì.
Bất chợt, Thước nghe thấy Phển nói lớn :
-- HAI NGƯỜI NHỚ PHẢI QUAY LẠI ĐỂ KỂ TIẾP VỀ CHUYẾN ĐI CỦA HAI NGƯỜI ĐẤY NHÉ.....CHÚNG TÔI SẼ ĐỢI HAI NGƯỜI Ở Đ Y.....BẢO TRỌNG.
Thầy Lương và Thước đều nghe rõ, thầy Lương cười :
-- Khà khà khà, đúng là một thằng nhóc ồn ào.....Tự nhiên ta lại nhớ đến cái lúc nó tạt máu chó vào người ta vì nghĩ ta là quỷ......Ha ha ha.
Thước nói :
-- Hì hì hì, đợi đó, lần tới cậu sẽ được nghe, nhưng không phải câu chuyện mà tôi chỉ biết chạy trốn.......Tôi hứa là như vậy. Hai người dần đi khuất trong làn sương mù sớm hôm, lại thêm một nơi nữa mà thầy Lương đã đi qua, lại một lần nữa thầy Lương khiến cho những ai từng tiếp xúc với thầy cảm thấy kính trọng và nể phục, thêm một chút gì tiếc nuối bởi sự chia ly vội vàng. Nhưng thầy Lương là vậy, đây không phải lần đầu tiên trong cuộc hành trình xuyên suốt quá nửa cuộc đời của thầy. Những gì tốt đẹp thầy Lương đem lại dù lớn hay nhỏ cũng vẫn không thể khiến nỗi đau dai dẳng sâu thẳm bên trong con người thầy được an yên. Mỗi nơi thầy đi qua thầy đều tạo phúc, đều khiến cho người ở nơi đó nhớ đến thầy. Nhưng với thầy, như vậy là chưa đủ, hàng đêm, trong giấc ngủ, cơn ác mộng ấy vẫn hiện về ám ảnh thầy như thể tất cả chỉ vừa xảy ra vậy. Người ta nói, người càng thiện tâm, càng bao dung lớn, thì khi gây ra lỗi lầm, chính những điều đó lại càng khiến cho họ đau đớn, không thể tha thứ cho bản thân mình hơn. Là một bậc thầy về bùa phép, nhưng đớn đau thay, thầy Lương lại không thể giúp chính bản thân mình thoát khỏi sự ám ảnh kinh hoàng trong quá khứ. Cũng bởi vì, thầy quá yêu thương người vợ, người con của mình. Phải chi, phải chi lão thầy mo khốn kiếp ấy chưa chết thì giờ đây thầy Lương dã có thể báo thù, rửa hận. Nhưng ông trời thật trêu ngươi, thầy Lương từng hứa với sư phụ của mình sẽ không quay lại nơi bi kịch xảy ra. Tuy vậy, lời hứa đó chỉ tồn tại khi sư phụ của thầy Lương còn sống. Khi mà người quan trọng cuối cùng cũng rời bỏ thầy thì mọi thứ đều không còn ý nghĩa. Nhưng, lúc thầy Lương tìm đến lão thầy mo, thì lão ta cũng đã chết từ bao giờ. Kẻ thù, người thân đều đã chết, thầy Lương khi ấy là người duy nhất còn sống, và cũng là người duy nhất phải gánh chịu những đọa đày, khổ ải, ai oán trong tận tâm can. Thật may mắn làm sao, dù tuyệt vọng nhưng bản tính thiện lương trong thầy vẫn chưa nguội tắt. Thay vì chọn cái chết cho bản thân mình bằng việc tự sát, thầy Lương đã chọn một con đường khác, một con đường đọa đày bản thân, cứu giúp người đời, thậm chí dùng mạng sống của mình để cứu lấy tính mạng người khác mà thầy gọi đó là : Con Đường Trả Nghiệp.
Với hi vọng, khi trả hết nghiệp, thầy có thể vui vẻ ngậm cười nơi chín suối, và khi đó, vợ con của thầy sẽ đứng bên kia hoàng tuyền chờ đón thầy như giấc mơ mà thầy từng mơ thấy. [........]
Ông Mừng cùng mọi người trở về nhà, tâm trạng ai cũng thoáng chút buồn bởi việc thầy Lương và Thước rời đi. Bao năm qua, đây là lần đầu tiên ông Mừng gặp được một người có thể coi như tâm giao, tri kỷ. Nhìn bộ ấm chén, ông Mừng lại nhớ những buổi đêm khó ngủ, hai người uống chà, ăn chút bánh rồi hàn huyên chuyện trò, mỗi lúc như vậy, ông Mừng như được mở rộng tầm mắt về sự hiểu biết, thông tuệ của thầy Lương. Nhưng giờ, thầy Lương đã không ở đây nữa.
Bỗng Phển nói lớn :
-- Bố....bố ơi.....Vào mà xem này....
Ông Mừng nghe tiếng con gọi phát ra từ trong buồng, cả mẹ con cô Hồng cũng vội chạy đến, ở trên thành chiếc giường, có một chiếc hộp gỗ nhỏ đặt trên 1 mảnh giấy. Chẳng ai biết chiếc hộp để đó từ bao giờ, cầm mảnh giấy lên, ông Mừng khẽ đọc : " Cảm ơn bác chủ suốt thời gian vừa qua. Bác chủ là người tốt đã không tính tiền ăn ở của tôi và cậu Thước, món quà này coi như là quà tôi chúc mừng đám cưới của mọi người. Lương tôi vô cùng cảm kích. "
Mở chiếc hộp ra, bên trong đó là một đồng tiền vàng.
Ông Mừng mếu máo không nói thành câu, cô Hồng khẽ nói :
-- Gia đình chúng ta nợ thầy Lương nhiều quá. Cầu mong cho thầy ấy luôn được bình an.
[.........]
" Rào....Rào....Rào.."
Tại quê của Khuông ( người bạn của Thước, cũng chính là người thành lập nhóm bạn đi tìm vàng ). Lúc này trời đang đổ mưa lớn, đã 5 ngày trôi qua kể từ khi thầy Lương cùng Thước rời khỏi nhà của ông Mừng. Lúc này, thầy Lương đang được trú nhờ trong một nhà dân, gia chủ là một người đàn ông trung niên, không có vợ con. Do vậy, khi được thầy Lương ngỏ lời xin ở lại và trả tiền, ông ta đồng ý ngay. Một lát sau thì có người đội mưa quay về, đó chính là Thước, toàn thân ướt hết vì cơn mưa đến bất chợt. Thước bước vào nhà, mặt mũi tái mét, có lẽ là do dính mưa lạnh, nhưng ánh mắt của Thước có điều gì đó sợ hãi.
Thước run run nói :
-- Thầy....thầy ơi.....Đúng....đúng như lời....ông chủ...nhà đã nói.....Tôi đến tận....tận nơi...để hỏi thăm.....Thì được...biết....ông thầy mo, cũng là ông nội của Khuông....đã....đã....chết rồi.
" Ùng....Oàng.."
Tiếng sấm nổ vang trời, mục đích của thầy Lương và Thước tìm đến đây để xem xem trong khoảng thời gian Thước quay về và phát điên thì Khuông có may mắn như vậy hay không...? Nhưng Khuông thực sự mất tích từ đó, không chỉ vậy, người mà Khuông luôn tự hào nhắc đến, một thầy mo nổi tiếng ở đây, chính là ông nội của Khuông, cũng đã chết.......... Mà theo như người dân ở đây có nói, đó là một cái chết vô cùng đáng sợ.