“Phòng Cuối” được Quý Thành Chí mang về đây sau một chuyến đi ra ngoài vào bốn năm trước.
Những kẻ từng được gặp cô ta lúc đó hiện giờ đều không còn nhớ rõ ràng khuôn mặt cô ta thế nào, chỉ nhớ đó là một người phụ nữ rất cuốn hút.
Cô ấy không có dáng vẻ rực rỡ mỹ miều như người vợ xinh đẹp của Quý Thành Chí, thứ thu hút đàn ông là khí chất tỏa ra từ vẻ đẹp trí thức, nét thanh xuân đầy sức sống của cô ấy.
Cô ấy là một họa sĩ nghiệp dư, cô ấy không tự nguyện đến đây.
Không ai rõ Quý Thành Chí là mua từ bọn buôn người hay có được cô ấy từ nguồn nào, chỉ biết sau khi ông chủ Quý đưa người vợ có vấn đề về thần kinh của mình đi an dưỡng ở bên ngoài thì xem như đã trở thành một người đàn ông độc thân trống vắng. Thế cho nên sự xuất hiện của cô gái này đã khơi dậy ý muốn chinh phục của ông ta một cách mãnh liệt.
Quý Thành Chí bắt đầu dệt một tấm lưới mềm mại, dùng vẻ ngoài ôn hòa của mình để trấn an cô gái, làm cho cô ấy tin rằng ông ta chỉ là tiện tay làm phước cứu cô ấy khỏi bọn buôn người, rằng ông ta sẽ đưa cô ấy quay lại xã hội bên ngoài khi hoàn cảnh cho phép.
Ban đầu cô ấy được sắp xếp ở trong một gian phòng ngủ loại tốt nhất khu nhà chính này, gần kề với phòng khách treo đầy những bức họa Quý Thành Chí thu gom từ mấy chục năm nay.
Ông ta đối xử với cô ấy vô cùng lịch sự, luôn giữ khoàng cách đúng mực, cũng không vồn vã mà tấn công làm cô ấy sợ hãi. Dần dà cô gái không còn ác cảm với người đàn ông trung niên có thân phận nhạy cảm này nữa, thậm chí đôi khi chấp nhận ăn cơm tối thưởng thức tranh mỗi khi ông ta có lời mời.
Hai tháng sau khi đưa cô ấy về đây, vào một đêm trăng sáng, cô ấy đã bị Quý Thành Chí chuốc say rồi giở trò đồi bại. Hậu quả là Quý Thành Chí bị một vết đâm vỡ lách vào buổi sáng hôm sau.
Niềm tin bị đánh cắp khiến cô ấy như điên dại và làm đủ trò để kết thúc mạng sống của mình, khiến Quý Thành Chí phải tiêm thuốc an thần và cho người trông giữ ngày đêm. Đỉnh điểm của bi kịch cuộc đời là khi cô ấy phát hiện mình mang thai vào một tháng sau đó.
Không hiểu người phụ nữ mềm yếu như nước ấy lấy đâu ra can đảm để làm một việc rợn cả người: Cô ấy tự đâm sầm vào góc nhọn của chiếc bàn trong phòng để kết thúc mầm sống nhỏ nhoi, cũng là bằng chứng nhơ nhuốc kia.
Quý Thành Chí nổi giận triệt để, sai thuộc hạ lôi người phụ nữ đang trong thời điểm yếu ớt xuống căn phòng tăm tối cuối dãy nhà kia. Từ đó, cô gái đánh mất tên tuổi của chính mình để bị biến thành đồ chơi có được gọi gọn lỏn bằng hai từ “Phòng Cuối“.
Mỗi khi ông ta cảm thấy bức bối cần người phát tiết hả giận thì sẽ sai người lôi cô ấy lên làm đủ trò nhục mạ, nhưng đổi lại chỉ là sự phản kháng trong im lặng.