Siêu Cấp Hoàng Kim Thủ

Chương 696: Anh gặp may rồi!



Ở đây có tổng cộng 17 hộp gỗ nhỏ các loại, đa số đều được bố trí cử

a ánh sáng hai tầng, điều này cho thấy đây là một loại dụng cụ cổ có từ triều Thanh.

Ngoài ra còn có một cửa trập 10 tầng, trong thế giới lập thể, màu vàng nhạt của 10 tầng cửa sập hiện lên hết sức rõ nét.

10 tầng cửa trập, mỗi tầng 60 năm, 10 tầng là 600 năm. Điều đó có nghĩa là chiếc hộp gỗ hình tròn này ra đời ít nhất cách đây 600 năm, tức là vào đầu đời Minh.

- Hà tiên sinh, hãy suy nghĩ thêm đã!

Hà Kiệt chuẩn bị lấy tiền, lão Điền sau một hồi do dự, lên tiếng khuyên.

- Không cần đâu, hơi cũ một chút cũng không sao, chúng ta sẽ giữ lại!

Hà Kiệt lắc đầu, bản thân anh cũng không biết vì sao mình lại muốn mua lại những thứ này, rất có thể là vì chúng trông rất giống một chiếc hộp mà trước kia lão gia đã từng có.

Lúc đó, tim Lý Dương đập mỗi lúc một nhanh.

Chiếc hộp trước mặt anh có màu đỏ, bên trên còn phủ nguyên một lớp bụi khiến nó trông rất bẩn thỉu.

Nhưng dù là nhìn bằng mắt thịt thì người ta cũng có thể nhận ra rằng màu sắc của chiếc hộp này không giống với màu đỏ của những chiếc hộp khác, nó trông đậm hơn, sáng hơn, không chút pha tạp, nó mang một dáng vẻ cao quý.

Trong thế giới lập thể, sự khác biệt của chiếc hộp này càng rõ nét hơn.

Nếu những chiếc khác chỉ có hai lớp, nhiều nhất là sáu bảy lớp sơn thì chiếc hộp này có tới hơn 200 lớp, mỗi lớp đều được sơn hết sức tỉ mỉ. Hơn 200 lớp sơn chồng lên nhau, vậy mà độ dày của nó chưa đến 1cm!

Hơn 200 lớp sơn, dày chưa đến 1cm!

Lý Dương hít một hơi thật sâu, giờ thì anh đã rõ đây rốt cuộc là cái gì.

Nhưng Lý Dương vẫn không thể nào hiểu nổi, vì sao trong đống đồ gỗ trông có vẻ rất bình thường như vậy mà lại có sự tồn tại của một chiếc hộp Dịch Hồng.

Dịch Hồng là đồ sơn mài, một trong những sản phẩm cao quý. Phương pháp gia công những hộp gỗ này ra đời từ đời Tống và phát triển cực thịnh vào đời Minh, Thanh. Ngày nay, những dụng cụ này vẫn còn tồn tại với số lượng cực ít và rất hiếm người có thể nắm bắt được kỹ thuật chế tác trình độ cao đến vậy.

Cái tên Dịch Hồng được dùng để chỉ những món đồ gỗ sang trọng được điêu khắc bằng sơn.

Kỹ thuật chế tác Dịch Hồng khá phức tạp. Trong quá trình chế tác, trước tiên người ta quét một lớp sơn lên trên sản phẩm. Đợi đến khi mặt sơn se lại thì tiếp tục sơn lớp thứ hai, cứ như vậy vài chục lần cho đến khi đạt được chất lượng như mong muốn là được.

Sơn cổ đại có tính tinh khiết rất cao, trong khi sơn ngày nay bị pha chế rất nhiều nhằm tạo thuận lợi cho việc sơn đồ vật, nên không thể tạo thành các sản phẩm sơn mài được.

Sơn thời xưa thì khác, có thể quét hết lớp này đến lớp khác, sau đó dùng chính loại sơn đó để tạo ra các sản phẩm như mong muốn.

Có điều, sơn thời đó dính và cứng rất nhanh. Do đó, khi sơn phải nắm thật rõ thời gian cứng lại của mỗi lớp sơn, không thể để sơn cứng hẳn, cũng không được để quá mềm. Mỗi lớp sơn đều thể hiện một trình độ rất cao, nếu không, công lao vất vả sẽ nhanh chóng xuống sông xuống bể.

Thông thường, một dụng cụ Dịch Hồng sơn bảy tám mươi lớp đã là rất đáng nể, hơn 100 lớp là hàng quý hiếm, còn đến hơn 200 lớp thì đó nhất định là tác phẩm của tông sư một đời. Mỗi một lớp sơn đại diện cho một phần công sức, tài nghệ và kinh nghiệm.

Sau khi sơn xong, vẫn còn một công đoạn cực kỳ gian nan nữa, đó là chờ thời khắc thích hợp...

Sơn rất dễ cứng, sau khi khô hoàn toàn, lớp sơn rắn chắc khiến cho việc điêu khắc rất khó khăn. Nhưng nếu để quá mềm thì sơn sẽ dính vào dụng cụ điêu khắc, gây cản trở rất lớn.

Do đó, việc hoàn thành những đường nét hoa văn phải được tiến hành lúc sơn không quá ướt và cũng không quá khô. Việc nắm bắt được giai đoạn này không hề đơn giản, một chút sai sót nhỏ là phải bắt đầu lại từ đầu. Dù nắm bắt được thời khắc thích hợp để tiến hành công việc thì vẫn phải hoàn thành nó trong thời gian thật nhanh, nếu không, khi sơn cứng lại, kết quả thu được cũng vẫn chỉ là bán thành phẩm.

Muốn hội tụ đủ những kỹ thuật này là điều không hề đơn giản.

Ngoài ra, một vấn đề không kém phần quan trọng nữa là, số lượng lớp sơn càng nhiều thì thời gian thích hợp cho việc điêu khắc càng ngắn. Điều đó giải thích tại sao số lượng lớp sơn trên thành phẩm chính là minh chứng rõ ràng nhất cho tài năng của những người thợ lành nghề.

Chiếc hộp Dịch Hồng trước mặt Lý Dương lúc này thực sự là tác phẩm tuyệt đỉnh của một người thợ bậc thầy, một sản phẩm vô cùng có giá trị. Đáng tiếc là nó không còn được nguyên vẹn.

Lý Dương còn phát hiện ra rằng, bên trong hộp có một tầng lưu lại vết tích của sự mài giũa, rất có thể là nơi ghi chép một nội dung gì đó. Tuy nhiên, vết tích này đã khiến giá trị của chiếc hộp giảm đi không ít, quả là vô cùng đáng tiếc.

17 chiếc hộp, nếu mua hết sẽ vào khoảng 20 ngàn tệ. Lão Điền dù có nghĩ nát óc cũng không thể biết được rằng những chiếc hộp này lại có giá cao đến vậy. Với ông, giá trung bình của đống gỗ trước mặt chỉ vào khoảng vài trăm tệ, cái đắt nhất cũng chỉ một hai ngàn tệ là cùng, những chiếc xấu xí thì chỉ một trăm tệ là mua được một chiếc, những chiếc mục nát sẽ còn rẻ hơn nhiều.

Trong mắt ông, đống gỗ mục nát trước mặt căn bản không đáng để móc hầu bao tới 20 ngàn tệ. Tuy nhiên, Hà Kiệt đã muốn mua, ông cũng không còn gì để nói.

Nhìn thấy Hà Kiệt giao tiền cho người trước mặt, sau đó thu dọn món đồ đang nằm ngổn ngang dưới đất, Lý Dương mới thở phào nhẹ nhõm.

Nếu trong đống đồ gỗ này không có chiếc hộp Dịch Hồng thì nhất định Lý Dương sẽ không đồng ý để Hà Kiệt bỏ ra 20 ngàn tệ. Những chiêc còn lại chỉ đáng giá 10 ngàn tệ, thậm chí đây vẫn là một cái giá cao. Với cái giá này, có thể mua được rất nhiều sản phẩm cùng loại ở ngay tại Phan gia viên, mà tất cả đều được làm từ sau đời Thanh.

Tuy nhiên, chỉ cần có chiếc hộp Dịch Hồng kia thì sẽ khác. Dù không còn nguyên vẹn, nhưng giá trị của nó vẫn vô cùng lớn. Đừng nói là 20 ngàn, cho dù phải trả tới 200 ngàn, thậm chí là 2 triệu tệ, Lý Dương vẫn sẽ đồng ý ngay lập tức.

Người phụ nữ kia không hề nhiều lời, sau khi đếm đủ tiền đã lập tức rời khỏi. Những thứ này thực sự là đồ gia truyền nhà cô, nhưng đều là những món đồ thông thường, ngay cả những người thu mua sắt vụn cũng không thèm ngó ngàng tới.

Cô đến đây chỉ là nhằm mục đích tìm kiếm vận may, không ngờ lại có người đồng ý mua với giá cao đến vậy nên khấp khởi mừng thầm, cô vội vàng ra về như thể sợ người vừa mua đồ của mình thay đổi ý kiến.

- Anh Kiệt, theo tôi mau!

Lý Dương nhìn Hà Kiệt đầy ngưỡng mộ. Không chỉ vậy, anh còn thoáng có cảm giác mừng vui.

Người ta thường nói có chí thì nên, nhưng Lý Dương cũng không ngờ được rằng Hà Kiệt lại nhặt được một món đồ quý giá đến vậy. Chiếc hộp Dịch Hồng này là đường đường là một kiệt tác tiêu biểu, đại diện cho đời vua Vĩnh Lạc, thời Minh.

Thời Minh, mỗi vị vua đều có những món đồ yêu thích của riêng mình. Thứ được vua Vĩnh Lạc yêu thích nhất chính là chiếc hộp Dịch Hồng. Đó là thời kỳ phát triển huy hoàng nhất của món đồ này. Vua Vĩnh Lạc lên ngôi vào năm 1403, tức là cách đây hơn 600 năm lịch sử.

Hà Kiệt vẫn đang thu dọn đống hộp. Đối với anh, những thứ này cũng không lấy gì đặt biệt cho lắm, mua lại cũng chỉ là vì trông chúng giống với món đò mà trước kia lão gia tử đã từng có. Mua về nghiên cứu một chút, dù sao thì con số 20 ngàn cũng chẳng là gì với anh.

- Anh có biết là mình đã phát tài rồi không?

Lý Dương khẽ lên tiếng. Hà Kiệt ngạc nhiên nhìn Lý Dương, mãi sau anh mới lên tiếng:

- Ý của anh là, trong số những món đồ này có bảo bối ư?

Hà Kiệt không phải là kẻ ngốc, Lý Dương vừa nói là anh đã hiểu ngay. Thấy Lý Dương gật đầu đánh rụp, Hà Kiệt một lần nữa cúi đầu nhìn những chiếc hộp vuông, tròn dưới đất.

- Thật vậy ư?

Tim Hà Kiệt bất giác đập rộn ràng. Được Lý Dương coi trọng như vậy khẳng định không phải thứ tầm thường. Đang tiếc là dù có nhìn thể nào anh cũng không thể nhận ra được món bảo bối mà Lý Dương nói rồt cuộc là cái hộp nào.

Ở đây có tới 17 chiếc hộp các loại, Hà Kiệt đương nhiên không thể mù quáng tới mức cho rằng tất cả đều là bảo bối.

- Chính là chiếc này, hãy lấy nó ra trước, đừng làm hỏng!

Lý Dương nhặt chiếc hộp Dịch Hồng lê đưa cho Hà Kiệt. Lúc này, Lý Dương thực sự đã biết cảm giác của những người xung quanh khi nhìn thấy một người khác kiếm được một món đồ có giá trị.

Nhìn một món đồ thực sự có giá trị bị người khác cầm đi mất, trong lòng thực sự có chút gì đó rất khó chịu.

Tuy nhiên, lúc này tâm trạng của Lý Dương vui nhiều hơn. Anh mừng cho Hà Kiệt, mừng cho lão gia tử. Cuối cùng Hà Kiệt cũng có thể thực hiện được tâm nguyện của mình. Dù chiếc hộp Dịch Hồng không được nguyên vẹn cho lắm, nhưng nó là kiệt tác tiêu biểu cho cả một thể hệ, có giá trị vô cùng lớn. Nếu dùng nó để làm quà mừng thọ cho lão gia tử thì không gì thích hợp hơn.

Đã là quà mừng thọ, thì đương nhiên món đồ đó phải thuộc về lão gia tử. Hiện giờ, Lý Dương đã nắm rõ bộ sưu tập của lão gia tử trong lòng bàn tay, bởi nó không khác biệt lớn lắm so với bộ sưu tập của Lý Dương.

Nghĩ đến đây, Lý Dương bất giác cảm thấy vui hơn. Chuyện Hà Kiệt gặp may và anh gặp may đối với anh không có gì khác nhau lắm. Bởi cuối cùng thì những món bảo bối đó cũng sẽ tập hợp lại với nhau.

- Đó thực sự là một món bảo bối ư? Giá trị của nó có lớn không?

Nhìn thấy vẻ mặt ngưỡng mộ hiện lên trên khuôn mặt của Lý Dương, tim Hà Kiệt càng đập nhanh hơn, buột miệng hỏi.

- Chiếc hộp Dịch Hồng này có chút không toàn vẹn, ảnh hưởng không nhỏ tới giá trị vốn có của nó. Theo tôi thấy nếu đem đấu giá hoàn toàn có thể bán được 8 triệu tệ.

Lý Dương nghĩ ngợi một lát rồi khẽ lên tiếng.

Hà Kiệt sững sờ. con số 8 triệu tệ tuy không là gì với anh, bỏi anh hoàn toàn có thể bỏ ra số tiền lớn hơn thế nhiều lần. Thế nhưng đây lại là con số mà anh may mắn có được. Ý nghĩa của câu chuyện đã hoàn toàn đổi khác, 20 ngàn nay biến thành 8 triệu, lần này Hà Kiệt quả thật đã trúng quả lớn!

Kết quả dự đoán của Lý Dương được dựa trên những hiểu biết của anh thông qua những lần đấu giá thực tế. Nếu chiếc hộp Dịch Hồng còn nguyên vẹn, chí ít nó cũng phải bán được hơn 30 triệu tệ, thậm chí còn cao hơn. Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, trong một buổi bán đấu giá, đã từng có người mua chiếc hộp Dịch Hồng của Vĩnh Lạc với giá hơn 30 triệu tệ.

Chiếc hộp Dịch HỒng mà Hà Kiệt có được lúc này ngoài chỗ ghi niên đại bị người ta cắt mất ra thì hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Tuy màu sơn có hơi bẩn một chút nhưng cũng hoàn toàn có thể sửa lại được, khi đó, dáng vẻ hoàn mỹ của nó sẽ trở lại như vốn có.

Lúc này Lý Dương cũng đã hiểu, nếu như niên đại của chiếc hộp không bị xóa mất thì sợ rằng nó cũng sẽ không lọt vào tay của Hà Kiệt mà đã sớm bị người khác chiếm mất từ lâu.

Cho dù có không thật toàn vẹn thì chiếc hộp Dịch Hồng này cũng vẫn có giá trị rất lớn, tuyệt đối không dưới con số 6 triệu. Với hơn 200 lớp vỏ sơn, được liệt vào hàng vô cùng quý hiếm, cho dù Lý Dương có ra giá 8 triệu cũng không có gì là lạ.

Hơn nữa, đây lại là đồ sơn son thiếp vàng chứ không phải đồ gốm sứ, nên yêu cầu về tính toàn vẹn không khắt khe như gốm sứ. Nếu gặp được người thực sự đam mê thì có khi sẽ bán được giá cao hơn nhiều.

- Đi thôi, chúng ta ra ngoài nói tiếp!

Sau vài phút, Hà Kiệt mới lấy lại được bình tĩnh, anh lập tức kéo Lý Dương ra ngoài, bỏ lại những chiếc hộp được làm từ hậu Thanh triều.

Lão Điền vội vàng thu dọn những thứ Hà Kiệt để lại rồi bước nhanh theo.