Siêu Việt Tài Chính

Chương 379: Được nước làm tới



Thiếu Kiệt ở mãi trong nhà làm việc cả nguyên buổi sáng để chuẩn bị Hà Thúc và nhóm người của ông tối nay sẽ tới đây. Hắn tâm tình khó chịu. Nên mới rời khỏi nhà. Trên người vẫn mặc bộ quần áo không thể thường hơn, cái quần sọt kaki vừa đủ phủ qua khỏi băng vết thương.

Khải Huy thì muốn lấy xe chở hắn đi còn hắn thì lại không muốn. Lắc đầu Hà Vi còn châm chọc hắn.

- Đã què còn khoái đi bộ. Thật chả hiểu anh nghĩ sao nữa. Thôi để cho Thiếu Kiệt anh ấy muốn làm gì làm đi anh Huy ơi.

Nghe lời Hà Vi nói thế Khải Huy cũng gật đầu. Vốn Thiếu Kiệt hắn muốn đi vòng vòng nhưng nghĩ đến dạo gần đây không biết những cơ sở của mình như thế nào nên đành gọi bác xe ôm gần đó chở mình đi. Vốn không có khách cũng biết Thiếu Kiệt hào phóng không kém gì. Nên nhanh chóng hai người trước sau. Trên xe đi dạo vòng vòng thành phố qua những nơi mà mọi người đang làm việc.

Thiếu Kiệt đến gần chỗ công tuy chuyển phát nhanh thì để cho người xe ôm quay về. Hắn muốn xem lượng khách hàng và sự hoạt động của những nhân viên gần đó như thế nào. Ghé vào một quán cà phê ven đường Thiếu Kiệt ngồi xuống cởi cái nón vừa mới mua ở dọc đường để che nắng khi tham quan những chỗ làm việc của những người bên dưới mình.

Nếu Tô Thanh cũng không thể nào nhận ra Thiếu Kiệt lúc này vì hắn đi vài chỗ. Nhìn ngồi một chút ở mỗi nơi lại là dưới trời nắng gắt môi trường thì ô nhiễm bởi bụi bẩn nên khó ai có thể nghĩ một người thanh niên mặt bụi bặm ngồi tại quán nước cách chỗ họ chỉ vài bước chân lại là ông chủ phía sau công ty. Nơi nào Thiếu Kiệt cũng chỉ ở lại vừa đủ nghe được tâm tư của nhân viên của mình.

Hướng vào trong quán Thiếu Kiệt gọi nước uống cho mình như những người khác gần đấy.

- Cho ly cà phê với bình trà đi chị ơi!

Hầu hết những quán cà phê thế này một là pha nước cốt trộn chung với nước dão lần hai của cà phê hoặc là pha một lần với số lượng nhiều nên hầu hết cà phê được để trong một chai nhựa. Khi khách gọi chỉ cần đem ra chế ra ly vừa đủ bỏ đường khấu vài cái rồi bỏ đá vào. Thiếu Kiệt lấy ống tay áo mình quẹt một đường mồ hôi trên trán.

Ly cà phê được đem ra để trước mặt hắn, người đó bỗng nhiên nhìn Thiếu Kiệt một lúc. Thiếu Kiệt lúc này cũng không quan tâm lắm hắn cũng không lạ gì những quán cà phê như thế này khi thấy khách lạ thường hay nhìn kỹ họ. Bởi như thế mới tính giá khác biệt với được khách quen của quán.

Thấy một nhóm nhân viên của dịch vụ giao hàng đang ngồi bên cạnh mình Thiếu Kiệt giả vờ lên tiếng hỏi.

- Anh ơi! Mình xin vào bên này làm dễ không anh?

Nghe được lời Thiếu Kiệt những người bên cạnh cũng lắc đầu nói.

- Dễ thì có đó nhưng mà quan trọng ngày em chạy được bao nhiêu bill thôi. Chứ ngoài thủ tục bình thường chỉ cần một khoản tiền thế chân. Xe máy với lại mấy sợi dây ràng. Bên công ty cung cấp dụng cụ cho em làm việc rồi. Chủ yếu là chạy nổi hay không thôi, mà em có xe máy chưa?

- Ủa em thấy mấy công ty khác có xe máy của họ mà. Công ty mình phải sử dụng xe máy nhân viên như thế chạy một ngày hao tiền xăng chết làm sao mà được.

Mọi người lúc này cũng cười cười nhìn hắn như kẻ không biết gì lắc đầu. Một người vừa đặt ly cà phê của mình xuống nói với Thiếu Kiệt.

- Cái đó mới quan trọng đấy! Đối với các công ty khác có xe thật nhưng mà mình làm lương cứng tiền bill không nhiều. Mà công ty này lương cứng có, hợp đồng lao động có, bảo hiểm cũng đầy đủ. Phụ cấp xăng xe một tháng cũng không cao nhưng nếu một quận em chạy ngày chừng ba mươi đơn hàng mỗi đơn 10 ngàn là em có ba trăm rồi tiền xăng lúc đó mà em tiếc nữa mới lạ đấy. Trước anh cũng như em vậy cứ nghĩ chạy như thế tiền lương không đủ tiền xăng. Sau này mới biết công ty phân ra một người chỉ chạy trong một quận chia phường với nhau mà chạy có một tuyến đường không tới vài trăm mét mà có cả năm sau đơn hàng như thế anh bỏ túi một ngày ít nhất ba trăm một tháng ngoài tiền lương cứng, còn có thêm tiền bill nữa là gần mười triệu em kiếm đâu ra việc như thế bây giờ. Nhưng mà quan trọng mình rành đường thôi.

Thiếu Kiệt lúc này ra vẻ hiểu. Bởi mô hình này hắn đã đưa cho Tô Thanh và Phan Nguyệt hoạt động hắn không tin mình có thể thất bại những năm đầu này hầu hết là ăn chia năm mười năm mươi với người bán hàng và người giao hàng. Hắn sẽ không lỗ nhưng cũng muốn biết tâm tư của mấy người này.

- Thế sao mấy anh không ra riêng làm như thế không phải làm được nhiều tiền hơn sao?

Người đó lắc đầu nói với Thiếu Kiệt.

- Ra ngoài tự kiếm đơn chạy không được nhiều. Với lại bên này hợp tác với những nơi bán hàng trên mạng có nhiều đơn lắm anh em chạy không hết còn chạy bên ngoài làm gì. Chú mày xin vào làm đi rồi biết. Có xe máy là được. À mà đủ tuổi lái xe máy chưa?

Thiếu Kiệt đang định trả lời thì ở đằng sau lưng hắn vang lên một âm thanh hắn nhớ rất kỹ cho đến hiện tại. Âm Thanh này hắn ghim trong lòng từ lúc nhỏ cho đến hiện tại.

- Nhà nó có mỗi xe đạp giờ này ngoài đường chắc cũng thất học rồi. Trước đây nó bưng phở cho nhà cô chứ đâu!

Một người phụ nữ đi đến trước mặt Thiếu Kiệt nói.

- Sao thằng nhóc dạo này lớn dữ. Mẹ con mày sao rồi! Năm đó mẹ mày thiếu nợ trốn chui trốn nhủi ở nhà tao. Mày cũng không được đi học chắc giờ cũng thế phải không?

Nhóm người bên cạnh cũng ái ngại cho Thiếu Kiệt nhìn người Phụ Nữ nói.

- Cần gì phải ác mồm thế cô Trang, đâu phải ai cũng có cuộc sống tốt đâu. Người ta thanh niên cố gắng ra đời kiếm tiền nuôi sống gia đình thì đã sao nào.

Thiếu Kiệt lúc này cũng mỉm cười vui vẻ nhìn người phụ nữ đó như không có chuyện gì.

- Chào cô không ngờ quán này lại là của cô đấy cô Mai Trang. Mua lại được căn nhà lớn thế. Lại còn mở quán chắc năm đó bán nhà 255 cây vàng rồi mua ở đây phải không cô.

- Mắc mớ gì mày! Mẹ con mày năm đó thiếu có một triệu phải trốn lên trốn xuống còn bày đặt nói sốc tao. Mẹ nể tình năm đó mày bưng bê phở cho nhà tao tiền nước hôm nay khỏi tính mày. Thứ Con Hoang!

Người thanh niên bên cạnh nghe thế cũng nhìn Mai Trang một cái lắc đầu nói.

- Tôi nói thật với bà nhà bà thuê ở đây ở trúng dịp công ty mở ra thì mới có cái quán này không có nó bà làm gì sống cũng phải như cậu nhóc này đi kiếm việc làm rồi. Mẹ ghét nhất ỷ có chút tiền khinh người.

Thiếu Kiệt lúc này mới biết đây cũng chỉ là nhà mướn mỉm cười nhìn người thanh niên kia đáp lại với hắn.

- Không có gì đâu anh! Người ta nói đúng mà năm đó em mới bốn tuổi thôi 1995 ấy. Nhà khổ quá mà mẹ mượn đầu này đập đầu kia thiếu nợ tùm lum phải trốn. Phận ở nhà mà anh sáng bốn giờ sáng dậy dọn hàng. Rồi dọn chén bát các thứ, hôm nào không làm thì không có ăn làm bể tô hoặc chén dĩa thì nhịn đói tới chiều. Riết rồi em cũng quen.

Những người nhân viên đó nghe thế cũng hiểu năm đó một triệu lớn đến mức nào nên cũng gật đầu.

- Không nói sao được nhìn nó đi! Trước sau như một thằng cô hồn. Dám bên ngoài trộm cướp móc túi cũng có chứ ở đó mà đòi xin việc. Nó làm gì đã đủ tuổi mà xin việc làm.

- Lâu ngày dì vẫn ác mồm ác miệng như xưa nhỉ, cũng không khác trước là mấy! Nhớ một lần làm bể có cái tô phải nhịn hai ngày vì dì nói cái tô ấy đang giá hơn thằng con hoang này nhiều.

Thiếu Kiệt vốn định không muốn chấp nhất bởi vì hắn thấy Mai Trang không đáng chỉ là miệng lưỡi của kẻ buôn bán lọc lòi chuyên ức hiếp người yếu hơn mình. Người bưng ly cà phê lúc này mới đến bên cạnh Mai Trang nhìn Thiếu Kiệt nói.

- Hèn gì nhìn mặt mũi quen quen thì ra là cái thằng con của bà Nhu. Xem như bố thí cho nó ly cà phê đi, cũng không hơn cái gì! Đúng là mẹ ra sao con như thế ấy. Dám mẹ nó bây giờ không thiếu nợ thì cũng làm công kiếm tiền sống thôi.

Nhóm người bên cạnh lúc này thấy Thiếu Kiệt chịu thiệt họ vốn không phải thân thích gì với hắn. Nhưng cũng tức thay cho hắn một người lên tiếng nói.

- Nói thiệt hai mẹ con bà đúng hết thuốc người ta như thế không chấp không có nghĩa là người ta hiền. Gặp tôi nãy giờ là hai bà không có chuyện đứng nói ở đây đâu. Tiền ly cà phê đó tôi trả, hai mẹ con bà làm quá mai mốt không uống nước ở đây nữa bây giờ. Một người thì chồng bỏ. Một người thì nhà bán đến nỗi đi thuê mà vẫn không chừa được cái thói ức hiếp người.

Thiếu Kiệt hơi bất ngờ. Vấn đề này hắn mới hiểu được 255 cây vàng mà đến nông nỗi này thì thật là cũng thú vị. Với lại tính tình con của Mai Trang mà để chồng bỏ thì cũng không có gì là lạ.

- Mấy người nói đấy nhá. Được đã có người trả tiền cho mày ly cà phê rồi đấy thằng con hoang, liệu mà biết ơn người ta. Uống xong đi chỗ khác cho tao làm ăn. Mẹ con mày đúng là hảm tài mà. Con mẹ thì lúc nào mặt cũng bất định. Thêm thằng con như bụi đời.

Đến lúc này Thiếu Kiệt thấy mình không nên nhịn nữa. Vốn hắn định xóa bỏ cái quá khứ đau thương của mình từ lúc còn bé. Nhưng Mai Trang cứ được nước lấn tới. Hắn thấy bà lâm vào bước đường như thế này cũng không muốn làm khó dễ. Hôm nay vốn hắn chỉ muốn đi xem tầng lớp nhân viên cấp thấp nhất của mình nghĩ sao về công ty mà không có ý nghĩ khác. Nhưng hắn đã nhượng nhưng Mai Trang không biết điều được nước làm tới. Bắt buộc hắn phải cảnh cáo.

- Là cô ép cháu đấy đừng để cháu phải thay đổi suy nghĩ của mình. Những lời nói vừa rồi cô chỉ cần xin lỗi một câu mọi chuyện sẽ không có gì xảy ra hết. Cô vẫn là cô cháu vẫn là cháu đơn giản không muốn quá rắc rối trong chuyện này thôi.