*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Cổ nhân gọi Kỳ Lân là Nhân thú[23], Thụy thú. Kỳ Lân giống đực được gọi là Kỳ 麒, giống cái được gọi là Lân 麟, ở trong đời sống hiện thực thường dùng Kỳ Lân để ví nhân vật kiệt xuất.
Ghi chép của Kỳ Lân xuất hiện sớm nhất ở trong Hà Đồ Lạc, thần mã được ghi chép trong truyền thuyết, chính là Kỳ Lân đã thành niên. Tương truyền ở thời Phục Hy thị 伏羲氏, Phục Hy thị dạy dân thắt dây thừng làm lưới đánh cá, nuôi dưỡng gia súc, thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện điều kiện sinh hoạt sinh tồn của mọi người. Bởi vậy, điềm lành thay nhau đến, thần vật thiên bẩm. Có một loài thần thú thân ngựa đầu rồng, mọc ra hai cánh, cao tám thước năm tấc, thân xấp vảy rồng, lăng ba đạp thủy, như giẫm trên đất bằng, lưng có vẽ những vết chấm. Từ sông Hoàng Hà vào tới sông Đồ Hà[24]图河, tuần tra tới lui trong sông Đồ Hà. Mọi người gọi là Long Mã[25]. Đây chính là “Long Mã phụ đồ 龙马负图” mà hậu nhân thường nói.
Mỗi lần Kỳ Lân xuất hiện đều là một thời kì vô cùng đặc biệt. Dựa theo ghi chép, Phục Hy 伏羲, Thuấn 舜, Khổng Tử 孔子 đều có Kỳ Lân xuất hiện kết bạn, và mang đến chỉ thị của thần, cuối cùng dẫn đến thắng lợi.[1] Dưỡng Do Cơ 養由基, xuất hiện trên võ đài lịch sử từ 606TCN-559TCN) là người nước Sở thời Xuân Thu. Ông là một danh tướng dưới hai đời vua Sở Trang Vương và Sở Cung Vương, nổi tiếng về tài bắn cung “bách bộ xuyên dương” (cách xa 100 bước bắn xuyên qua lá dương.
[2] Nguyên văn là 魼 tức 胠 chữ đồng thanh mượn tiếng chỉ bộ phận dưới nách trên sườn.
[3] Thời cổ đại lấy trùng 虫 làm tên gọi chung của động vật. Cơ thể động vật có lông vũ (tức loài chim) gọi là vũ trùng 羽虫.
[4] Thông thường, năm Nhâm Thìn được bắt đầu vào khoảng tháng 1 hoặc tháng 2 năm dương lịch và kết thúc vào khoảng thời gian tương ứng của năm dương lịch tiếp theo.
[5] Nhĩ Nhã 尔雅 là bộ từ điển của Trung Quốc thời kỳ cổ đại, một trong những tác phẩm kinh điển của Nho giáo được xếp vào danh sách thập tam kinh. Nhĩ nghĩa là cận (gần), nhã nghĩa là chính (tức nhã ngôn – lời nói nhã nhặn), nên Nhĩ Nhã nghĩa là cận chính, tức là tiếp cận với quy cách ăn nói sao cho nhã nhặn, đúng mực. Nội dung chủ yếu của Nhĩ Nhã là giải thích và khảo chứng vốn từ ngữ Trung Quốc thời cổ đại.
[6] Tương truyền vào triều đại Hiên Viên Hoàng Đế, trong tộc Khoa Phụ có một thủ lĩnh muốn hái mặt trời xuống, đặt vào trong lòng mọi người, thế là liền bắt đầu đuổi theo mặt trời. Khi ông khát nước đã uống cạn hết nước sông Hoàng Hà và sông Vị, dự định chạy lên hồ lớn (hoặc biển lớn) phía bắc uống nước, nhưng dọc đường chạy đến đầm lớn thì bị khát chết. Cây gậy chống của ông hóa thành Đặng Lâm (Địa danh, nay ở gần Đại Biệt Sơn chỗ giao giới ba tỉnh Hồ Bắc, An Huy và Hà Nam. Đặng Lâm 邓林 tức “Rừng đào” 桃林.), trở thành đào hoa nguyên; mà thân thể của ông hóa thành Khoa Phụ Sơn 夸父山.
[7] Hoàng Đế 黄帝 còn gọi là Hiên Viên Hoàng Đế 轩辕黄帝, là một vị vua huyền thoại và anh hùng văn hoá Trung Quốc, được coi là thủy tổ của mọi người Hán.
Hoàng Đế được coi là một trong Ngũ Đế, theo huyền sử Trung Quốc thì ông trị vì trong khoảng 2698 TCN đến 2599 TCN và là người sáng lập ra nền văn minh Trung Quốc. Theo truyền thuyết, việc ông rút về phía tây tại trận Trác Lộc (涿鹿) đánh thủ lĩnh Xi Vưu (蚩尤) là cái mốc hình thành người Hán.
[8] Thần Nông 神农 còn được gọi là Viêm Đế 炎帝 hay Ngũ Cốc Tiên Đế 五谷先帝, là một vị vua huyền thoại của các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, một trong Tam Hoàng Ngũ Đế và được xem là một anh hùng văn hóa Trung Hoa.
[10] Thụy thú 瑞兽: Chỉ loài thú cát tường may mắn, tốt lành.
[11] Chúc Âm 烛阴, còn được gọi là Chúc Long 烛龙 hay Chúc Cửu Âm 烛九阴, là một trong thần Sáng Thế Trung Quốc thượng cổ (Thiên Ngô, Tất Phương, Cư Bỉ, Thụ Hợi, Chúc Âm, Nữ Oa), là vị thần trong truyền thuyết thần thoại dân tộc Hán Trung Quốc cổ đại. Cư trú trên núi Chương Vĩ 章尾 phía bắc sông Xích 赤水, bên ngoài biển tây bắc, có hình tượng mặt người thân rắn, màu đỏ thẫm, thân cao ngàn dặm, mở mắt ra là ban ngày, nhắm mắt lại thì là ban đêm, hít vào là mùa đông, thở ra là mùa hè, có thể hô mưa gọi gió, không ăn uống, không ngủ cũng không nghỉ ngơi. Được ghi chép ở 《Hải Ngoại Bắc Kinh》 và 《Đại Hoang Bắc Kinh》 trong 《Sơn Hải Kinh》.
[12] Khâm Phi hóa thành con chim ngạc (ó cá) lớn, dạng nó như chim đại bàng mà vằn đen đầu trắng, mỏ đỏ mà móng cọp, tiếng nó như chim hộc gáy buổi sớm, một khi xuất hiện thì chiến loạn to.
[15] Cát thú 吉兽: Cũng giống như Thụy thú là một loài thần thú cát tường may mắn.
[16] Thiếu Hạo (khoảng năm 2698 TCN – khoảng năm 2525 TCN) là một vị vua huyền thoại của Trung Quốc, một trong Ngũ Phương Thiên Đế 五方天帝 trong thần thoại dân tộc Hán, là Tây Phương Thiên Đế 西方天帝 trong Ngũ Phương Thiên Đế. Còn được gọi là “Chu Đế 朱帝”, “Bạch Đế 白帝”, “Tây Hoàng 西皇”, tại vị tám mươi bốn năm, thọ trăm tuổi băng hà, được đời sau của ông là nước Đàm Tử 郯子 tôn làm Cao Tổ 高祖, con cháu tôn làm Tổ Tiên Thần Đế 祖先神帝.
Thiếu Hạo 少昊 còn có tên gọi khác là Thiếu Hạo 少皞, Thiếu Hạo 少皓, Thiếu Hạo 少颢, sử sách gọi là Thanh Dương thị 青阳氏, Kim Thiên thị 金天氏, Cùng Tang thị 穷桑氏, Vân Dương thị 云阳氏 hoặc Chu Tuyên 朱宣, một thuyết khác lại cho rằng ông là Huyền Hiêu 玄嚣, là con trưởng của Hoàng Đế 黄帝. Thiếu Hạo là thủ lĩnh của tập đoàn bộ lạc Hoa Hạ thời đại viễn cổ, đồng thời cũng là thủ lĩnh thời kỳ đầu của tộc Đông Di 东夷族.
[17] Tức giám sát cảnh tượng “mỗi ngày mặt trời lặn xuống phía dưới đường chân trời ở phía tây, hình bóng phản chiếu chiếu rọi vạn vật đều nghiêng về hướng đông” có bình thường hay không.