Ta Sống Lại Sau Khi Ở Góa

Chương 156



Tuyết rơi mãi không ngừng.

Những cành hoa mai rậm rạp cùng với những từng cánh hoa mai nở rộ đã chặn được phần lớn hoa tuyết rơi, chỉ có một số những bông tuyết nho nhỏ sẽ len qua kẽ lá rơi xuống, rơi vào mặt nước hồ ấm áp đang bốc hơi nước hoặc dừng trên hai gò má đỏ hồng hay hai vai trắng trẻo của Trưởng Công chúa.

Thế nhưng Hoa Dương lại không cảm thấy lạnh.

Trong ao này còn cất giấu cả càn khôn. Ví như sát ngay tại trên bờ này, có ẩn một phiến đá bằng phẳng như một chiếc ghế đang ẩn hiện trong mặt nước.

Hoa Dương lúc này đang được đặt lên trên phiến đá, thân mình nàng được nước suối ấm áp bao lấy, ngay cả bờ vai và cổ cũng có sóng nước dập dềnh chảy qua.

Nàng chỉ có thể duy trì tư thể ngẩng mặt mới có thể tránh cho không may uống phải nước trong ao.

Nếu như hiện tại nàng mở mắt có thể nhìn thấy cảnh tuyết và hoa mai rơi khắp trời, không phân biệt được thời gian, tuyết rơi phản chiếu lại ánh đèn, vừa ôn hòa lại mông lung, như ảo mộng.

Hoa Dương rất thích ngắm cảnh tuyết, nếu Trần Kính Tông không ở đây, nàng nhất định sẽ yên tĩnh thưởng thức, không nghĩ gì cả, chỉ im lặng ngắm thật lâu, thật lâu.

Nhưng Trần Kính Tông ở đây, khiến nàng không thể nhìn thấy bất kỳ bông mai nào. Khi hắn đột nhiên xuất hiện hôn nàng, trên mặt nàng lập tức dính đầy nước ướt luôn hàng mi của nàng.

Hoa Dương quyết định không nhìn gì cả, mặc kệ hắn.

"Ngay từ lúc ở phía sau núi Hoàng Phúc Tự ta đã muốn làm như vậy."

Lời như thế này Trần Kính Tông nói qua không ít lần, Trưởng Công chúa càng ngại ngùng, càng ghét đề cập tới chuyện này thì hắn lại càng phải nói cho nàng nghe.

Cái gì mà tuyết trắng, mai đỏ, Trần Kính Tông không hề nhìn thấy bất cứ thứ gì, trong mắt hắn giờ đây chỉ có Trưởng Công chúa, chỉ có tiên nữ tổ tông mà hắn cưới về.

Hắn thích nhìn nàng lạnh lùng hoặc hờn giận trừng hắn, khi ấy đôi mắt trong trẻo của nàng sẽ như có gợn sóng nước, rồi lại nhanh chóng vì hắn nhuốm lên một tầng ý vị khác.

Giống như Hằng Nga ở trên cung trăng xa vời khó với tới, lại bất ngờ được gả cho hắn, nên chỉ đành đi theo hắn cùng nhau trở thành một đôi phu thế bình thường sống vui vẻ bên nhau.

Trần Kính Tông cũng không tin, cho dù là nam thần tiên ở trên trời hay là quân tử ở dưới trần còn có thể đứng dậy trước việc phong nhã như chuyện này.

Không có khả năng, chắc chắn không có khả năng!

***

Ngày mười ba tháng giêng, sáng sớm, lúc bọn họ rời khỏi biệt viện, trong đầu Hoa Dương chỉ có duy nhất một ý nghĩ: Cả đời này nàng sẽ không bao giờ ngâm nước nóng với Trần Kính Tông nữa!

Khi về tới Kinh thành cũng là lúc màn đêm buông xuống. Sáng sớm hôm sau, Hoa Dương mới tiến cung thỉnh an mẫu hậu.

Thích Thái hậu nhìn gương mặt của nữ nhi càng ngày càng diễm lệ, trong lời nói ra không khỏi mang theo giọng điệu trêu chọc: "Công dụng của suối nước nóng này quả thực khá tốt đấy, chân còn đau không?"

Nguyên Hựu Đế vừa tới, hai mẹ con lập tức không nói những lời mà đối phương đều hiểu rõ là trêu chọc nhau nữa.

Nguyên Hựu Đế vừa mới mười lăm tuổi, dù gì vẫn còn khá đơn thuần, thấy tỷ tỷ có thần sắc tốt như vậy còn cho rằng là do suối nước nóng có công dụng, còn nhân cơ hội quan tâm mẫu hậu nhà mình: "Năm nay triều đình phải đo đạc đất đai, sợ là mẫu hậu sẽ không có tâm trạng đến ở tại Hành Cung, đợi đến tháng chạp nhàn rỗi hơn, hay là mẫu hậu cũng tới Hành Cung ở một khoảng thời gian đi."

Thích Thái hậu cười gật đầu đồng ý.

Hoa Dương âm thầm nhịn cười.

Ở trong cung dùng cơm trưa xong, Hoa Dương nhanh chóng cáo từ rồi về lại Trần phủ ngồi một lúc.

Tôn thị cũng khen con dâu Trưởng Công chúa của mình sắc mặt rất tốt, khi nhắc tới hiệu quả của suối nước nóng, Tôn thị còn cảm thán một lát: "Ở Lăng Châu cũng có suối nước nóng. Năm đó lão thái thái sợ lạnh, lão đầu tử ở kinh thành làm quan, mùa đông mọi năm đều sẽ mang một ít bổng lộc về nhà, chỉ chuyên dành cho lão thái thái ngâm nước nóng."

Hoa Dương:...

"Ở Lăng Châu có suối nước nóng cơ ạ?"

"Đúng vậy, ngồi xe ngựa nửa ngày là tới rồi."

Hoa Dương cười cười khen mẹ chồng và cha chồng hiếu thuận với lão thái thái.

Đợi đến lúc ngồi trên xe ngựa về phủ, thiếu chút nữa Hoa Dương đã vặn cái khăn lụa nát luôn rồi!

Nếu Trần gia lão thái thái thích ngâm nước nóng, vậy thì trước khi vào kinh quãng thời gian Trần Kính Tông mười tới mười tám tuổi chắc chắn đã đi ngâm suối nước nóng với lão thái thái không biết bao nhiêu lần. Vậy mà hắn còn dám giả vờ cái gì cũng không biết trước mặt nàng, hóa ra hắn chờ mong đến biệt viện của cô mẫu cũng chỉ vì muốn nếm thử mấy trò mới đa dạng với nàng mà thôi!

Hôm nay Trần Kính Tông phải tham dự một bữa tiệc rượu của đồng liêu, khi về đến phủ đã là buổi chiều, hắn uống đến mức cả người toàn là mùi rượu, thành thật ngủ một canh giờ ở Lưu Vân Điện, sau đó tắm rửa xong xuôi mới tới Tê Phượng Điện.

Hoa Dương đang ngồi trên ghế tháp, nàng thấy hắn về thì chỉ vào bên trong phòng: "Đi vào xem thử đi."

Trần Kính Tông nhìn ra nàng đang tức giận, hắn đi vào trong nhìn một lượt thì thấy một tấm đệm đang được bày bên cạnh giường của Trưởng Công chúa.

Trần Kính Tông bước ra ngoài hỏi một cách thiếu đứng đắn: "Trước khi đi vẫn còn vui vẻ lắm mà, sao vừa mới tiến cung về nhà mẹ đẻ thì lại tức giận rồi? Sao thế, hay là mẫu thân ta trở thành bà mẹ chồng độc ác khiến nàng tức giận hả?"

Hoa Dương cười lạnh lẽo: "Mẫu thân rất tốt, cả Trần gia chắc chỉ có duy nhất mình chàng dám chọc giận ta thôi."

Trần Kính Tông: "Dạo gần đây ta cũng không chọc gì tới nàng mà."

Hoa Dương: "Chàng bịa chuyện linh tinh để đùa giỡn ta."

Trần Kính Tông: …

Trưởng Công chúa chắc chắn đã có chứng cứ nên mới khẳng định như vậy, Trần Kính Tông lập tức nhận tội: "Ta sai rồi, chỉ cần Trưởng Công chúa có thể nguôi giận, nàng muốn phạt ta như thế nào cũng được."

Hoa Dương biết hắn chính là kiểu lời nó có vẻ rất thành thật nhưng trong lòng chưa biết chắc còn đang vui vẻ lắm, nàng bình tĩnh nói: "Phạt ngươi phải ở Lưu Vân Điện nửa tháng, hoặc có thể chọn nằm đất nửa tháng, hai lựa chọn tự mình chọn đi."

Trần Kính Tông: "Ta chọn nằm đất, ta không thể chịu được cảnh phải cách nàng xa như vậy đâu."

Hoa Dương tiếp tục đọc sách không thèm để ý tới hắn.

Khi ăn cơm hai người cũng không nói chuyện với nhau. Đêm đến, Hoa Dương thoải mái nằm trên giường, Trần Kính Tông cởi xiêm y lăn một vòng bên cạnh giường rồi lặng lẽ lăn đến tấm đệm trải trên mặt đất.

Hắn vừa mới nằm xuống đã hắt xì một cái.

Vừa hắt xì xong lại bắt đầu ho khan.

Hắn giả vờ không hề thật tí nào, Hoa Dương cũng biết là giả, dù trong lòng thấy phiền nhưng vẫn không nói gì.

Trần Kính Tông rất hiểu nàng, tuy rằng tức giận đến mức phải trút giận, nhưng cũng không quá tức, nếu thực sự tức giận, nàng sẽ không để hắn xuất hiện trước mắt mình thế này đâu.

Bởi vậy, nằm đất chưa được bao lâu, Trần Kính Tông đã ngồi bật dậy, nhanh chóng chui vào trong chăn ở trên giường, lại ôm Trưởng Công chúa vừa thơm vừa mềm mại vào trong lồng ngực mình.

Hoa Dương không đuổi hắn cũng không nói tiếng nào.

Trần Kính Tông lại hôn vào bên tai nàng: "Chuyện đứng đắn ta không có gạt nàng."

Hoa Dương: "Chuyện không đứng đắn cũng không được."

Trần Kính Tông: "Được rồi, lần sau nếu ta muốn làm như vậy với nàng ở trong ao nước nóng ta sẽ nói thẳng với nàng."

Hoa Dương:...

***

Ngày mười sáu tháng giêng năm Nguyễn Hựu thứ hai, lần lên triều đầu tiên của năm mới, thủ phụ Trần Đình Giám tấu lên đề nghị đo đạc đất đai trên toàn quốc, điều này khiến các đại thần tranh cãi rất quyết liệt.

Tuy nhiên Nội Các đã thống nhất với nhau, Thích Thái hậu, Nguyên Hựu Đế lại đều ủng hộ chính sách mới này. Bởi vậy, sáng hôm sau, văn thư có liên quan đến điều này và dụng cụ đo lường được chuẩn bị thống nhất đã được gửi đến mọi miền đất nước với tốc độ nhanh chóng. Cẩm Y Vệ cũng đồng thời huy động hơn nửa lực lượng xuất phát ngay trong đêm đến các địa phương tiến hành giám sát việc đo đạc.

Có điều, cho dù Nguyên Hựu Đế và Thích Thái hậu đều ủng hộ việc đo đạc này, cho dù Trần Đình Giám, Hà Thanh Hiền cũng đã lập nên "Điều lệ đo đạc" cực kỳ hoàn thiện thì chính sách mới này muốn thật sự thực hiện cũng không hề dễ dàng.

Mọi địa phương đều có quan lại, thân thích hoàng gia dâng tấu phản đối. Họ không dám trách cứ Nguyên Hựu Đế nên chỉ có thế quy hết tội lên đầu Trần Đình Giám và Hà Thanh Hiền. Nhất là Trần Đình Giám, ông ấy bị mắng nhiều nhất, dường như sắp thành tội nhân thiên cổ luôn rồi.

Ban đầu Nguyên Hựu Đế còn nhìn qua đống sổ con này, sau đó xem cũng không thèm xem nữa mà giao hết cho nội các xử lý.

Giữa tháng ba, Cẩm Y Vệ đang hoạt động bị mật ở đất Tấn âm thầm gửi một phong mật báo vào trong kinh thành, trên phong mật báo liệt kê chịu tội lớn của Tấn Vương. Nguyên Hựu Đế cử ra hai vị khâm sai đến kiểm tra, phát hiện ra chín tội này đều là sự thật, lập tức phế bỏ đi vương vị của Tấn Vương. Một dòng chính của Tấn Vương cũng phải chịu sự trừng phạt tương ứng.

Lúc này Tấn Vương đã bị phế sẽ không còn phải lo việc triều đình đo đạc đến số đất mà hắn ta đã che giấu lâu nay nữa, bởi vì vương vị của hắn ta cũng đã mất rồi, tài sản đất đai cũng đã bị thu lại toàn bộ, hắn ta đã thành công bị đưa tới biên cương làm khổ sai, không còn phải quan tâm đến bất cứ thứ gì nữa!

Nguyên Hựu Đế phạt tội Tấn Vương xong thì lại viết thêm một bức thư cho các vị Vương gia khác. Nội dung thư đầu tiên là liệt kê tội trạng của Tấn Vương, sau đó than thở một hồi, than rằng thái tổ sắc phong Vương vị là để các Vương gia có thể ủng hộ Hoàng đế trong Kinh thành, phò trợ Hoàng đế bảo vệ biên cương, quan tâm lo lắng cho dân chúng nơi đó. Còn nói rằng thái tổ hận nhất là bọn tham quan, một trong những chức trách của các vị Vương gia chính là quản lý quan lại ở địa phương, thanh liêm yêu dân. Kết quả Tấn vương lại dám ăn sơn hào hải vị trước mặt dân chúng, khiến dân chúng lầm than, vừa có lỗi với triều đình vừa có lỗi với sự tín nhiệm và mong đợi của thái tổ năm xưa. Nguyên Hựu Đế cảm thấy cực kỳ oan ức, hy vọng các vị Vương gia, thúc bá, huynh đệ tuyệt đối đừng đi theo vết xe đổ như của phế Dự Vương, phế Tấn Vương, đừng để hắn ta đau lòng thêm lần nữa!

Các vị Vương gia:...

Tiểu Hoàng đế than thở đến mức cảm động lòng người, nhưng thực chất là đang tung chiêu giết gà dọa khỉ!

Nếu trong tay các vị Vương gia có một ít binh lính, có lẽ sẽ thật sự tạo phản, thế nhưng bọn họ không có binh lính, cũng không có lá gan như phế Dự Vương, không phải chỉ là giao một ít đất ra thôi sao, họ có thể chịu được.

Cứ như vậy, các vị Vương gia đều thành thật khai báo trước mặt Cẩm Y Vệ và dân chúng tất cả số đất đai mà họ đang giấu giếm hoặc báo ít đi.

Nhóm quan lại mặc dù nhiều nhưng nói về cứng đầu cũng làm sao so sánh được với các vị Vương gia hoàng thân quốc thích, ngay cả hoàng thân quốc thích cũng đã bị Nguyên Hựu Đế mang cả tổ huấn của tổ gia ra để xử lý rồi, những vị quan lại trước đó còn ầm ĩ viết sổ phản đối việc đo đạc cuối cùng cũng đã phải cúi đầu chấp nhận, ai nấy cũng đều răm rắp tuân theo.

Khắp các địa phương đo đạc đất đai xong, đóng thành một quyển sổ rồi gửi về kinh thành.

Hoa Dương vẫn nhớ, đời trước mãi đến cuối năm việc đo đạc mới được hoàn thành một cách miễn cưỡng, có những nơi xa xôi hơn còn kéo dài đến tận giữa năm của năm tiếp theo.

Lần này có lẽ là do tăng cường việc giám sát, Cẩm Y Vệ và dân chúng đều sẵn sàng thực hiện, hơn nữa điều lệ hoàn thiện, các quan lại ở địa phương không có đủ mánh khóe để gian lận nên chỉ có thể thực hiện đúng theo điều lệ. Mới đến đầu tháng tám vậy mà đã có tầm mười tỉnh giao nộp sổ sách.

Từ trên xuống dưới Nội Các ai nấy cũng vui vẻ, các vị quan phản đối đo đạc trong kinh thành không vui cũng phải cố nở nụ cười.

Trong bầu không khí vui tươi hớn hở này, Kế Châu đột nhiên cấp báo tới, báo rằng thủ lĩnh Đổng Hổ của bộ lạc Đóa Nhan trên thảo nguyên dẫn theo một đội quân mấy vạn kỵ binh đánh lén biên giới.

Kế Châu quá gần Kinh thành, chỉ cách hai ba trăm dặm, chỉ cần bên đó có chiến sự, quan và dân ở Kinh thành ai ai cũng sẽ lập tức trở nên căng thẳng,

Cho dù Trần Đình Giám kịp thời điều binh cản tới, đêm nay chắc chắn Nguyên Hựu Đế không thể nào ngủ ngon được, cả một đêm chỉ lăn qua lộn lại.

Qua một ngày, Kế Châu truyền đến tin chiến thắng, báo rằng Tần Đại Tướng quân đánh bại Đóa Nhan, còn bắt sống được một đứa con trai của Đổng Hổ, lúc này Đổng Hổ đang quỳ dưới trường thành cầu hòa.

Nguyên Hựu Đế và quan lại trong Kinh thành:...

Binh mã tiếp viện của triều đình còn chưa tới mà trận chiến ở Kinh Châu đã xong rồi ư?

Trần Đình Giám cười nói: "'Hoàng thượng, lúc trước Tần Nguyên Đường chỉ tập trung huấn luyện xe doanh cho các kỵ binh trên thảo nguyên, mà xe doanh có nghĩa là bốn người đẩy một chiếc chiến xa, trên chiến xa có trang bị hỏa lực và vũ khí chống lại ngựa. Một khi khai chiến, xe doanh sẽ dàn trận ở phía trước, dùng hỏa lực tấn công ở tầm xa, sau đó để vũ khí chống lại ngựa lại gần chiến mã của quân địch, lần này có thể thắng nhanh như vậy chắc chắn phải kể đến công lao của xe doanh."

Nguyên Hựu Đế biết được việc thì Tần Nguyên Đường cũng đã kể lại cuộc chiến này trong sổ con gửi về Kinh thành. Điều khiến ông ấy vui mừng đó là xe doanh khi áp dụng vào thực tiễn lại có hiệu quả như vậy.

Nguyên Hựu Đế đang còn tâm tính của một thiếu niên hận không thể tự mình tới Kế Châu tận mắt chứng kiến uy lực của thứ vũ khí này.

Trần Đình Giám cũng hy vọng Nguyên Hựu Đế có thể đến Kế Châu xem thử. Chỉ khi Hoàng thượng tới Kế Châu tận mắt nhìn thấy sự dũng mãnh phi thường của quân đội ở Kế Châu thì mới có thể hiểu được ý nghĩa thật sự của việc gia tăng sức mạnh quân sự.

Bởi vậy ông ấy dâng tấu lên Nguyên Hựu Đế để tự mình tới nhận sự thần phục của Đóa Nhan, giữ vững quyền uy của Hoàng đế.