Nếu như Vô Ưu ở đây, hắn nhất định sẽ đút cho ta từng thìa nước. Mới xa nhau có xíu thôi mà ta đã thấy nhớ hắn rồi. Ta chạm vào chuỗi hạt đeo tay bằng ngọc phỉ thuý, trong lòng chợt thấy buồn rười rượi. Bốn chữ Vô, Ưu, Vô, Tư nom rất tinh tế, chắc hẳn Vô Ưu đã bỏ ra rất nhiều công sức. Vậy mà hồi xưa ta lại bất cẩn làm mất đồ hắn tặng, tạo cơ hội cho kẻ xấu dùng nó để hãm hại mình, ta thật đáng trách. Lúc ở phủ Đại Tướng quân, Vô Ưu từng nhắc tới chuyện đáng xấu hổ này. Hắn tuyên bố sẽ không trả lại chuỗi hạt quý giá cho một kẻ vô trách nhiệm như ta nữa. Tuy nhiên, sau khi rút dây áo yếm đỏ của ta, hắn liền thay đổi ý định. Hắn dịu dàng đeo cho ta chiếc vòng rồi cúi xuống hôn vào lòng bàn tay ta. Ta bẽn lẽn hỏi:
- Vô Ưu không sợ ta vô trách nhiệm nữa sao?
Vô Ưu nhìn ta say đắm khiến ta ngượng ngùng ghê lắm. Toàn bộ những gì trong trẻo nhất trong tuổi trẻ của ta đều đang phơi bày trước mặt hắn. Ta xấu hổ cúi gằm mặt, ánh mắt vô tình chạm vào vẻ non xanh mơn mởn kia. Vô Ưu áp lòng bàn tay mát lạnh của mình lên gò má nóng ran của ta, rồi lại dùng chính bàn tay ấy nâng niu búp sen hồng thanh tú, tạo cho ta cảm giác chính bản thân mình cũng được nâng niu như bảo bối. Lừa lúc trái tim ta mềm yếu nhất, Vô Ưu thủ thỉ tâm tình:
- Chỉ cần Tứ Tứ nguyện ý trở thành người của ta, tất cả sự vô trách nhiệm của nàng trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai, ta đều có thể bao dung được.
Ta rơm rớm nước mắt. Vô Ưu gọi ta:
- Tứ Tứ!
Nước mắt lăn dài trên gò má ta, rơi xuống tay Vô Ưu. Hình như hắn có chút lo lắng cho ta, hắn nói:
- Ta sẽ đợi tới khi nào Tứ Tứ nguyện ý.
Ta nguyện ý mà, nếu khó chịu thì ta đã hét toáng lên rồi. Ta chỉ là chưa từng trải nên có chút bối rối, chẳng biết phải nói gì thôi. Nhiều khi im lặng chính là đồng ý mà, Vô Ưu chẳng hiểu tâm lý nữ nhân gì hết. Hắn chưa chi đã định rời xa ta. Ta vô thức níu ống tay áo của hắn. Khoé môi Vô Ưu hơi cong lên, hắn trìu mến nhìn ta, dịu dàng hỏi:
- Tứ Tứ thẹn sao?
Ta gật đầu. Vô Ưu cẩn trọng nói:
- Tứ Tứ nếu hôm nay trao thân cho ta, đời này nàng không thể gả cho ai khác.
Ta xúc động nghẹn ngào. Con người Vô Ưu bình thường thì có vẻ ngang ngược, nhưng đến thời điểm quan trọng, hắn lại không hề cưỡng ép ta, ngược lại còn rất quan tâm tới cảm xúc của ta. Ta cầm chiếc áo yếm lên, gấp áo lại cho gọn ghẽ rồi nhét vào lòng bàn tay hắn, ngầm thể hiện rằng ta nguyện ý trao thân gửi phận cho hắn. Khoé mắt Vô Ưu đỏ quạch. Hắn giữ khư khư chiếc áo trên tay, thật lâu cũng không nói lên lời. Ta cũng không biết phải nói gì cả, dường như mọi yêu thương đều trao gửi qua ánh mắt. Chỉ cần nhìn vào ánh mắt đắm đuối ấy, ta liền cảm nhận được tấm chân tình của hắn.
Vô Ưu yêu ta qua từng chiếc vuốt ve dịu dàng, từng nhịp thở dồn dập và cả từng dấu hôn cuồng dại. Ta đã khóc như mưa khi chúng ta hoà vào làm một. Ta thực sự không biết bản thân mình bị làm sao nữa. Các cô nương lần đầu tiên gần gũi với nam nhân, có ai bị xúc động mạnh như ta không? Một giọt máu đỏ lặng lẽ rơi xuống chiếc khăn lụa trắng tinh. Ta cảm thấy có chút đau rát, nhưng Vô Ưu đủ tinh tế để có thể nắm bắt được cảm xúc của ta. Hắn cũng đủ nhẫn nại để có thể tiết chế cảm xúc của mình, khiến ta cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy ta rất muốn cùng hắn triền miên không dứt, nhưng dẫu sao đây cũng là lần đầu tiên, ta tất nhiên cũng có lúc mỏi mệt. Vô Ưu không chèn ép ta gắt gao, chỉ là, hắn có lẽ vẫn còn lưu luyến ta. Hắn bế xốc ta dậy, ôm ta trong lòng, để đầu ta tựa vào cánh tay vững chãi của hắn. Hắn khẽ cúi xuống, đôi môi ẩm ướt ngậm lấy chiếc nụ hồng nhuận, dịu dàng vỗ về nó. Ta thoải mái tận hưởng sự cưng chiều của hắn rồi vô tư ngủ thiếp đi trong vòng tay hắn. Ta nào đâu biết đó chỉ đơn giản là chút bình yên trước bão giông.
Trước khi hồi cung, Vô Ưu sốt sắng dặn dò ta đủ thứ, từ việc nhỏ như đừng ăn quá nhiều một lúc mà phải chia ra làm nhiều bữa, tránh bị đầy bụng tới việc lớn như chú trọng lắng nghe thân thể, nếu cảm thấy có gì bất thường, ngay lập tức phải đi gặp thầy lang. Hắn còn nói trong cung có một vài nương nương mang bầu lần đầu không được thuận lợi cho lắm. Ta khi đó còn càu nhàu hắn lo xa như lão già. Bọn ta mới gần gũi duy nhất một lần, sao có thể dễ dàng dính bầu? Ta không ngờ sự chủ quan của mình đã làm hại đến đứa nhỏ. Nếu Vô Ưu biết được chuyện này, có lẽ hắn sẽ ghét ta lắm. Ta nằm trằn trọc trên giường, nước mắt chảy ra ướt đẫm cả gối. Canh năm, Ngũ đồ đệ ghé qua phòng ta, hồ hởi khoe khoang:
- Bẩm sư phụ, Tết này con được bu Ngân Hạnh và các sư huynh mừng tuổi nhiều tiền quá nè. Tiền nhiều thì để làm gì hả sư phụ?
Nhất đồ đệ giải đáp:
- Tiền nhiều thì để báo hiếu sư phụ chứ còn làm gì nữa? Sư phụ mau dậy đi! Tụi con đưa người đi ăn bánh tẻ.
Ta giả bộ ngái ngủ càu nhàu:
- Các ngươi có hiếu quá cơ! Ta đang ngủ dở giấc mà các ngươi làm ồn vậy hả? Mau cút hết đi! Phiền!
Tứ đồ đệ đề xuất:
- Vậy sư phụ ngủ thêm đi. Hai canh giờ nữa tụi con quay lại gọi sư phụ đi chơi Tết nha!
- Khỏi cần.
Ta đáp cộc cằn. Nhị đồ đệ trách móc:
- Khỏi cần ư? Thế nào là khỏi cần? Người là sư phụ cái kiểu gì thế? Người tự coi lại mình đi! Ở đâu có cái thứ sư phụ nhỏ nhen, ích kỷ, bỏ nhà theo trai mấy tháng liền, không thèm đoái hoài gì tới đồ đệ như người hả? Đã thế, Tết nhất là dịp sum vầy mà người lại dám đi thẳng về phủ Thường Tín chứ, rõ ghét! Làm như cái phủ này là nhà trọ của người không bằng!
Ta tức mình chửi hắn một thôi một hồi:
- Tết ngươi ăn nhiều hành quá hay sao mà thở ra câu nào là thấy hăng câu đó vậy? Ngươi đừng bảo với ta là ngươi đã quên mất thằng đồ đệ láo toét nào vì hai đĩa bún đậu mắm tôm mà bán đứng ta rồi nhé! Ở đó mà bày đặt trách móc ta! Các cô nương bằng tuổi ta trong cái trấn này hầu như đã có chồng con đề huề rồi, ta đây mới chỉ mê trai tí thì có sao? Ta có khi nào mà không thèm đoái hoài tới các ngươi chứ? Chẳng phải đã có người gửi cho các ngươi một trăm lượng bạc rồi còn gì? Nhờ phúc của ta, các ngươi được ăn sung mặc sướng mà còn không biết điều. Sư phụ nuôi ta từ nhỏ, ta bất hiếu bỏ nhà đi nhiều năm, Tết này về sum vầy với người cho nó phải phép thì có sao mà ngươi ghét ta?
- Sư phụ bớt giận. Nhị đệ nói vậy chẳng qua cũng chỉ vì nhớ sư phụ thôi. Sư phụ có điều không biết chứ sáng ba mươi Tết, Nhị đệ buồn bã ôm con gà con ra ngoài cổng ngồi đợi sư phụ, đợi từ sáng sớm tới tối mịt không thấy bóng dáng người, Nhị đệ đau lòng khóc lóc tức tưởi làm ướt hết cả bộ lông gà vàng óng. Con gà vì thế mà bị cảm lạnh đến hôm nay vẫn chưa khỏi.
Nhất đồ đệ xoen xoét cái miệng. Nhị đồ đệ chối:
- Sư huynh là cái đồ nói điêu ăn bát bún riêu! Đệ khóc hồi nào? Người ta chỉ đơn giản là bị chảy nước mắt với cả thi thoảng khẽ nấc lên một tiếng thôi mà.
Ta bĩu môi xỉa xói:
- Ồ. Ra vậy! Tết năm ngoái, ngươi còn tuyên bố ngươi chán ngấy ta rồi, ngươi chỉ ở lại cái phủ này vì Ngân Hạnh thôi cơ mà. Tết năm nay sao đã lật mặt nhanh thế?
Nhị đồ đệ nghiêm giọng bảo ta:
- Bẩm sư phụ, Tết năm ngoái con còn khờ dại nên chưa nhìn rõ bộ mặt thật của Ngân Hạnh.
- Ngươi liên thiên cái gì đấy? Nàng quán xuyến nhà cửa đâu ra đấy, hằng ngày đều tất bật cơm nước phục vụ các ngươi, ngươi không cảm ơn thì thôi còn dám xỉa xói nàng. Thứ đồ đệ mất nết! Có tin ta vả ngươi sấp mặt không?
- Ngân Hạnh đúng là có rất nhiều điểm tốt thưa sư phụ, nhưng nàng chỉ tốt với những người không xâm phạm tới lợi ích của nàng thôi. Nàng không vô tư như sư phụ. Trong lòng nàng có sân si. Sư phụ nhất định không được tin tưởng nàng thái quá. Bởi vì, nếu một ngày nào đó, nàng và sư phụ cùng tranh chấp một thứ, nhất định nàng sẽ khiến sư phụ bất ngờ, ngỡ ngàng và bật ngửa.
Nhị đồ đệ nói năng như thằng điên hại Ngân Hạnh nghe thấy tủi thân khóc nức nở. Ta kêu Ngũ đồ đệ đưa bu hắn ra chợ hoa chơi cho khuây khoả rồi tức mình đuổi hết bốn đứa còn lại đi. Khi căn phòng đã bớt ồn ã, ta mở cửa sổ, buồn bã ngắm nhìn vườn mẫu đơn trăm hoa khoe sắc. Vườn hoa này do chính tay sư phụ trồng sao? Trong năm đồ đệ của ta, rốt cuộc đứa nào là gian tế của sư phụ?
Ta nhớ ngày ba mươi tháng Chạp, khi về tới luỹ tre xanh thân thuộc, ta đã trông thấy sư phụ. Nhiều năm không gặp, người gầy đi nhiều quá! Tuy nhiên, phong thái của người vẫn rất đĩnh đạc, thật không hổ danh là sư phụ của biết bao nhiêu cao thủ trong thiên hạ. Mắt ta đỏ hoe, ta run run gọi sư phụ. Rõ ràng, sư phụ đã trông thấy ta. Người còn liếc nhìn ta một lượt từ đầu tới chân nữa, nhưng không hiểu sao người không đợi ta mà lại lạnh lùng đi về nhà luôn. Ta hoang mang đuổi theo người. Mấy bà vú trông thấy ta thì mừng ghê lắm, cứ tranh nhau kể chuyện trong phủ cho ta nghe thôi. Theo như lời bọn họ, trong suốt mấy năm gần đây, từ Rằm tháng Chạp tới Rằm tháng Giêng, chiều nào sư phụ cũng ra ngoài cổng đợi ta về. Năm nay, thật may, sư phụ mới đợi tới ba mươi tháng Chạp, ta đã về rồi. Ta nghe mà chảy nước mắt. Ta thở dài đi vào thư phòng của sư phụ, lễ phép báo cáo:
- Sư phụ! Năm nay, Vô Tư về ăn Tết với người!
Sư phụ mải đọc sách nên không nhìn ta. Tiếng giở sách sột soạt của người nghe sao mà não nề. Sách giở được quá nửa quyển, người mới thở dài đáp lời ta:
Ta dò hỏi. Sư phụ bình thản giở sách, giở đến trang cuối cùng, người hỏi ta:
- Vì sao phải nhớ?
Ta nghe mà điếng cả người. Ta cố làm ra cái vẻ thản nhiên trả lời sư phụ:
- Thì... nhớ thì nhớ thôi ạ... đâu cần lý do...
Sư phụ thở dài gấp quyển sách lại. Người đặt quyển sách đó trên bàn, đi qua đi lại quanh giá sách một hồi lâu rồi quyết định lấy xuống một quyển sách khác. Ta không thích bị người ngó lơ nên giả ngu hỏi:
- Sư phụ đọc gì vậy?
Sư phụ lạnh nhạt đáp:
- Binh pháp.
Ta suýt chút nữa thì bật cười thành tiếng. Sư phụ rõ ràng đang cầm quyển sách bìa hồng có tên "Ba mươi tám cách tạo ấn tượng tốt với các cô nương" do ta viết vào năm mười ba tuổi mà. Hồi đó, ta thấy buồn chán nên chỉ viết nhăng viết quậy cho vui thôi, chẳng ngờ sư phụ lại thu thập đống giấy vụn của ta để đóng thành sách rồi đặt trong phòng của mình, coi nó như trân bảo. Ta trêu người:
- Binh pháp cua gái ạ?
Gương mặt sư phụ ửng đỏ. Người chữa cháy:
- Bất kể chuyện gì trên đời, nếu như muốn giỏi đều phải khổ luyện.
Ta vui vẻ chạy tới bên người, vô tư động viên:
- Vậy sư phụ mau mau khổ luyện cho giỏi rồi rước sư nương về cho Vô Tư nha!
Sư phụ bần thần nhìn ta, ánh mắt người thoáng buồn. Người không trách ta vô duyên, cũng không nhắc tới chuyện ta vẫn nợ người một câu trả lời. Sư phụ chỉ lặng lẽ đi xuống bếp lấy cho ta mấy chiếc bánh tẻ. Thảo Tâm sư tỷ ghen tị vặn vẹo:
- Tại sao chỉ có mỗi sư muội mới được ăn bánh tẻ do sư phụ đích thân làm? Sư phụ thiên vị quá nha!
Kim Linh sư huynh quát Thảo Tâm sư tỷ:
- Thảo Tâm! Không được vô lễ! Sư phụ đã mở quán trọ Thảo Linh cho chúng ta quản lý, còn cho chúng ta tiền làm đám cưới, muội còn muốn gì nữa?
- Gì thế? Đám cưới? Sư huynh và sư tỷ cưới nhau bao giờ thế? Còn cùng nhau quản lý quán trọ Thảo Linh mới ghê chứ! Sao muội chẳng biết gì hết vậy?
- Ngơ thì biết sao được?
Thảo Tâm sư tỷ xỉa xói ta. Ta chưa kịp lao vào chửi nhau với sư tỷ thì Kim Linh sư huynh đã chen ngang:
- Thôi đi! Tết nhất là dịp để yêu thương sum vầy, hai muội đừng gây nhau! Niên Ý đâu! Dọn cơm!
- Niên... Niên... Ý... Niên Ý nào? Có phải Niên Ý mà muội từng gặp ở trại trẻ mồ côi Tâm Tư không?
Ta thắc mắc. Thảo Thâm sư tỷ bĩu môi nói:
- Chứ còn Niên Ý nào nữa? Ba năm trước, nàng vì muốn trả ơn sư phụ nên đã xin người cho nàng về phủ làm đầy tớ. Sư phụ không đồng ý, nàng ngoan cố nằm ngoài cổng giãy đành đạch, sư phụ đành phải chịu thua.
- Nàng kể cũng cứng đầu nha!
- Nàng chỉ cứng đầu duy nhất lần đó, còn lại, các chuyện khác nàng đều nhất nhất nghe theo lời sư phụ.
Ta lén cười gian. Niên Ý quả thực rất để tâm tới sư phụ. Bữa tối, nàng là đầy tớ nên không được phép ngồi cùng mâm với bọn ta. Nàng đứng hầu ngay cạnh sư phụ, lo gắp đồ ăn cho sư phụ. Sư phụ ho một cái thôi cũng đủ làm nàng hết cả hồn. Sư phụ vậy mà chưa từng quay đầu lại nhìn nàng. Người chỉ mải bóc bánh tẻ rồi cắt thành miếng nhỏ để vào bát cho ta. Ta ăn xong bánh tẻ người lại bóc bánh chưng. Sợ ta bị ngấy, người gắp thêm cho ta mấy củ hành muối chua. Thảo Tâm sư tỷ vì thế mà lườm ta rõ ghê. Niên Ý không khó tính như sư tỷ. Có thể ngoài việc chăm sóc sư phụ ra, Niên Ý không quan tâm tới những chuyện khác, cũng có thể nàng là phận tôi tớ nên không dám thái độ. Sư phụ cả bữa cơm chẳng nói gì cả, chỉ tới khi ta xin phép rời bàn ăn, người mới hỏi:
- No chưa?
- Dạ thưa sư phụ, con no rồi ạ.
Ta vui vẻ đáp. Sư phụ chưa ăn xong bát cơm mà đã đứng dậy luôn cùng ta. Niên Ý lăng xăng muốn đi theo bọn ta nhưng sư phụ khẽ giơ tay ra hiệu cho nàng ở lại. Người dắt ta đi ra vườn mẫu đơn. Ta lấy hết can đảm để nhắc lại chuyện cũ:
- Sư phụ! Vô Tư vẫn nợ người một câu trả lời.
Sư phụ chợt hồi hộp lạ thường. Thật buồn, ta chẳng thể cho người câu trả lời mà người mong muốn.
- Kiếp này! Vô Tư chỉ muốn gả cho Vô Ưu.
Ta nhìn thấy rõ sự thất vọng trong ánh mắt của sư phụ. Nhưng người không trách ta nửa lời, chỉ lặng lẽ chấp nhận. Đêm Mồng Một Tết, do uống quá chén, sư phụ không kiểm soát được mình. Người sang phòng ta nài nỉ:
- Vô Tư! Không được đâu... Vô Tư... không thể được! Ngươi không yêu ta cũng không sao... sau này ngươi bên ai cũng được... nhưng nhất định không thể là hắn... Ngươi... mệnh của ngươi gắn liền với hoa mẫu đơn, nhưng ngươi lại không có cốt cách của hoa mẫu đơn.
Ta tức điên cả người. Trong lúc nhất thời nóng giận, ta đã phun ra toàn lời ngu ngốc:
- Có cốt cách của hoa mẫu đơn thì sao? Không có cốt cách của hoa mẫu đơn thì như thế nào? Vô Tư đã trao thân cho Tứ Hoàng tử rồi, con có đủ cốt cách để ở bên chàng hay không chẳng tới lượt sư phụ quản.
Sư phụ choáng váng nhìn ta. Đến ta cũng choáng váng bởi sự ngông cuồng của mình nữa là người. Bàn tay sư phụ nắm chặt thành quyền mà vẫn run rẩy. Mắt người đỏ quạch. Ta lại một lần nữa làm người chảy nước mắt.