Tam Quốc : Từ Giao Châu Bắt Đầu

Chương 33: An Định Huyện Cùng Kê Từ Huyện.



Chương 33: An Định Huyện Cùng Kê Từ Huyện.

Minh trở về nhà đã là giờ dậu (7h tối)

Tại cổ đại giờ này đa số nhà đều bắt đầu lên giường dù sao thời cổ đại sinh hoạt về đêm khá nhàm chán .

Hắn trở về phủ đệ, trước hết để cho A Thuý nuôi nhốt mấy con thỏ sau đó dưới sự nhắc nhở của Kiều mụ mụ, Minh mới chính thức nhìn hai người gia đinh mới .

Kiều mụ làm việc vẫn rất ổn, hai gia đinh mới của nhà hắn một già một trẻ .

Người già gọi Lương An, người trẻ gọi Bàng Thạch .

Lương An năm nay hơn 40 tuổi, tại Hán triều cũng tính là ‘lão’ đồng thời Lương An là người bản địa Giao Chỉ .

Về phần Bàng Thạch, đây là một choai choai tiểu tử khoảng 15 tuổi, tiểu tử này không phải người Giao Chỉ mà là người quận Nam Hải .

Sự kiện loạn Lương Long tuy đã qua nhưng theo đó cũng có rất nhiều người Bách Việt b·ị b·ắt làm nô lệ .

Một phần lớn trong bọn họ do thế gia Giang Đông chi cắt, một phần khá thì tản đi các nơi làm nô, Bàng Thạch cũng rơi vào trong tình trạng này .

Cha mẹ đứa bé này đều c·hết trong chiến loạn mà Bàng Thạch rất nhanh b·ị đ·ánh thành nô tịch .

_ _ _ _ _

“An lão, chúng ta nói chuyện một chút thế nào ? “.

Trong lúc đợi Kiều mụ dọn cơm canh, Minh bắt đầu trò chuyện của Lương An .

Lương An nghe Trần Minh gọi một tiếng ‘An lão’ lập tức sợ hãi, run rẩy mà chắp tay .

‘Đại nhân, đại nhân ngài đừng xưng hô như vậy, thật sự chiết sát tiểu nhân “

“Đại nhân nếu có việc gì cần hỏi, chỉ cần tiểu nhân biết nhất định sẽ nói cho đại nhân “ .

Thấy Lương An sợ như vậy, Minh chỉ có thể lắc đầu bất quá hắn vẫn không thay đổi dọng điệu .

“Cũng không có gì, xưng hô mà thôi, An lão sống bằng này tuổi hiển nhiên là lão nhân, đạo lý kính lão đắc thọ Trần Minh ta vẫn học được, An lão không cần quá sợ hãi”.

“Ta chỉ muốn hỏi, An lão sống ở Giao Chỉ nhiều năm có hiểu tình hình huyện Kê Từ ? “.

Kê Từ là vùng nào ? Minh bỏ ra khá nhiều thời gian mới có thể xác định, huyện Kê Từ hậu thế có thể coi là Hải Phòng, đây chính là đường ra biển .

Hiện tại Giao Chỉ có đường ra biển không ? đáp án đương nhiên là có, đường ra biển của Giao Chỉ chính là nằm ở huyện Kê Từ, đây cũng là cửa sông Bạch Đằng .



Bến Bạch Đằng có thể nói là ‘hải cảng’ duy nhất của Giao Chỉ lúc này tuy nhiên bến Bạch Đằng lại không cho phép người Giao Chỉ đi qua .

Muốn ra biển nhất định phải xin được ‘hải lộ’ ‘hải lộ’ là thứ chỉ có quan lại nhà Hán có thể cấp, người bản địa Giao Chỉ rất khó tiếp xúc tới hải lộ cho nên rất ít người dân Giao Chỉ tiếp xúc với biển trừ khi lén ra biển .

Dĩ nhiên theo Minh biết, việc này cũng không tính to tát .

Cho dù cửa sông Bạch Đằng chỉ cho người Hán sử dụng nhưng bình thường cũng rất ít người dùng, quan điểm bất di bất dịch của người cổ đại giai đoạn này vẫn cứ là ‘chân đạp thực địa’ bọn họ vẫn ưa chuộng đi đường bộ thậm chí là đường núi nhiều hơn so với đường biển .

Về phía người bản địa Giao Chỉ càng không cần nói dù sao thời điểm này ra biển là không cần thiết với người bản địa, đánh bắt hải sản thì sông Hồng, sông Bạch Đằng hay sông Thái Bình đã thừa sức nuôi sống người bản địa gần các lưu vực sông, cần gì phải ra biển ? .

Thuyền bè của người dân đa số là hàng tự chế, bắt cá ven sông thì được nhưng muốn mang ra biển lại không được .

Ở một mức độ nào đó mà nói, người bản địa Giao Chỉ giai đoạn này là không cần biển thậm chí biển trong ý thức người bản địa chỉ là một vùng hải vực rộng lớn có thể đi vòng sang phía Trung Quốc, cụ thể là Dương Châu .

Đây là những gì Minh biết về ‘đường ra biển’ của Việt Nam cổ giai đoạn này, về phía Lương An, lão nhân này lại biết gì ? .

Lương An nghe Minh hỏi, bản thân suy nghĩ thật cẩn thận rồi mới nói .

“Bẩm đại nhân, tiểu nhân một đời sống ở huyện Long Biên, đời này cũng mới đi qua huyện Chu Diên, đối với huyện Kê Từ xa xôi tiểu nhân thật sự không biết nhiều “ .

Từ Hà Nội đi đến Hải Phòng cũng tính là xa xôi ? đáp án hiển nhiên là đúng dù sao thời cổ đại không phải thời hiện đại .

Có rất nhiều người, cả đời đều không ra khỏi huyện thành chứ đừng nói đi tới huyện khác .

Minh nghe Lương An nói vốn đang thất vọng nào ngờ Lương An lại tiếp lời .

“Bất quá . . . bất quá tiểu nhân có nghe đồn, nghe đồn người ở huyện Kê Từ phần lớn tinh thông thuỷ tính, bọn họ sống dọc ven theo Mẫu Hà, không dựng các bản làng như nơi khác mà tạo thành các làng chài sinh sống ven sông “

“Ngoài ra . . . ngoài ra tiểu nhân còn nghe đồn, tại huyện Kê Từ có một làng chài họ Lê, là con cháu sau này của bà tướng họ Lê thời kỳ . . . thời kỳ Trưng Vương “

“Tiểu nhân chỉ là nghe đồn, cũng không rõ thực hư ra sao “ .

Lương An vừa nói vừa có chút sợ hãi nhìn Minh dù sao trong mắt ông thì chủ nhân nhà mình là quan lại Hán triều, mở miệng nói mấy câu này có chút không đúng nhưng Lương An tính vốn thật thà, chủ nhân hỏi gì Lương An đều sẽ tận lực trả lời .

Lương An cũng không biết, câu trả lời của Lương An làm Minh cảm thấy vui vẻ cực kỳ .

Mẫu Hà ở đâu ? Mẫu Hà trong miệng Lương An cũng chính là sông Hồng, thời đại này người Bách Việt tại Giao Chỉ cũng không gọi sông Hồng mà là gọi Mẫu Hà .

Đây cũng là điểm đặc sắc riêng trong văn hoá người Bách Việt nói chung và người Việt tại Giao Chỉ nói riêng, văn hoá – thờ mẫu .

So với nhà Hán trọng nam khinh nữ thì địa vị của nữ tử tại đất Giao Chỉ cực kỳ cao, nhiều bản làng – chi tộc ở đất Giao Chỉ vẫn theo tục mẫu hệ .



Nhờ nguyên do này mà giai đoạn Bắc Thuộc thời kỳ nhà Hán, Giao Chỉ từng xuất hiện rất nhiều ‘nữ vương’ ví như Hai Bà Trưng cùng Bà Triệu .

Làm Minh vui vẻ là, theo lời Lương An thì tại huyện Kê Từ vẫn còn con cháu hậu nhân của bà tướng họ Lê, đây tất nhiên là tin tức tốt .

Bà tướng họ Lê là ai ? thiết nghĩ Lương An cũng không rõ ràng, bằng kiến thức của Lương An chỉ biết mấy trăm năm trước Giao Chỉ có Trưng Vương, dưới trướng Trưng Vương có một bà tướng họ Lê.

Còn người này là ai ? người này không ai khác chính là nữ tướng Lê Chân .

Con cháu của nữ tướng Lê Chân lúc này vẫn còn sinh sống ở huyện Kê Từ, trong lòng của Minh cảm thấy vui vẻ .

Đã đi đến loạn thế, đã đến Giao Chỉ sao lại không đến xem một chút con cháu của tiên hiền đi trước ? nếu được Minh không ngần ngại lại kéo dòng tộc này một lần .

Minh thu được đáp án mình muốn thế là lại hỏi .

“An lão không cần sợ hãi, câu trả lời của An lão rất hợp lòng ta “

“Như vậy ngoài huyện Kê Từ ra, An lão có hiểu biết gì về huyện An Định ?“.

Huyện An Định, hậu thế là vùng giáp giới giữa tỉnh Hải Dương cùng tỉnh Hưng Yên, được coi là vùng nằm giữa hai sông, sông Hồng cùng sông Thái Bình.

Lương An nói rất đúng, Kê Từ tương đối xa .

Khoảng cách Hà Nội – Hải Phòng đặt ở hậu thế còn không bằng một chuyến phượt của nhiều người trẻ tuổi nhưng ở cổ đại quả thực không dễ đi .

Bằng vào năng lực của Minh hiện tại, muốn suy tính đến biển thì giống như ‘chưa học đi đã học chạy’ vậy .

Thay vào đó, Minh chú ý đến An Định huyện hơn .

Huyện An Định có thể nói là ‘vựa lúa’ của Giao Chỉ dù sao vùng đồng bằng nơi đây được bồi đắp bởi sông Hồng cùng sông Thái Bình .

Đừng nói đây là cổ đại cho dù hiện đại thì Thái Bình vẫn được tính là một trong các vụ lúa lớn ở Việt Nam .

An Định không chỉ có đồng bằng cùng đất đai màu mỡ, nơi đây còn có rất nhiều nhánh sông lớn thích hợp phát triển thuỷ lợi, ngư nghiệp .

Thay vì phóng tầm mắt ra biển, tốt nhất vẫn nhìn kỹ cửa sông nhà mình thì hơn .

Nghe Minh nhắc tới An Định, trong mắt Lương An mang theo vẻ hướng tới .

“Bẩm đại nhân, theo tiểu nhân biết thì An Đinh là đất lành, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, chỉ tiếc là ông trời mấy năm nay không dễ sống chung cho lắm “

“Mấy năm nay mất mùa liên miên, cho dù là huyện An Định trù phú cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lại thêm . . . lại thêm loạn Lương Long mới đây, vùng An Định chịu ảnh hưởng bởi loạn Lương Long lớn nhất”.



“Tiểu nhân trước đây rất hâm mộ người ở huyện An Định nhưng bây giờ mới cảm thấy mình sinh ra ở huyện Long Biên cũng tính là may mắn dù sao chiến loạn cũng khó mà lan đến Long Biên, ngược lại An Định chịu tàn phá nghiêm trọng”

“Tiểu nhân nghe nói ở An Định 10 làng thì có 6-7 làng theo loạn Lương Long biến mất, An Định trù phú vô cùng lúc này cũng trở nên tiêu điều “ .

Lương Long khởi nghĩa chống ách đô hộ của thái thú Giao Chỉ là Chu Ngung tuy nhiên trong mắt chính người dân Giao Chỉ, Lương Long không tính là ‘người tốt’.

Nhiều người Giao Chỉ không gọi là ‘khởi nghĩa Lương Long’ mà là ‘loạn Lương Long’.

Cái này có phần giống khởi nghĩa Khăn Vàng, người yêu thích thì nói đây là ‘khởi nghĩa’ kẻ không thích thì nói đây là ‘loạn Khăn Vàng’.

Lương Long ban sơ có thể là tốt nhưng dân chúng tụ theo hắn quá nhiều, lên đến vạn người, Lương Long lại không cách nào quản lý hết người đi theo thậm chí nói thẳng ra là không thể quản .

Để mà hình dung đây giống như b·ạo l·oạn ở Pháp vào năm 2022 vậy, dân chúng b·ạo đ·ộng dẫn tới rất khó kiểm soát sau đó nạn trộm c·ướp xảy ra liên miên, rất nhiều kẻ lợi dụng loạn mà t·ấn c·ông vào các cửa hàng c·ướp b·óc đồ đạc .

Nước Pháp năm 2022 còn như thế huống hồ đây là thời cổ đại ? .

Loạn dân vốn khổ sở, vốn đói nghèo cho nên một khi nắm giữ quyền lực trong tay suy nghĩ đầu tiên là ăn no, là uống sướng sau đó một cách tất nhiên sẽ mang lại sự đói nghèo cùng khổ sở cho người khác .

Phàm là khởi nghĩa nông dân trong lịch sử chín phần là vậy .

Bọn họ đứng lên phản kháng thế lực tà ác sau đó . . . trở thành phiên bản mà chính bản thân mình ghét nhất .

Theo loạn Lương Long bắt đầu cũng dẫn tới An Định trở nên tiêu điều, toàn bộ vùng đồng bằng An Định mười phần nay chỉ còn ba – bốn phần .

Ai bảo An Định giàu có ? vì giàu có cho nên chịu nạn dân tàn phá nặng nề nhất .

Phải biết Chu Tuấn dẹp Lương Long chỉ cần 1 tháng nhưng mà loạn Lương Long kéo dài . . . 3 năm .

“Con mẹ mày Chu Ngung, sau này cũng đừng để ta biết ngươi ở đâu “ .

Nghe được tình hình An Định, Minh tất nhiên không đành lòng, bản thân hắn thậm chí sinh ra sát tâm nồng nặc với Chu Ngung .

Lương Long khởi nghĩa ban đầu là tốt nhưng hắn tất nhiên cũng có sai, sau đó hắn phải trả giá bằng tính mệnh, Minh cũng không thể lại làm gì đối phương .

Chu Ngung thì khác, thân là đại ác nhân, là người mang đến tai ách cho Giao Châu thậm chí kẻ này vì bảo vệ sự vô năng của chính mình lại dấu nhẹm việc Lương Long, để loạn Lương Long càng ngày càng lớn .

Chu Ngung nào thèm quan tâm dân chúng sống c·hết, hắn ở trong thành Long Biên ăn ngon uống sướng, nếu không phải khi thế Lương Long quá lớn, cho quân vây thành Long Biên dẫn tới Chu Ngung quá sợ hãi mà cầu viện Chu Tuấn thì có khi triều đình nhà Hán còn không phản ứng kịp .

Kết quả, Lương Long c·hết, Chu Tuấn thay Chu Ngung tiếp bàn còn Chu Ngung lại chỉ bị giáng chức, tuy lúc này chỉ là huyện lệnh, cũng không rõ nhận chức ở đâu nhưng mấy năm ở Giao Châu hắn đã kiếm đầy bồn đầy bát, bây giờ không phải có thể tiêu dao tự tại sao ? .

Bởi thế, Chu Ngung trong mắt Minh cực kỳ đáng c·hết, sau này có cơ hội nhất định phải thăm dò một chút xem kẻ này nhậm chức ở đâu .

Kẻ như vậy còn có thể nhởn nhơ, có thể sống phóng túng hưởng phúc quả thật là ông trời mắt mù .

Nếu ông trời đã không nhìn .. . Minh cũng không ngại thay trời hành đạo .