Tào Tặc

Chương 275: Gặp phải mối nguy



Còn lúc này, sự quan tâm của Tào Bằng lại tập trung về phía Tư Mã Ý. Cha con Tào Tháo đầy màu sắc đẹp đẽ tạo ra thời đại Kiến An. Nhưng cha con Tư Mã Ý thì ngược lại dường như vẫn không để lại chút dấu ấn đặc biệt. Ngoài bỏ nhà Tấn thối nát ra thì cống hiến lớn nhất của dòng họ Tư Mã chính là loạn bát Vương cùng với loạn Ngũ Hồ.Có lẽ cũng vì nguyên nhân này mà trong lịch sử dòng họ Tư Mã không được đánh giá cao như dòng họ Tào.

Mà nay nhìn Tư Mã Ý, Tào Bằng cũng hiểu được ít nhất về mặt thưởng thức cảnh sắc đó không phải là thứ mà y sở trường. Có điều hắn cảm thấy rất thích nhìn gương mặt đỏ bừng của Tư Mã Ý. Dù sao thì có thể quan sát một trong những con hổ nổi danh đời sau cũng là một chuyện thú vị.

- Hữu Học! Ngươi viết xong rồi?

Tư Mã Ý nhẫn nhịn một lúc lâu, quay đầu lại thấy Tào Bằng đang nhìn mình cười thì giật mình.

Tào Bằng gật đầu, đưa tay rồi suỵt một tiếng sau đó chỉ giấy bút trước mặt Tư Mã Ý. Hắn chỉ mỉm cười chứ không nói tiếng nào.

Có điều lúc này, Tư Mã Ý vô cùng hoảng sợ. Từ nãy tới giờ mới được bao nhiêu thời gian?Thậm chí còn chưa tới nửa nén nhang mà không ngờ Tào Bằng đã viết xong. Tốc độ đó đúng là kinh người, chỉ sợ cho dù là lão sư cũng chưa chắc có thể làm được. Đồng thời y cũng chửi thầm:" Ngươi đã như vậy còn tới đây học cái gì? Thế này có phải định làm khó cho ta không?"

Một thứ ghen tị chưa bao giờ có từ từ gieo hạt giống trong lòng Tư Mã Ý. Y cười cười rồi cúi đầu không để ý tới Tào Bằng.

- Tào Bằng! Ngươi làm xong? - Hồ Chiêu đột nhiên mở miệng.

Tào Bằng vội vàng khom người:

- Bẩm tiên sinh! Học sinh đã hoàn thành.

- Mang tới đây ta xem.

Trong ánh mắt kinh ngạc của tất cả mọi người, Tào Bằng đứng dậy cung kính mang bài văn của mình tới trước mặt Hồ Chiêu. Hồ Chiêu nheo mày nhìn lướt qua rồi ngẩng đầu nhìn Tào Bằng nói:

- Sát khí quá nặng.

-?

- Nét bút của ngươi đầy sát khí.

Hồ Chiêu trầm giọng nói:

- Có điều nghĩ lại thì việc này cũng liên quan tới con đường binh nghiệp của ngươi khiến cho sát khí tăng lên. Hữu Học! Từ nay về sau phải nuôi dưỡng Hạo nhiên chính khí để bình ổn thứ sát khí này.

Tào Bằng nghiêm mặt cung kính:

- Học sinh hiểu.

Hồ Chiêu thở dài rồi cúi đầu xem kỹ bài văn.Chỉ trong bảy mươi lăm chữ nhưng đã nói hết được suy nghĩ của hắn. Lúc đầu, sắc mặt của Hồ Chiêu vẫn thản nhiên rồi từ từ nở nụ cười.Ông ngẩng đầu nhìn Tào Bằng.

- Hữu Học! Bắt đầu từ ngày mai cần phải mặc trang phục trắng.

Chỉ một câu nói đó cũng đồng nghĩa với việc Hồ Chiêu chính thức nhận Tào Bằng.

Sắc mặt Tư Mã Ý thay đổi, sự ganh tỵ càng thêm nặng kèm theo cả sự tò mò."Không biết vừa rồi Tào Bằng viết cái gì mà lão sư lại hài lòng tới mức lập tức chấp nhận cho hắn mặt áo trắng nghe giảng?"Tư Mã Ý cúi đầu nhìn chỗ văn mình vừa viết mà sắc mặt trở nên khó coi.Đồng thời y cũng cảm thấy không yên tâm, không biết đoạn văn hôm nay có lọt vào mắt của lão sư được hay không?

****

Tháng tư năm Kiến An thứ tư, Tào Tháo tự mình dẫn đại quân vượt qua sông.

Đại tướng Sử Hoán đánh chiếm Hà Nội rồi hợp quân với Tào Nhân giáp công Xạ Khuyển, chém chết bộ tướng của thái thú Hà nội. Sau đó, Tào Tháo qua sông tiếp tục vây công Xạ Khuyển. Nguyên Trưởng sử Hà Nội là Tiết Hồng dẫn bộ hạ ra đầu hàng. Phía nam Hà Nội có Hổ Lao hiểm trở, phía Bắc được gia cố chắc chắn. Sau khi Tào Tháo chiếm được Hà Nội liền lệnh cho Trương Liêu làm thái thú Hà Nội, xuất quân đóng ở Xạ Khuyển để khống chế.

Đúng lúc này thì từ Quảng Lăng báo tin tới.Tôn Sách đã vượt sông Trường Giang tới huyện Quảng Lăng. Còn Tôn Hà thì dẫn quân theo Trường Giang lên phía Bắc đánh thẳng tới Hải Lăng.Nhất thời tình hình của Hoài Nam hết sức nguy cấp.

Đối với Tào Tháo mà nói, tháng tư năm Kiến An thứ tư rõ ràng là không tốt đẹp lắm.

Tôn Sách vượt sông tấn công Quảng Lăng khiến cho tình hình ở quận Quảng Lăng đột nhiên trở nên nguy cấp. Chiến sự ban đầu, Trần Đăng liên tiếp bại trận, thậm chí bị đánh bật ra khỏi huyện Quảng Lăng, thối lui tới Đông Dương cố thủ. Mà tình hình ở Hải Lăng cũng nguy khốn như vậy. Đối mặt với sự liên thủ công kích của Tôn Hà và Lỗ Túc, Vương Mãi liên tiếp bại ba trận trong một ngày, cuối cùng chạy về huyện Hải Lăng, quyết tâm chống cự lại Tôn Hà.

Bắt đầu chiến trận mà quân Tào đã lâm vào tình thế khó khăn. Thứ sử Từ Châu cùng xa kỵ tướng quân Xa Trụ đều chậm trễ không cứu viện, ngược lại hạ còn hạ lệnh cho Đặng Tắc không được qua Hoài Thủy cứu viện, thủ vững tiền tuyến ở Hoài Thủy. Đặng Tắc khuyên can Xa Trụ lại bị Xa Trụ sai người đuổi ra Hạ Bì. Text được lấy tại Truyện FULL

Rơi vào đường cùng, Đặng Tắc đành phải phái người đi Hứa Đô cầu viện trợ, đồng thời bảo Chu Thương xuất thủy quân đến vùng duyên hải nam hạ, đi thẳng đến cửa khẩu Đông Lăng Đình. Đây cũng là do Đặng Tắc rơi vào đường cùng, nghe theo kế sách của Đặng Chi, thông qua đường thủy mà đánh úp bất ngờ, cố gắng cắt đứt đường quân nhu của Tôn Hà.

Nhưng hắn cũng biết, Chu Thương có thể thành công một hai lần nhưng cuối cùng chắc cũng khó mà thành công liên tiếp.

Vương Mãi huyết chiến tại Hải Lăng mười lăm ngày, gần như toàn quân bị diệt. Sau cùng, hắn nghe theo mưu kế của Đái Càn, xuất quân đột phá vòng vây.

Bản thân Đài Càn bị trọng thương, cùng Vương Húc đóng giữ lại trong huyện Hải Lăng. Đài Càn sai người lấy hết toàn bộ quân nhu củi đốt cũng như những thứ có thể nhóm lửa, đem chất hết trong huyện lị, sau đó nới lỏng canh gác. Tôn Hà biết được tin tức, lập tức lệnh cho Đan Dương thống soái Tổ Lang xuất quân, đánh vào thị trấn Hải Lăng.

Tổ Lang trước đây xích mích với Viên Thuật rồi tạo phản, nhưng cuối cùng lại bị chiêu hàng, quy thuận Tôn Sách. Lần xuất quân vượt sông này, Tổ Lang có ý muốn lập công chuộc tội. Tôn Hà ngầm hiểu ý của y nên cử Tổ Lang làm tiên phong, lệnh y phải giành được Hải Lăng.

Vậy mà, ngay khi Tổ Lang tiến công vào Hải Lăng thì Đài Càn nhóm lửa, đốt cả huyện Hải Lăng. Gần ba nghìn quân Đan Dương không hề phòng bị trước tình huống này, bị trận lửa lớn nuốt trọn. Sau khi Tôn Hà biết được tin tức, lập tức xuất binh cứu viện. Thế nhưng trận lửa ở Hải Lăng quá lớn, cuối cùng không thể cứu vãn.

Một trận Hải Lăng, quân Tôn Sách tử thương hết năm nghìn mạng.

Về phía Quân Tào, huyện lệnh Hải Lăng Đài Càn cùng Hải Lăng Úy Vương Húc đều chết trận. Nông đô Úy Vương Mãi mang theo hơn trăm người đột phá vòng vây thành công, chạy về Xạ Dương.

Tử thương hai bên đều vô cùng thảm khốc.

Bộ Chất tại Diêm Độc chiêu mộ thêm sáu trăm tinh binh, ngày mười ba tháng tư ở Xạ Dương cùng Vương Mãi hợp binh, tạm thời ổn định trận tuyến.

Tôn Hà cũng vì ba nghìn binh sĩ Đan Dương chết mà tổn thương vô cùng. Sau đó Lỗ Túc khuyên nhủ, Tôn Hà cuối cùng ngừng ý định tiến công, lui về Đông Lăng Đình đóng quân.

Chu Thương tập kích hai lần đều có được thành công. Nhưng vào lần tập kích thứ ba gặp phải Đan Đồ dưới trướng Lữ Bố cùng Đãng Khấu đô úy Tương Khâm mai phục khiến quân số bị tổn hại một nửa. Chu Thương dành phải men theo đường cũ trở về, ghé vào huyện Diêm Độc tạm thời nghỉ ngơi.

Ngày mười bảy tháng tư, Bái Quốc thái thú Chu Linh dẫn binh tiếp viện. Nhưng trước khi xuất binh, hắn đến Hạ Bì trước, chém đầu thứ sử Từ Châu, sau đó thu lấy binh thư, ra lệnh Đặng Tắc xuất binh.

Ngày hai mươi tháng tư, Đặng Tắc dẫn binh vượt sông Hoài Thủy, tiến đến Xạ Dương, lấy thể phản công.

Trong tình hình như vậy, Tôn Sách cũng biết là việc chiếm lấy Quảng Lăng là vô vọng. Hắn đành phải dẫn quân rời khỏi Quảng Lăng, lui về Đan Đồ.

Trần Đăng thừa cơ đoạt lại huyện Quảng Lăng, chiếm Giang Thủy. Tôn Hà ở Đông Lăng Đình thấy tình hình như vậy vội vàng lui binh, trở về Giang Đông.

Chiến sự Giang Hoài căng thẳng nhưng Tào Tháo không để tâm.

Điều khiến Tào Tháo thực sự lo nghĩ là Viên Thiệu nghe theo ý kiến của mưu sĩ Quách Đồ và Thẩm Phối, đóng quân ở Lê Dương, ý muốn chiếm lấy Duyện Châu. Mà tàn dư giặc Khăn Vàng ở Nhữ Nam là Lưu Ích và Cung Đô sau chiến sự ở Giang Hoài đã nhân cơ hội chiếm lấy quận Nhữ Nam. Sau đó, Lưu Ích Cung Đô liên hệ với Lưu Bị, nghênh đón Lưu Bị đến Nhữ Nam. Sau đó Viên Thiệu biết được, lập tức lệnh cho Cao Kiền tặng ba nghìn binh mã cho Lưu Bị để có thể lưu lại ở Nhữ Nam.

Kể từ đó, Viên Thiệu cùng Lưu Bị một nam một bắc tạo thành thế gọng kìm.

Tào Tháo rất đau đầu, hạ lệnh đại tướng Vu Cấm đóng ở ngạn nam Hoàng Hà, giám sát tình hình của quân Viên Thiệu. Sau đó, hắn điều Tào Nhân tới Lương Quận, lệnh Tào Nhân làm thái thú Lương Quận, cùng hiệp lực với Tào Hồng theo dõi tình hình của Lưu Bị. Trong nhất thời, lòng dân ở Dự Châu trở nên hoang mang bất an.

-Tử Hòa, Tử Đan, các ngươi có việc gì?

Sau khi Tào Tháo trở về Hứa Đô, còn chưa kịp nghỉ ngơi thì Tào Thuần dẫn Tào Chân đến cầu kiến. Mặc dù là tâm phiền ý muộn, Tào Tháo vẫn cho hai người Tào Thuần vào tiếp kiến.

Khi Tào Thuần truy kích Lưu Bị bị thương nên nghỉ ngơi đến tận bây giờ. Hôm nay hắn đến đây là có việc quan trọng muốn bẩm báo. Thấy Tào Tháo cho tiếp kiến, hắn lập tức xin Tào Tháo cho người hầu lui ra.

-Tử Đan báo cáo cho ty chức một việc, việc này vô cùng quan trọng nên Tào Thuần không dám chậm trễ nên cố đến đây bẩm báo.

Tào Tháo thở ra một hơi rồi cười nhẹ hỏi:

-Tử Đan, ngươi muốn báo tình hình gì?

Tào Chân tiến lên một bước, chen vào nói:

-Trước thanh minh, điệt nhi từng gặp Hữu Học. Lúc ấy trên đường đi thì ngẫu nhiên gặp Chủng Bình con trai của Trường Thủy giáo úy Chủng Tập. Lúc đó Hữu Học bèn nhắc nhở điệt nhi, nói là Chủng Tập là cựu thần chưa hẳn sẽ đồng lòng cùng chủ công. Vì thế đối với hắn càng phải đề phòng. Chủ công cũng biết, trước đây điệt nhi từng vì chuyện Lưu Bị mà hiểu lầm Hữu Học. Vì thế lần này Hữu Học nhắc nhở, điệt nhi cảm thấy rất có lý. Vì thế mà con đã sai người bí mật giám sát hành động của Chủng Tập…

Sắc mặt Tào Tháo trầm xuống.

-Kết quả thế nào?

-Nhìn biểu hiện thì Chủng Tập rất bình thường. Nhưng mà về sau điệt nhi phát hiện, Chủng phủ và phủ đệ của Phiêu Kị tướng quân Đổng Thừa thường âm thầm lui tới mật thiết. Đặc biệt khi chủ công xuất chinh, thời điểm chiến sự ở Giang Hoài đang quyết liệt thì hai phủ qua lại càng nhiều lần hơn. Trừ lần đó ra, còn có Chiêu Tín tướng quân Ngô Lan, Thiên tướng quân Vương Phục cùng nghị lang Ngô Thạc đều lui tới với Đổng Thừa và Chủng Tập. Sau khi Viên Thiệu đóng quân ở Lê Dương thì hoạt động của họ càng tích cực. Ngay sau đó điệt nhi bèn bẩo báo với Tử Hòa thúc phụ. Thúc phụ bảo con tiếp tục giám sát. Sáng nay điệt nhi bắt được một gã mật thám ở ngoài thành. Lục soát trên người tên mật thám thì thấy một phong mật thư của Đổng Thừa và Lưu Bị.

Dứt lời, Tào Chân lấy ra một phong thư, hai tay trình cho Tào Tháo.

Tào Tháo tiếp nhận, sau khi nhìn lướt qua thì biến sắc.

-Việc này còn có ai biết nữa?

Tào Thuần nói:

-Chỉ con cùng Tử Đan biết, vẫn chưa có ai biết.

-Rất tốt. Tử Đan, lần này ngươi làm rất tốt.

Tào Chân vội vàng nói:

-Đây không phải công của Tử Đan. Trước kia là nhờ Hữu Học nhắc nhở, Tử Đan mới cảnh giác. Vì thế đây là công lao của Hữu Học.

-Haha, huynh đệ các ngươi đồng lòng, ngươi cũng không thể không nhận. Được rồi. Hữu Học đi bái sư có tin tức gì chứ? Mấy ngày nay ta bận việc quân cũng không để ý đến việc đó.

Tào Chân liền hăng hái.

-Chủ công, Hữu Học đã được nhận làm môn đệ của Khổng Minh tiên sinh. Trước đó đã làm một bài văn khiến Khổng Minh tiên sinh ca ngợi không ngừng.

-À?

Trong lòng Tào Tháo hình như thấy thoải mái vô cùng:

-Hữu Học lại có tác phẩm xuất sắc?

-Tên là "ái liên thuyết".

Tào Tháo đứng bật dậy, cười nói với Tào Thuần:

- Mọi người đều có tác phẩm xuất sắc, sao ta lại không có chứ?

Tào Thuần nói:

-Trưởng lão trong họ cũng rất khen ngợi tài học của Hữu Học.

Mối quan hệ của bà tổ trước kia cùng trưởng lão trong họ có thể hồi phục. Chuyện trước đây khiến cho Tào thị chia cắt. Bây giờ có thể về lại với tổ tông mới là đúng lẽ. Nói cách khác, Tiếu Huyền Tào thị đã nhận Tào Cấp thành người nhà. Bây giờ chỉ cần tìm một cơ hội thích hợp thì Tào Tháo có thể quang minh chính đại, nhận Tào Cấp về người một nhà, nhập vào dòng họ Tiếu Huyền Tào thị.

Tào Tháo biết vậy nên khuây khỏa.

-Tuyển Thạch gần đây có còn đọc sách không?

-Hồi bẩm chủ công, Tuyển Thạch vẫn đọc sách, nghe đâu đã có thể đọc thuộc tám trăm chữ. Mấy hôm trước Phụng Hiếu kéo con uống rượu, Tuyển Thạch còn cười nói có thể xuất khẩu thành thơ, trích dẫn kinh điển. Hơn nữa, Tuyển Thành còn dâng lên một thứ, gọi là móng ngựa sắt, có thể lắp sắt vào móng ngựa, bảo vệ xương chân của ngựa. Con đã sai người cưỡi thử, hiệu quả thật không tầm thường.

-Thực có chuyện này?

Tào Tháo nghe được liền mừng rỡ.

-Ta biết, Tuyển Thạch mà ra ý kiến thì đều có lợi cả.

Tào Tháo vừa mới dứt lời thì cả bọn người Tào Thuần đều cười lớn.

Tào Cấp mà dâng ra gì thì đối với Tào Tháo mà nói đều là hữu ích cả. Trước tiên là bàn đạp và yên ngựa có thể giúp cho Tào Tháo hoàn thành tâm ý lập đội hổ báo kỵ, sau đó lại rèn đao giúp cho khí giới giáp trụ càng thêm tinh xảo. Tào công lê lại khiến cho việc đồn điền có thể phát triển. Bây giờ lại dâng lên móng ngựa sắt có thể bảo vệ bốn vó ngựa, chắc chắn là chuyện tốt.

-Vậy gần đây hắn bận bịu việc gì?

Tào Chân trả lời:

-Nghe nói Tuyển Thạch thúc phụ gần đây rất có hứng thú với nông canh, cả ngày ở nhà loay hoay dụng cụ gì đó.

-Tuyển Thạch bắt đầu hứng thú với nông canh? Không phải hắn thích rèn đao sao?

-Việc này thật ra điệt nhi không rõ lắm. Lần trước khi đi qua Chư Dã phủ thì nghe người ta nói hắn chạy tới tìm Lưu thiếu phủ đàm luận chuyện gì đó. Lưu Thiếu phủ hình như cũng cảm thấy rất hứng thú. Hai người đi lại có phần mật thiết. Có người nói họ thường xuyên cùng uống rượu.

Tào Tháo không khỏi sinh lòng hiếu kỳ. Người khác không biết Lưu Diệp nhưng Tào Tháo lại hiểu rõ.

Thân là họ hàng Hán thất, tính tình của Lưu Diệp cực kỳ cao ngạo. Bản thân Lưu Diệp luôn có mưu kế kỳ diệu, trình độ rất thâm sâu. Tào Cấp có thể đàm luận cùng Lưu Diệp thì chứng minh Lưu Diệp đã thừa nhận năng lực của Tào Cấp rồi. Đơn cử điểm này cũng đủ để Tào Tháo hiếu kỳ muốn biết Tào Cấp cuối cùng là đang làm gì?

Sau khi Tào Thuần cùng Tào Chân lui ra thì Tào Tháo sai người tìm "ái liên thuyết" của Tào Bằng để thưởng thức.

Nhưng đúng lúc này thì gia nhân báo lại:

-Tuân thị trung có việc gấp đến trình báo.

-Văn Nhược đến? Mau cho mời.

Tào Tháo vội vã đứng lên, sai người mời Tuân Úc đến.

Tuân Úc so với hồi năm Kiến An thứ hai thì tiều tụy đi rất nhiều. Mới hai năm mà dường như Tuân Úc già đi. Năm nay hắn có lẽ chỉ mới ba mươi sáu tuổi. Vậy mà nhìn qua lại như bốn mươi tuổi, hai bên tóc thậm chí còn đã có chút hoa râm.

Tào Tháo vừa thấy thì không khỏi có phần chua xót.

Hắn bước lên trước kéo tay Tuân Úc:

-Văn Nhược! Sao lại đến nỗi mệt mỏi như vậy?

-Chủ công, sự tình có chút không ổn.

-Chuyện gì?

Tào Tháo sửng sốt một chút, có phần khẩn trương.

-Từ sau thanh minh đến nay, toàn bộ Dự Châu, còn có cả một phần của Duyện Châu đều không có giọt mưa nào. Thần đã nhận được mấy hồi báo, đều là báo cáo xuất hiện tình trạng hạn hán. Ngữ Huyện, Kỷ Ngô, Vũ Bình, Chá Huyện, Trữ Bình, Tân Dương đều có tình trạng hạn hán rất nghiêm trọng. Tình hình ở Trần Quận tương đối tốt hơn. Hai tháng trước Tử Liêm đã sai người khơi thông kênh rạch. Nhưng dù sao thì cũng như muối bỏ biển, cũng chỉ có thể bảo đảm việc giảm nhẹ hạn chế tình hình hạn hán ở những vùng quanh Trần huyện. Nhưng ở những địa phương khác thì tình hình có vẻ nghiêm trọng.

Tào Tháo vốn tưởng rằng Tuân Úc nói chuyện tình xấu là việc di chuyển khác thường của Viên Thiệu mà không hề nghĩ là thiên tai. Hắn hít một hơi dài, trong lòng không khỏi hoang mang.

Đồn điền ở Hứa Đô, sau hai năm đã có thu hoạch lớn. Bây giờ trong kho có hơn trăm vạn kg lương thực, cũng là cơ sở vững chắc cho Tào Tháo. Theo kế hoạch của hắn, chỉ cần năm nay thu hoạch được tốt, cộng với đồn điền ở Hải Tây thu hoạch tốt thì năm sau trong kho sẽ có gần ba trăm vạn kg. Có được ba trăm vạn kg thì Tào Tháo có thể không phải lo lắng việc chiêu mộ binh mã, có thể tiến đánh Ký Châu của Viên Thiệu.

Hắn không hề nghĩ tới là sẽ gặp thiên tai. Nếu như tình hình thiên tai nghiêm trọng thì kho lương của Hứa Đô nhất định phải mang ra cứu tế bằng không thì sẽ dẫn tới rối loạn.

Nhưng nếu mở kho thóc cứu tế thì sang năm sẽ không có lương thực. Qua hai năm thì Viên Thiệu có đủ tinh binh lương thực, ổn định ở Hà Bắc Tứ Châu, khi đó…

-Văn Nhược, tình hình là thật?

-Thần đã sai người đi điều tra, đều là sự thật.

-Vậy… có kế sách gì không?

Tuân Úc trầm ngâm, lát sau lắc đầu:

-Tư Không, chuyện thiên tai không ai lường được.

Hiện tại thần lo lắng là nếu hạn hán vẫn tiếp tục thì sẽ nhanh chóng lan ra. Đến lúc đó, ngay cả Hứa Đô cũng sẽ phải chịu ảnh hưởng.

Việc này khiến Tào Tháo hoang mang. Nếu mà nói, trước kia hắn vẫn còn tràn đầy lòng tin có thể nắm chắc chống lại Viên Thiệu, thì bây giờ trong lòng hắn đã bắt đầu bồn chồn.

Chẳng lẽ, trời không giúp ta?

Tào Tháo cố biểu hiện bình tĩnh nhưng trong lòng đang rối như tơ vò. Hắn biết rõ Tuân Úc đã tận lực. Nhưng đối diện với thiên tai, quả thật nếu Tuân Úc đã nói là nghiêm trọng, thì tám chín phần tình hình không thể lạc quan. Nên làm thế nào cho phải? Nên làm thế nào? Tào Tháo nhìn Tuân Úc. Tuân Úc cười khổ nhìn Tào Tháo.

Trong lòng không khỏi đau khổ, nhưng Tào Tháo vẫn cười nói:

-Văn Nhược, việc này ta đã biết. Ngươi đã tận lực cố gắng. Nếu như tình hình thực sự tồi tệ thì đành phải mở kho thóc cứu tế. Nếu Dự Châu thất thu, chúng ta còn có Hải Tây. Thực sự tình hình cũng không quá tồi tệ. Đến lúc đó chúng ta có thể lấy lương thảo của Hải Tây phân phối. Chỉ cần ở Hải Tây ổn định thì có thể giữ cho Dự Châu yên ổn.

-Được rồi, nói đến Hải Tây, việc Chu Linh tướng quân trảm Xa Trụ…

-Xa Trụ bất tài, đáng bị trảm.

Tào Tháo đột nhiên nghiến răng giận dữ, sau đó nhắm mắt lại, trầm ngâm không nói.

-Lệnh Từ Cầu làm thứ sử Từ Châu, lập tức nhậm chức.

-Dạ!

Tuân Úc không dám chậm trễ, vội vã khom người lui ra.

Để Từ Mạnh Ngọc tiếp quản Từ Châu là một lựa chọn tốt. Từ Cầu có tài cán, nổi danh, cũng có tư cách. Quan trọng nhất là bản thân Từ Cầu là người Từ Châu, gia tộc ở Hải Tây. Nghe nói quan hệ của Từ gia và Đặng Tắc không tệ. Nếu để cho Từ Cầu nhậm chức thứ sử Từ Châu thì có thể nhờ vào đồn điền của Hải Tây mà bình ổn.

Hiện tại bây giờ, không chỉ có Tào Tháo mà cả Tuân Úc đều trông cậy vào Hải Tây có thể chống chọi với biến cố này. Nếu như tình hình hạn hán ở Dự Châu không giảm bớt thì Hải Tây chính là nơi cứu mạng của bọn họ. Bất luận thế nào đều phải giữ vững mùa thu hoạch năm nay của Hải Tây, nếu không tất sẽ rất phiền phức.

Tuân Úc vừa đi thì Tào Tháo cũng không còn tâm trạng đọc tác phẩm xuất sắc nào nữa.

Hắn đi ra cửa phòng, bước đi chầm chậm, lo lắng khôn nguôi.

Đầu tháng tư, trời nắng chói chang.

Tào Tháo bỗng nhiên dừng chân, ngửa mặt lên trời thở dài một tiếng:

-Lẽ nào, trời không phù hộ cho giang sơn Hán thất?