Thập Niên 70: Sống Lại Làm Giàu

Chương 227: Gặp nhau



Ngày hôm sau, cậu hai Khúc tới chỗ Triệu Văn Thao từ rất sớm. Cậu ta đã quần áo nón nảy chỉnh tề, sửa soạn sạch sẽ gọn gàng, còn là quần áo mới hiếm thấy.

“Không phải cậu nói cậu không muốn đi xem mắt hay sao? Sao còn ăn mặc đồ đẹp như vậy?” Triệu Văn Thao trêu ghẹo.

Cậu hai Khúc hơi không được tự nhiên mà nói: “Đây là quần áo mới của Tết năm ngoái, là mẹ em bào em mặc đấy.”

“Cậu chỉ biết đùn đẩy lên người mẹ cậu thôi. Tôi còn không biết cậu à? Vừa nói đến chuyện xem mắt là trong lòng thằng nhãi nhà cậu đã sớm vui đến nở hoa luôn rồi!” Triệu Văn Thao nói đùa.

Cậu hai Khúc đỏ mặt, liên tiếp nói nào có nào có, vẫn là Diệp Sở Sở không hợp mắt nên nói Triệu Văn Thao vài câu, lúc này hắn mới thôi.

Hôm nay là chợ phiên nông thôn, người trong thôn không vội vàng dùng xe ngựa xe lừa thì là nhanh chân chạy đến chợ, có kẻ vác bao lớn bao nhỏ đồ đi bán, cũng có người chắp tay đi xem náo nhiệt, đương nhiên cũng có người đi mua đồ, chỉ là có nhiều kẻ vô góp vui hơn.

Chợ chính là nơi tụ họp của ở nông thôn mà!

Triệu Văn Thao kéo đám cậu hai Khúc, Mạnh Đại và Thôi Đại, còn có hai ông bà già mẹ Triệu cha Triệu. Nếu anh ba Triệu không làm hỏng đậu phụ thì cũng sẽ đi nhờ xe. Diệp Sở Sở sợ con cảm lạnh nên không đi. Anh hai Triệu và chị hai Triệu bận ngâm đậu cho anh ba Triệu, không có thời gian, anh tư và chị tư cũng vậy.

Chị tư sao có thể bỏ qua chuyện kiếm tiền được chứ? Lúc đó anh ba Triệu tới tìm thì họ chính là người đầu tiên đồng ý. Bây giờ chính là lúc thi thố tài năng, làm sao có thời giờ đến chợ phiên cơ chứ?

Triệu Văn Thao lái xe đến chợ, thả người xuống rồi chạy tới thôn Thái Bình.

Dựa theo cách nói của cha Triệu thì mẹ Triệu đến là chuyện tốt, ý là thích tham gia náo nhiệt, bởi vì mẹ Triệu là người mang cậu hai Khúc tới coi mắt.

Mẹ Triệu không để ý tới ông mà nói cùng cậu hai Khúc: “Bác và mẹ cháu là chị em kết nghĩa. Mẹ cháu không có thời gian tới nên bác trông chừng cho cháu, không được thì bác lại giới thiệu một cô khác cho.”

Cậu hai Khúc hàm hồ dạ vâng rồi không nói chuyện, hiện tại cậu ta rất căng thẳng.

Mẹ Triệu thấy thế thì buồn cười lắm, rồi bà đi tới trước một cái lán cắt tóc dựa theo ước hẹn của mẹ chị tư.

Lúc này chợ đều là ở ngoài trời, cũng không có người quản lý. Có người đến được một thời gian thì chiếm một chỗ lâu dài, dựng cái lán nho nhỏ. Có người là tay anh chị, tương đối ngang ngược, vòng ra một chỗ rồi kéo mấy mảnh vải dù để bày sạp. Tuy là hỗn loạn nhưng phong tục dân gian thành thật chất phác, không gây ra chuyện xấu nào cả.

Mẹ Triệu dẫn cậu hai Khúc đi tới lán cắt tóc, đi qua một sạp thịt heo, không ngờ chủ sạp chính là Thái Tứ Hổ.

“Ô, bác gái, bác đi chợ ạ?” Thái Tứ Hổ nhiệt tình chào hỏi.

Mẹ Triệu cũng rất kinh ngạc vui mừng: “Đúng vậy, bác đi chợ. Cháu cũng buôn bán ở đây à?”

Thái Tứ Hổ cười nói: “Cháu học theo Văn Thao, ra tự mình làm. Bây giờ chẳng những bán thịt lợn mà còn mua lợn bán.”

Từ khi nhìn thấy Triệu Văn Thao buôn bán một mình phất lên như diều gặp gió, Thái Tứ Hổ đã sớm muốn tự mình làm rồi, chỉ là luyến tiếc đơn vị, dù gì cũng là công việc chính thức. Nhưng bởi vì chuyện anh ta lén lút mua thịt bị phát hiện, lãnh đạo nghiêm khắc phê bình một trận, tính bướng bỉnh nổi lên. Ông đây đéo làm nữa, cứ như vậy đi ra làm một mình.

Ban đầu cũng khá bất an nhưng bây giờ đã tốt hơn nhiều. Suy cho cùng thì có khách hàng cũ nên bất kể mua hay là bán thì anh ta cũng đều có đường, rất nhanh thu nhập đã ổn định. Quan trọng hơn là được tự do, tâm trạng tốt!

“Thế thì tốt quá! Bác phát hiện ra hiện tại người làm một mình nhiều hơn rồi!” Mẹ Triệu nói.

“Đúng vậy, quốc gia cổ vũ mọi người tự mình làm ăn, nói đây là phát huy đầy đủ tinh thần làm chủ của mỗi cá nhân!” Thái Tứ Hổ cười ha hả: “Văn Thao đâu rồi ạ? Không đi chợ sao ạ?”

“Nó đến thôn Thái Bình rồi. Số thịt nhập từ chỗ cháu đều bán hết ở trong huyện rồi.” Mẹ Triệu nói.

Thái Tứ Hổ cảm khái nói: “Văn Thao là một người tài ba, lúc này mới được bao lâu mà đã phát triển khách hàng còn nhiều hơn cả cháu nữa!”

“Nó có làm được những cái khác đâu.” Mẹ Triệu nghe thấy người khác khen con trai mình, trong bụng thì mở cờ mà ngoài miệng vẫn còn muốn khiêm tốn một chút.

Hàn huyên vài câu về Triệu Văn Thao thì có người đến mua thịt, lúc bấy giờ mẹ Triệu mới rời khỏi quầy hàng của Thái Tứ Hổ và ngồi xuống chiếc ghế nhỏ bên lán cắt tóc cùng với cậu hai Khúc.

Chưa ngồi được bao lâu, cậu hai Khúc đã đứng lên bắt đầu đi tới đi lui.

“Cháu làm sao thế?” Mẹ Triệu hỏi.

“Không sao ạ.” Cậu hai Khúc khịt mũi một cái.

Mẹ Triệu thấy cậu ta co rụt người lại thì hiểu ra, là lạnh!

“Cháu không mặc áo bông mỏng à?” Mẹ Triệu quan sát cách ăn mặc của cậu ta mới phát hiện ra khá là phong phanh.

Lúc này mà mặc áo bông dày thì có hơi sớm nhưng áo bông mỏng thì vẫn phải mặc. Nông dân không có gì áo lông cừu, áo khoác ngoài hay áo lông vũ gì cả mà toàn dựa vào áo bông để chống lại cái lạnh.

“Cháu mặc áo len quần len rồi, là đồ do chị cháu đan đấy ạ.” Cậu hai Khúc run rẩy nói.

Khi ở trên xe rất nhiều người chen vào cùng một chỗ nên không cảm thấy lạnh, hiện tại không có nhiều người chen chúc như vậy nữa, vả lại vị trí này cũng không tốt, gió Bắc thổi qua lạnh thấu tim!

“Áo len quần len?” Mẹ Triệu tỏ vẻ mặt ghét bỏ mà nói: “Đồ đan từ sợi len có thể chống được gió à? Chỉ là thứ để dọa người ta thôi, cái thằng bé này đúng thật là!”

Chủ sạp cắt tóc nghe cuộc đối thoại của bọn họ xong thì cười nói: “Sau mành có bếp lò đấy, cậu vào mà sưởi đi, đừng để bị cảm lạnh. Đợi lát nữa mặt trời mọc là ấm lên ngay thôi.”

Cắt tóc cần gội đầu cho người ta, lúc này không thể dùng nước lạnh được nên tạm thời dựng một cái bếp lò, nấu nước nóng để dùng.

Cậu hai Khúc vội vàng nói lời cảm ơn rồi đi ra phía sau sưởi ấm.

“Đám thanh niên bây giờ ấy à, chỉ thích những thứ đẹp đẽ! Trời lạnh như thế này thì làm sao mặc áo len cho được? Vậy còn không chết cóng à?” Mẹ Triệu khinh thường nói với chủ sạp.

Chủ sạp cười nói: “Đám thanh niên đều thích cái đẹp, cô cũng đừng quá lo lắng, bọn thanh niên sức dài vai rộng, không chết cóng được đâu.”

“Đúng vậy, nào có tay chân già cả giống như tôi, mặc quần bông dày rồi vẫn còn sợ lạnh.” Mẹ Triệu cảm khái.

Chủ sạp chừng năm mươi tuổi cũng bắt đầu nhắc lại chuyện năm xưa.

Có người trò chuyện nên thời gian trôi qua rất nhanh, không bao lâu mẹ chị tư đã tới, phía sau còn có một cô gái trẻ tuổi đi theo, có lẽ nên nói là thiếu nữ, không cao không thấp, hơi gầy hoàn toàn không dính dáng gì đến người mà mẹ chị tư khen đến tận trời, gì mà to cao, gì mà sức khỏe tốt.

Dù sao thì mẹ Triệu cũng không ngắm trúng nhưng ngoài mặt vẫn tiến lên nghênh đón: “Hai người đã tới rồi, có lạnh không thế?”

Mẹ chị tư cười nói: “Tạm được, bọn tôi đi bộ tới nên không cảm thấy lạnh. Tiểu Hồng à, đây là bác Triệu của cháu đấy.”

“Bác Triệu.” Cô gái kia thấp giọng nói một câu rồi lại nhanh chóng nhìn ra phía sau mẹ Triệu, chưa trông thấy người.

Mẹ Triệu hiểu ra: “Vào trong ngồi một lúc đi, hai người dự định mua chút gì à?” Nói rồi mời vào trong lán, còn không quên cao giọng gọi cậu hai Khúc đi ra.

Đợi cậu hai Khúc lên tiếng ở bên trong, Tiểu Hồng nhanh chóng xoay người đi sang một quầy hàng tạp hóa ở bên cạnh giả bộ xem hàng.

Nhà trai nói muốn liếc nhìn nên tất nhiên không thể đối mặt rồi.

Cậu hai Khúc cũng hiểu, mau chóng chạy ra, nhìn thấy mẹ chị tư rồi cũng quét mắt ra chung quanh nhưng không xác định được là nên nhìn ai.

Mẹ Triệu đi tới, nhanh chóng nói một câu: “Người mặc áo hoa quần đen giày đen ở sạp bên trái.”

Mẹ chị tư vui tươi hớn hở nói: “Là người tóc dài ấy.”

Nhiều đặc điểm được nhắc đến như vậy, cậu hai Khúc mà vẫn không tìm ra được thì đúng là kẻ ngốc, cho nên liếc mắt đã thấy Tiểu Hồng, đáng tiếc có chút thất vọng.

Nếu như trước kia chưa từng thấy ai khác, thì người này miễn cưỡng vẫn được nhưng từng thấy một người rồi, sẽ có so sánh thì không còn giống vậy nữa.