Thập Niên 70: Sống Lại Làm Giàu

Chương 314: Nghi thức bái trăng



Sau khi ăn cơm chiều xong, mọi người ai nên bắt đầu làm việc thì làm việc, nên nghỉ ngơi thì nghỉ ngơi. Bác Triệu đã đi nghỉ ngơi rồi, Triệu Văn Thao pha trà ngồi trong sân cùng cha Triệu trò chuyện.

Cha Triệu nói: “Thịt dê mấy con lấy về gói sủi cảo ăn đi, vốn muốn mua nhiều chút nhưng kết quả mấy con dê gầy quá chừng. Cộng lại chẳng bao nhiêu thịt, bị cướp sạch rồi.”

Triệu Văn Thao nói: “Cha để lại ăn đi, con muốn ăn thịt dê thì tự con kiếm được mà.”

Cha Triệu nói: “Cái này là mua cho mấy con, nếu không phải mua cho các con thì cha đã không đi mua.”

Triệu Văn Thao biết rõ đây là cha mua cho vợ, cũng không từ chối nữa, đồng ý nhận.

Triệu Văn Thao hỏi cái khác: “Cha, vẫn còn heo để ăn đúng không?”

"Có, sang năm có. Con nuôi thêm hai con đi, cha nghe nói thịt heo tăng giá rồi, đến lúc đó cũng có thể kiếm thêm tí thu nhập. Mùa hè, khắp núi đều là heo cỏ, bỏ chút trấu ra nhất định sẽ có một bữa ăn, không tốn bao nhiêu lương thực.”

Triệu Văn Thao nói: “Dạ, nhưng mà cha ơi, con heo không ăn lương thực thì cũng không béo lên, cha đừng đau lòng lương thực. Đến lúc đó con bỏ thêm chút bã đậu đi.”

Cha Triệu không đồng ý: “Lương thực là thứ có thể tùy tiện cho heo ăn sao? Bã đậu là được, cái này heo cũng thích ăn. Nếu có bã rượu thì cho thêm, nhưng mà thứ đó cần phải xử lý trước mới được.”

Triệu Văn Thao nhớ tới xưởng rượu trong thị trấn: “Vâng, đến lúc đó con sẽ chuẩn bị.”

Cha Triệu lại nói tiếp rất vui vẻ: “Còn nữa, con dê mà con chia, đoán chừng năm nay lại có thể đẻ thêm dê con rồi.”

Năm ngoái chia ruộng, Triệu Văn Thao cũng chia dê, khi đó nó là một con cừu nhỏ, không ngờ mùa xuân năm nay đã sinh một con dê con, không ngờ là một con dê cái. Triệu Văn Thao bất ngờ, cũng ước lượng, sau đó cười, nói: “Giỏi ghê, lúc ấy con còn không xem là con đực hay con cái.”

Cha Triệu nói tới gia súc, cảm thấy rất hài lòng: “Vận khí con tốt, lúc con dê nhỏ được chia còm nhom như cái cán cây, năm nay đã trở thành dê lớn rồi! Nếu con có thời gian thì chuẩn bị một cái chuồng dê, cha sợ sinh mùa đông. Nếu đúng là sinh ngay mùa đông thì chuồng dê không được đâu, sẽ làm dê non chết cóng, trong nhà lại nhiều đồ, không thể bỏ cái gì khác vào.”

Ở nông thôn, mùa đông dê sinh dê con thì đều sẽ đặt ở trong phòng người ở, nếu không thì dê non sẽ chết cóng. Có thể nghĩ tình cảnh đó ra làm sao, dê cũng không biết ra bên ngoài đại tiểu tiện, lại còn không phải một ngày hay hai ngày, phải chờ qua một mùa đông, chờ mùa xuân năm sau dê non không thể chết cóng nữa mới cho ra. Một mùa đông này, ăn uống đều trong phòng, mùi kia...kia... Thì khỏi nói rồi.

Trước kia dê đều là tập trung ở đội sản xuất, mọi người cũng không có đồ của người, đội sản xuất có chỗ chuyên cho dê đẻ dê con dùng, bên trong có đốt bếp lò Bây giờ làm một mình rồi, dê cũng chia rồi, có đẻ dê con thì chẳng phải là chỉ có thể vào nhà ở rồi sao. Dù sao thì tới mùa đông mọi người đều tụ tập trong một căn nhà, chớ nói chi là chuẩn bị cho một con dê một căn phòng, không thực tế.

Dê Triệu Văn Thao rất biết là suy nghĩ cho chủ nhân, mãi tới xuân về hoa nở mới đẻ dê con, không cần gây tai hại cho phòng của chủ nhân nữa, sau đó lại chuyển vào trang trại thỏ, càng thêm không có cơ hội gây tai họa cho phòng chủ nhân rồi.

Triệu Văn Thao đã nhìn thấy cảnh dê đẻ dê con trong ngôi nhà ở thôn, mùi hương ngộp trời, dưới đất phủ cành cây của cây ngô, ngay cả chỗ đặt chân cũng không có. Hắn chỉ nán lại vài giây liền đi ra, thật sự là chịu không nổi đời.

Con dê nhỏ suy nghĩ vì chủ nhân như hắn như vậy, Triệu Văn Thao nhất định sẽ làm cho nó một căn phòng ấm. Hơn nữa, về sau những con dê khác đẻ dê con cũng cần dùng đến.

Triệu Văn Thao vừa mở miệng là chơi lớn: “Dạ, cha cha xem ở đâu được? Tiện nối thêm lò sưởi.”

Cha Triệu cạn lời: “Lại còn lò sưởi, con làm như là cho người vậy. Con kêu người ta tháo chút gạch mộc, xây một căn phòng bên cạnh chuồng dê, bên trong đặt thêm một bếp lò. Đến lúc đó sớm tối gì cha cũng đi đốt bếp lò là được rồi. Với lại quét nhiều bùn chút, đừng dùng gạch, cái món đó khó giữ ấm lắm.”

Triệu Văn Thao rất nghe lời: “Dạ.”

Hai người lại nói thêm một lúc về trang trại thỏ, tới chừng gần tối thì cha Triệu và mẹ Triệu thúc giục bọn họ về, bảo còn ẫm theo đứa con, đừng để quá muộn, ánh mắt trẻ con sạch sẽ, lỡ thấy mấy thứ bẩn thì làm sao.

Dường như khỉ con cũng biết nên về nhà, cũng chạy về, Triệu Văn Thao nhìn bộ dạng bẩn thỉu của nó, không còn cách nào, trước khi đi châm miếng nước ấm và tắm trôi hết bùn đất. Ở nông thôn gọi là bùn đất*, lại phun thuốc đuổi côn trùng rồi mới về.

*Ở đây, chữ Trung là秃噜, nghĩa là có vật gì bám vào và rớt/trượt xuống.

Giữa trưa ăn sủi cảo, rất no, buổi tối khi về liền làm thêm bát cháo để húp, sau đó tiến hành nghi thức bái trăng vào tháng tám hàng năm.

Tập tục này cũng là mẹ Triệu mang đến, trong nhà cha Triệu nghèo tới mức không có gì ăn, tổ tông chạy nạn xin ăn, ở bên đây còn thường xuyên dọn nhà, được ăn no đã là không tệ rồi, đâu rảnh chú ý những thứ khác. Mẹ Triệu thì không giống vậy, người ta là phú nông, cuộc sống ổn định, mỗi ngày tết còn có một nghi thứ riêng, ví như tết trung thu phải bái trăng.

Ánh trăng phát sáng giữa trời, trước cửa phòng đặt một cái bàn nhỏ, cắt dưa hấu thành hình trăng khuyết và đặt trên đó, sau đó mang bánh trung thu lên, còn có hoa quả, rượu, tiếp đó đốt ba cây nhang. Chờ tới lúc thì quỳ, dập đầu, đây là toàn bộ quá trình của nghi thức.

Tuy rằng ở riêng sống một mình, nhưng Triệu Văn Thao vẫn kế thừa thói quen của mẹ Triệu, hắn tiến hành nghi thức này rất nghiêm túc.

Tiểu Bạch Dương ở trang trại thỏ chơi một ngày, song, bây giờ vẫn rất có tinh thần, nhìn trăng lưỡi liềm trên bàn, đã muốn nắm.

Diệp Sở Sở vội vàng ôm chặt cậu, chỉ vào ánh trăng cho cậu nhìn.

"Tiểu Bạch Dương, nhìn xem đây là cái gì, là mặt trăng, mặt trăng tròn quá ha. Hôm nay là tết Trung thu, tết Trung thu là lúc ánh trăng tròn nhất."

Triệu Văn Thao ngồi xuống, cười nói: "Tiểu Bạch Dương, trên mặt trăng còn có Thường Nga nữa đó, Thường Nga đẹp lắm, chờ con trưởng thành lấy làm vợ nha!"

Diệp Sở Sở dở khóc dở cười: “Muốn kết hôn với Thường Nga là Trư Bát Giới, anh đem con anh ví thành Trư Bát Giới rồi!”

Bấy giờ còn chưa có phim truyền hình Tây Du Ký, nhưng truyện xưa Tây Du Ký vẫn rất nổi tiếng, có truyện tranh, và đoàn kịch nói trong thị trấn cũng xuống nông thôn biểu diễn, vì vậy hai vợ chồng chẳng thấy xa lạ gì.

Triệu Văn Thao cười nói: “Làm Trư Bát Giới có gì không tốt chứ, ăn no rồi đi nằm ngủ, ngủ đủ thì ăn, chuyện gì cũng không quan tâm, thật tốt biết bao! Con của anh nếu giống như Trư Bát Giới, thì chính là một đứa có phúc đấy! Có phải hay không, con trai?"

Tiểu Bạch Dương chỉ biết là cười ngây ngô.

Lúc này, khỉ con bên cạnh bắt đầu kêu éc éc.

Diệp Sở Sở cười nói: “Nó còn có một anh khỉ nữa.”

Triệu Văn Thao cười nói: “Anh khỉ số khổ! Mỗi ngày bận rộn cứu thầy, làm không tốt còn bị niệm kim cô chú! Nào, anh khỉ, anh cực khổ rồi, ăn trái cây đi.”

Trong mâm có để một ít táo, lê, Triệu Văn Thao cầm một cái cho khỉ con, nhưng khỉ con đã ăn no rồi, không ăn, cho Tiểu Bạch Dương, Tiểu Bạch Dương bèn dùng hai tay cầm, gặm, dùng hai cái răng cửa nhỏ gặm cả buổi cũng không gặm nổi một chút, chỉ dán vào một đống nước miếng, nhìn hai vợ chồng cười ha ha.

Bái trăng cũng xem như xong rồi, hai người dập đầu, thu dọn rồi trở về phòng ngủ.

Ngày hôm sau Triệu Văn Thao định ở nhà một ngày để đập hoa hướng dương rớt hạt. Kết quả, các cậu ấm trước đó đến giúp đỡ lại tới nữa, tuy rằng chỉ năm sáu người, nhưng năm sáu người cũng đủ để đập hoa hướng dương rớt hạt rồi.

"Triệu Văn Thao, chúng tôi tới giúp anh đây. Có phải anh nên cho chúng tôi chút đồ ăn ngon ngon nào không.”