Thiên Mệnh Chí Tôn - Vô Ưu

Chương 1497: Lại là ông ta



"Tấm bia đá?"
"Đúng vậy, bên trên có điêu khắc một số hình vẽ, hình như là để ghi chép lại một câu chuyện đã xảy ra vào. năm đó, sau này lão cũng dùng rất nhiều thời gian để nghiên cứu tường tận. Ngoại trừ nhìn ra đây là một bức bích họa miêu tả cảnh mai táng năm đó, còn lại một vài văn tự ghi chép thì thật sự lão không đọc hiểu được.
Nhiều năm như vậy, lão cũng đã sớm phai nhạt đi lòng hiếu kì với chuyện xảy ra năm đó, nó trở thành một món đồ cổ có tính nghệ thuật được lão cất trong kho chứa bí mật của mình.”
Ông Quỷ nói. Lại là bích họa sao?
Hiện tại Trần Khiêm vừa nghe đến tranh bích họa liền liên tưởng đến nội dung mình nhìn thấy trong cổ mộ khi trước.
Tranh bích họa cổ tồn tại đã lâu, có liên quan chặt chế với tín ngưỡng, tập tục, quan niệm thẩm mỹ... của con người trong các thời kì lịch sử, cũng phản ánh rõ nét các mặt chính trị, kinh tế, văn học, nghệ thuật và trình độ kỹ thuật của xã hội thời bấy giờ.
Những bức bích họa này đề cập đến cả chuyện trọng đại trong triều đình hoặc chuyện nơi giang hồ xa xôi. Nó đã mở ra trước mặt người đời sau từng cảnh tượng sinh động mà chân thực của bức tranh sinh hoạt thời cổ, dùng một cách khác để kể lại từng câu chuyện cảm động.
Giống như trong cổ mộ Thần Tướng có kể lại cặn kế những câu chuyện thú vị từ xa xưa, từ khi phát hiện ra Thần Tướng đến lúc an táng ngài ấy.
Nhờ nghiên cứu kĩ càng những bức bích họa này mà Trần Khiêm biết được rất hiều đầu mối của Hội Thái Dương.
"Cách thức mai táng được vẽ trên bức họa này, lão. từng tìm một người bạn cùng tới đây nghiên cứu, ông ấy nói đây là một hình thức mai táng dưới biển đặc biệt."
Ông Quỷ suy tư một hồi lại nói.
"Mai táng dưới biển?"
Trần Khiêm có một trực giác mơ hồ, lẽ nào chuyện này có liên quan đến mộ Hải Vương?
"Liệu tôi có thể đến đó thăm quan được không?”
"Nếu cậu Trần Khiêm có hứng thú, đương nhiên có thể!"
Ông Quỷ vươn tay ra hiệu mời.
Ông ta dẫn theo Trần Khiêm đi ra phía sau vườn, tới một mật thất ông ta dùng để tu hành.
Toàn bộ căn mật thất được xây dựng từ đá hoa cương xanh, chiều dài chừng mười bảy mét, rộng hơn mười mét. Bên trong âm u, trống rỗng không có một vật dụng nào, chỉ có một chiếc bàn vuông đặt ngay giữa phòng, bên bàn đặt một ngọn đèn dầu, một ngọn lửa lớn chừng hạt đậu leo lắt chập chờn, tản ra ánh sáng yếu ớt.
Bên cạnh mật thất đặt sáu tấm bia đá cổ xưa. Mặt trên còn đầy vết tích lan tràn của rêu xanh. Đây là sáu bức bích họa.
Trần Khiêm nhận từ trong tay ông Quỷ một ngọn đèn, đi tới gần sát bên cạnh bức bích họa cẩn thận xem xét.
Trần Khiêm phát hiện chữ viết trên đó không khác gì chữ anh đã nhìn thấy trong mộ cổ.
Anh nghĩ chắc mấy bức bích họa này đều thuộc cùng một thời kì.
Trần Khiêm nhìn kĩ hơn nữa, kinh ngạc nhận ra bức bích họa này... hình như miêu tả cảnh tượng mai táng một cô gái mặc đồ trắng.
Anh cứng đờ cả người, không dám để lỡ bất cứ dấu vết nào.
Hải Thành khi đó vẫn chỉ là một làng chài nho nhỏ, người nơi này sống bằng nghề đánh cá, hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài.
Trên bức bích họa kể rằng, vào buổi sáng của một ngày, nơi này đột nhiên xuất hiện một nhóm người lạ mặt.
Bởi vì bọn họ khiêng theo một quan tài rất lớn. Dẫn đầu là một ông lão mặc trường bào.
Mà ông lão này, cùng với bộ quần áo ấy, theo như lời kể trên bức bích họa thì sau này lại xuất hiện thêm một lần nữa, có một lão ăn mày ở một nước nọ đã ăn mặc giống hệt như vậy.
Lại là ông ta!