Thời Gian Quay Lại: Cho Anh Ở Bên Em!

Chương 32: Lâm lão gia tử



Trong căn phòng của mình Lâm lão gia tử đang ngồi ung dung thưởng tranh cổ, ông vui vẻ ra mặt khi nghe sắp có chắt ẵm bồng nên từ nãy giờ vẫn cứ cười không ngớt.

Tính đến năm nay Lâm lãi gia tử cũng đã được hơn 80, lần mừng thọ này là mừng thọ kỷ niệm ông 82 tuổi. Ở cái độ tuổi gần đất xa trời này điều ông mong mỏi nhất vẫn luôn là được nghe lại tiếng trẻ thơ. Nhưng khổ nỗi Lâm Hiểu Phong lúc trước lại mãi chẳng chịu lấy vợ, sau khi lấy Ý Vân về rồi cả hai lại nhất định không sinh con làm lão già như ông sắp tức đến không nói nên lời.

May thay năm nay đã khác, chẳng hiểu vì cơ duyên gì ngay đúng ngày mừng thọ của mình ông lại biết được một tin mừng đến vậy. Thế là điều ước của ông cũng sắp thành hiện thực rồi, có lẽ đối với Lâm lão gia tử tin tức tốt này chính là món quà lớn nhất mà năm nay ông nhận.

Nghĩ rồi Lâm lão gia tử hớn hở lắm, ông đưa tay vuốt ve chùn râu trên cằm mình nói với người bên cạnh:

- Lão Lý, ông nói xem tiệc mừng thọ năm nay của tôi có phải là rất tuyệt không?

- Mong ước của lão gia tử cuối cùng cũng thành hiện thực, tiệc mừng thọ năm nay của ngài đương nhiên là tuyệt nhất.

- Hahahaha! Ông nói phải!

Người đang nói chuyện với Lâm lão gia tử bây giờ không ai khác mà chính là quản gia của nhà họ Lâm, nói đúng hơn ông giống như quản gia riêng của Lâm lão gia tử. Lý Bình là tên của ông, ông là người đã đi theo Lâm lão gia tử từ khi còn chinh chiến, lăn lộn ngoài thương trường thuở trẻ. Ngày xưa phải nói ông chính là cánh tay đắc lực của Lâm lão gia tử, tính đến bây giờ chắc cũng mấy chục năm rồi. Giờ cả ông và lão gia tử đều đã cao tuổi cũng nhường lại vị trí cho con cháu mình sau này nhưng những ký ức thuở xưa vẫn hay thường làm cả hai ông hoài niệm.

Về sau khi tuổi đã xế chiều Lý Bình rút khỏi việc làm ăn kinh doanh mà quay về làm quản gia chăm sóc cho Lâm lão gia tử. Lâm lão gia ba của Lâm Hiểu Phong chính là do ông chăm sóc dạy dỗ từ nhỏ, ông chứng kiến Lâm lão gia lớn lên cũng là người thầy đã dạy cho Lâm lão gia nhiều thứ. Có lẽ chính vì thế mà vị thế của ông trong lòng người nhà Lâm Gia đều rất quan trọng.

- Lão Lý, tôi với ông đều gần đất xa trời rồi cháu tôi cũng như cháu ông sau này vẫn mong ông chăm sóc.

Quản gia Lý nghe vậy thì khẽ mỉm cười, ông nhùn Lâm lão gia tử với ánh mắt hiền hòa rồi nói:

- Ông cứ lo xa, bây giờ bé con còn chưa chào đời đã lo đến chuyện cho nó đi học. Lão gia tử, chỉ e ba mẹ nó còn chẳng lo xa đến thế.

- Hahaha, ai bảo tôi chỉ có đứa cháu này chứ. Thằng nhóc Hiểu Phong mãi mới chịu lấy vợ, cưới nhau cũng 2 3 năm rồi mới có con. Ông nói xem tôi có thương nó không?



- Lão gia tử nói phải, nhưng thiếu gia và thiếu phu nhân còn trẻ, tương lai còn dài sau này từ từ sẽ có thêm con nữa.

- Chỉ sợ lúc đó tôi lại chẳng còn ấy chứ!

- Lão gia tử, ông còn khỏe mạnh lắm. Nhất định nhìn thấy con cháu đầy đàn.

- Hahahaha! Tôi tin ông!

Nói rồi Lâm lão gia tử chống tay lên bàn đứng dậy, ông cuộn bức tranh cổ trên bàn thành cuộn tròn rồi cẩn thận cất nó vào trong ngăn tủ. Sau khi cất bức tranh ngay ngắn gọn gàng Lâm lão gia tử lúc này mới đưa tay nhấc cây bút phía đầu bàn lên. Ông trãi ra bàn một cuộn giấy dài màu trắng, bàn tay ông nhanh nhẹn chấm mực quệt lên đầu cọ rồi thả nhẹ những nét rồng bay phượng múa trên cuộn giấy.

Lâm lão gia tử thời trẻ ngoài tài kinh doanh và trí óc nhanh nhạy, ông còn là một bậc thầy trong lĩnh vực viết thư pháp. Tài nghệ và tay nghề của ông vô cùng điêu luyện, thoáng chốc đã hiện ra những nét chữ mê người trên tấm giấy trắng.

" Cung Hỉ " đây là hai chữ ông viết, chỉ cần nhìn vào việc Lâm lão gia tử làm cũng hiểu ông mong muốn chắt nội đến thế nào. Nhìn tác phẩm bản thân vừa làm ra Lâm lão gia tử hỏi:

- Lão Lý, có đẹp không?

Quản gia Lý đứng bên cạnh thấy vậy thì gật đầu, ánh mắt ông ánh lên sự ngưỡng mộ. Thời trẻ ông rất thích thư pháp do Lâm lão gia tử viết, đến bây giờ vẫn thế. Tên của các cháu trong nhà đều là do ông đích thân hạ bút đặt nên tên nào tên nấy đều ẩn chưa ý nghĩa rất sâu sắc. Khẽ nhìn bức tranh Lão Lý trả trời:

- Lão gia, tài nghệ thư pháp của ông vẫn như ngày nào. Quả nhiên danh bất hư truyền chẳng mai một theo thời gian.

- Ông cứ quá lời, lâu rồi tôi không viết có thế nào cũng không bằng như xưa được. Nào, đem chữ này treo lên đi để gia đình có không khí vui vẻ.

- Vâng! Lát nữa tôi sẽ kêu người treo lên.

Nghe quản gia Lý Lâm lão gia tử khẽ gật đầu, ông ngồi xuống bàn với tay cầm lấy ly trà trên bàn rồi đưa vào miệng nhấp một ngụm nhỏ. Xong xuôi ông ngã lưng ra đằng sau vẻ mặt hưởng thụ ngồi đợi con cháu về sum vầy.