Sáng sớm hôm sau Từ Chi Ngôn và Từ Minh Sương rời khỏi khách sạn, không ai biết hai người họ muốn đi đâu.
Lê Duệ Bạch cảm thấy lần này ở lại Vân Nam không chỉ để du lịch mà Từ Chi Ngôn và Từ Minh Sương đang tìm thứ gì đó.
Ba người Lê Duệ Bạch dậy đi ra ngoài dạo một vòng, tới gần trưa thì quay về khách sạn.
Ngày hôm qua tới đây là nhá nhem tối, bây giờ trời sáng mới dành thời gian quan sát kĩ khách sạn này.
Sáng nay ra ngời không để ý, vừa rồi bước vào Lê Duệ Bạch liếc mắt đã thấy hai bên tường có treo hai cái trống tinh xảo.
Hai cái trống này có hình dạng kỳ quái, thân trống có hoa văn và được khảm rất nhiều đá quý, trang trí lộng lẫy quá mức làm lu mờ cả sự tinh xảo của mặt trống.
Mặt trống nhìn đã lâu đời, toàn bộ lớp da đã chuyển thành màu nâu sáng bóng, nhìn kỹ còn có thể thấy sắc xanh. Thân trống được làm tỉ mỉ, trừ đá quý được khảm vô còn có một số hoa văn uốn lượn, nhìn qua như là người đang nhảy múa.
Ngộ Trừng tò mò bước tới, vươn tay sờ thử. Mặt trống lạnh lẽo, hoa văn được mài bóng loáng.
Cậu ta gõ nhẹ lên mặt trống, tiếng "tùng" kia trầm thấp khiến nhịp tim nhảy lên.
Lê Duệ Bạch và Ngộ Tịnh bị động tác bất ngờ của Ngộ Trừng làm cho ngẩn ra, tiếng trống vang lên như đưa bọn họ tới một nơi nào khác.
Thứ khiến bọn họ ngạc nhiên hơn cả là khi Ngộ Trừng gõ vào, mặt trống lõm xuống, mà trong chỗ lõm đó xuất hiện hình thù kì quái. Dù chỉ xảy ra trong tích tắc nhưng Lê Duệ Bạch vẫn kịp nhìn rõ.
Lúc mặt trống lõm xuống dường như xuất hiện mặt người.
Ngộ Trừng ngẩn ra, nhìn tay mình nói: "Đây là thủ nghệ gì vậy?"
Ngộ Tịnh cau mày trầm tư.
Chủ khách sạn ngẩng đầu nối: "Đây là trống da người."
Ngộ Trừng lập sức sợ đến nỗi lông tơ dựng ngược lên, biểu cảm cứng ngắc chà tay lên quần.
Thấy sắc mặt bọn họ thay đổi, chủ khác sạn cười ha hả: "Tuy nói là trống da người nhưng mặt trống này giả thôi, bây giờ trên thị trường đều dùng da heo hoặc da trâu. Trong xã hội pháp trị này ai dám làm ra chuyện như thế?"
"Tại sao ông lại đặt trống này trong tiệm?" Lê Duệ Bạch hỏi.
Chủ tiệm bưng chén trà, chầm chậm bước từ quầy tới: "Ở đây bọn tôi tin rằng trống da người có thể trừ tà. Gần đây là mùa du lịch cao điểm của Vân Nam, khách tới thuê phòng rất nhiều, muôn hình muôn vẻ, còn có không ít người mang ác niệm. Vậy nên tôi nhờ bạn tìm cho tôi một cặp trống, mới vừa đưa tới sáng nay, treo ở đây để trừ tà."
Chẳng bao lâu sau Từ Chi Ngôn và Từ Minh Sương về, mọi người tìm một nhà hàng gần đó ăn cơm. Vừa ăn Ngộ Trừng vừa kể chuyện trống da người có Từ Chi Ngôn và Từ Minh Sương nghe.
Từ Minh Sương nói trống da người ở Tây Tạng còn được gọi là trống a tỷ.
Sở dĩ bị gọi như vậy là vì mặt trống được làm từ da trinh nữ, dùng để tế bái thần phật trong Mật Tông giáo.
*Mật Tông là sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa.
Còn có chuyện rằng vì để những bé gái trong địa phương không bị trần thế quấy rầy, có thể bình an lớn lên. Nên khi những bé gái tới độ tuổi nhất định, giáo phái trong địa phương chọn một người phù hợp điều kiện để làm thành trống da người, phù hộ cư dân sống an cư hòa thuận.
Bé gái đưa chọn tốt nhất là người câm không thể nói chuyện với ai, mà không tìm được bé gái câm bẩm sinh thì các tăng nhân đó sẽ cắt lưỡi cô bé.
Sau đó phật giáo Tây Tạng được truyền bá, trống da người cũng là pháp khí của dân tộc Tạng giống trát mã (khô lâu cổ) và cương động (sáo xương đùi) được lưu truyền tới vùng Vân Nam.
Khi bọn họ nghe Lê Duệ Bạch nói lúc mặt trống lõm xuống thấy mặt người, Từ Minh Sương yên lặng chớp mắt rồi nói: "Trống da người là dùng da và xương sọ thiếu nữ để làm. Cắt từ sau tai tới huyệt thái dương, theo lý thuyết thì không thể thấy mặt được."
Từ Chi Ngôn nói: "Bây giờ trống da người đều là chế phẩm làm theo, mấy bộ mô hình xương khô cũng làn tràn trên thị trường, đều là loại bình thường."
Thấy Từ Chi Ngôn và Từ Minh Sương không nói gì thêm, Ngộ Trừng âm thầm thở phào nhẹ nhõm. Đến tận bây giờ cậu ta vẫn chưa quên được cảm xúc lạnh lẽo trên mặt trống kia.
Ăn cơm trưa xong, mọi người về khách sạn nghỉ ngơi. Lúc đi ngang qua cặp trống kia, Từ Chi Ngôn dừng bước trong chốc lát, hơi nghiêng đầu nhìn.
"Tiên sinh?" Lê Duệ Bạch thấy anh ngừng lại bèn gọi.
"Không có gì, đi thôi nào." Từ Chi Ngôn nói xong dắt tay Lê Duệ Bạch về phòng.
Vào phòng, Từ Chi Ngôn lấy máy tính ra ngồi trên ghế đeo tai nghe tra xét gì đó.
Lê Duệ Bạch nằm trên giường nhàm chán không có việc gì làm, cô bèn ôm điện thoại tìm tòi thông tin cụ thể về trống da người.
Trong đó có nói, từ rất lâu ở vùng dân tộc Tạng đã có thợ chuyên lột da. Bọn họ chỉ cần một lưỡi dao sắc mỏng là có thể lột được da một cách hoàn hảo.
Về sau bọn họ dùng thủy ngân để lột da.
Cởi hết quần áo chôn thẳng đứng chỉ để lòi cái đầu lên, sau đó cắt một đường trên đỉnh đầu, rót thủy ngân vào từ đó.
Chỉ một lát sau da sẽ bị thủy ngân tách ra khỏi thịt, người ta chỉ cần cầm da lột xuống là có thể lấy da ra như cởi quần áo.
Bây giờ chỉ có một số nơi xa xôi hẻo lánh ở vùng Tây Tạng hay Vân Nam mới giữ lại hủ tục này.
Lê Duệ Bạch lại nhớ tới khuôn mặt hiện ra trên mặt trống kia.
Gương mặt tròn tròn không góc cạnh, không giống đầu lâu xương sọ, chỉ như một khuôn mặt bình thường.
Lê Duệ Bạch vừa đặt điện thoại xuống thì nghe tiếng "tùng", nghe là biết tiếng trống.
Lê Duệ Bạch ngẩn ra sau đó nhổm dậy nhìn về phía Từ Chi Ngôn.
Từ Chi Ngôn ngẩng đầu, tháo tai nghe hỏi: "Sao vậy?"
Lê Duệ Bạch nói: "Em nghe thấy tiếng trống."
Vừa dứt lời, lại có hai tiếng "tùng tùng", âm thanh này tuy trầm mà lại đinh tai nhức óc. Như có tiếng thét cao độ của một cô gái, xuyên thủng màng nhĩ Lê Duệ Bạch.
Từ Chi Ngôn: "Chắc dưới lầu có người gõ trống."
Nói xong anh như nhận ra gì đó, khẽ nhíu mày một cái, anh gập máy tính lại đứng dậy: "Em ở đây đợi, tôi xuống xem thử."
Tuy là ban ngày như Lê Duệ Bạch vẫn hơi sợ, vội vàng đuổi theo: "Em đi với."
Bọn họ bước ra cửa, tiếng trống càng lúc càng lớn. Từ Minh Sương và Ngộ Tịnh cũng nghe thấy tiếng trống kia, mở cửa bước ra.
Sau khi xuống lầu, thấy có rất nhiều người đứng xung quanh hai cái trống đó, mà người đang gõ trống không phải Ngộ Trừng thì còn là ai đây?
Cậu ta như mộng du, cứ liên tục gõ vào mặt trống.
Ngộ Tịnh chen vào đám người ngăn Ngộ Trừng lại đưa về phòng.
Đặt Ngộ Trừng ngồi xuống ghế, Từ Chi Ngôn vươn tay dán một lá bùa trống lên trán cậu ta. Trên lá bùa dần hiện lên một trận pháp.
Lê Duệ Bạch nói: "Hình vẽ này có ý gì?"
Từ Chi Ngôn: "Là bùa tạo ảo cảnh để lấy tin tức, hoặc là nhân lúc ý thức yếu ớt để làm việc cho người nào đó."
Nói xong, bọn họ cũng hiểu tại sao Ngộ Trừng lại gõ trống.
"Làm gì?" Lê Duệ Bạch nói: "Chỉ đứng gõ trống thông sao?"
Từ Minh Sương: "Khả năng cao là mặt trống có vấn đề."
Sau khi Từ Chi Ngôn gỡ lá bùa xuống, Ngộ Trừng khôi phục tinh thần. Cậu la nhìn mọi người đứng vây quanh mình, hỏi: "Mọi người sao đều ở đây vậy?"
"Cậu bị người ta ám toán đó." Từ Minh Sương nhìn cậu ta.
Ngộ Trưng ngơ ngơ ngác ngác nói: "Em nhớ là sau khi từ nhà vệ sinh ra thì lên giường nằm ngủ mà."
Nhìn vẻ mặt ngưng trọng của mọi người, Ngộ Trừng bất an hỏi: "Em đã làm gì vậy?"
"Không làm gì." Từ Chi Ngôn trả lời: "Chỉ xuống dưới lầu gõ trống thôi."
Ngộ Trừng nghe vậy thì tối tăm mặt mày.
"Dám động vào người chúng ta." Từ Minh Sương lạnh lùng nói: "Nhất định đừng để tôi biết đó là ai, không thì tôi sẽ hành hắn ta tới chết mới thôi."
Ngộ Tịnh hỏi: "Rốt cuộc mặt trống kia có tác dụng gì? Tại sao lại có người muốn Ngộ Trừng tới gõ trống?"
"Cặp trống dưới lầu đúng là trống da người thật." Đột nhiên Từ Chi Ngôn nói.
Từ Minh Sương hình như cũng không biết chuyện này, vẻ mặt khiếp sợ: "Sáng nay lúc chúng ta ra ngoài thì vẫn chưa có hai cái trống kia."
Lê Duệ Bạch nhớ tới lời của chủ khách sạn, cô nói: "Ông chủ nói là cặp trống đó vừa được đưa tới sáng nay. Hình như ông ta cũng không biết đó là trống da người thật, còn nói là làm bằng da heo da trâu."
Từ Minh Sương trìu mến sờ sờ mặt Lê Duệ Bạch nói: "Biết người biết mặt khó biết lòng, chuyện này không đơn giản như vậy."
Cuối cùng, để tránh cho Ngộ Trừng xảy ra chuyện ngoài ý muốn, cậu ta ôm đồ tới ở cùng với Ngộ Tịnh, hai người một phòng.
Đến chiều, Từ Chi Ngôn và Từ Minh Sương lại ra ngoài, dặn ba người Lê Duệ Bạch ở yên trong phòng.
Lê Duệ Bạch không an tâm lắm, cô nhỏ giọng hỏi: "Tiên sinh, có phải anh và sư phụ gặp chuyện gì khó giải quyết không?"
Từ Chi Ngôn đáp: "Đợi tối về tôi nói với em, ở yên trong phòng không được đi đâu cả, chờ tôi về."
Lê Duệ Bạch không hỏi nữa, gật đầu nhìn Từ Chi Ngôn rời đi.
Xem phản ứng và hành động của Từ Chi Ngôn và Từ Minh Sương, Lê Duệ Bạch lại nhớ tới lời Bạc Thiển nói, "Thời gian của hai người không con nhiều".
Tuy Lê Duệ Bạch tin tưởng Từ Chi Ngôn nhưng trong lòng vẫn lo lắng.