Đó là nơi mà đệ tử chùa Hàn Sơn vô cớ chết thảm. Hung thủ để lại manh mối chính là muốn cố ý chỉ đường, hắn thân là người bảo vệ chùa thì không thể không đi.
* * * Khi hắn nghe được ba chữ 'tạ ơn thần' kia, trong lòng liền dâng lên một cảm giác phiền chán và nôn nóng.
Loại cảm giác này cứ theo đuôi bọn họ từ khi đi vào cổ thành Thủy Thắng nằm dưới chân núi Mễ Chi. Thứ âm thanh của kèn xô na giống như con rắn lạnh lùng quấn lấy trái tim của Như Nhất.
Tuy hắn không hiện rõ trên mặt nhưng các loại ác ý không bằng lòng với Phật lại nâng lên từng chút một.
Như Nhất rất phiền chán với tất cả thần linh thế nên khi nghe được tiếng tụng kinh ở Phật đường thì trong lòng hắn lại cáu kỉnh không thôi.
Muốn biết nguyên nhân phải lộn ngược dòng đến mấy năm trước, khi hắn vừa mới sinh ra.
Hai mươi ba năm trước, hắn sinh ở một cái thôn nhỏ hẻo lánh ít người trong núi.
Ngày hắn cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc mẹ hắn trút hơi thở cuối cùng.
Cha hắn chết bất đắc kỳ tử khi mẹ hắn mới chửa, hắn vừa mới chào đời thì mẹ lại mất.
Đây là mệnh cô tinh, vốn phải bị người khác ghét bỏ nhưng từ khi sinh ra hắn lại không mang vận rủi đến mà ngược lại còn trở thành hy vọng của cả nhà.
Ông ngoại ôm lấy đứa trẻ sơ sinh vẫn còn máu tươi, uế vật dính trên người ngay cả dây rốn còn chưa cắt là hắn bọc nguyên vẹn trong tã lót. Ông đưa hắn đến chỗ người coi miếu trong núi, dâng sinh thần bát tự của hắn lên cho tiên sinh.
Người coi miếu sờ cái trán của hắn, cười tán thưởng một tiếng "tốt" rồi ôm hắn vào trong, dùng thần thủy lau người cho hắn.
Từ nay về sau, hắn không còn gặp được ông ngoại hay bất kỳ người thân nào nữa.
Hắn không có tên, chỉ có danh hiệu 'Nhất'.
Bởi vì hắn là tế vật của thần linh, giống như con vật trong cõi súc sinh vậy. Ai rảnh mà đặt tên cho con gà con heo đâu.
Trong thôn có một vị 'thần' phù hộ độ trì mấy chục năm.
Mấy chục năm trước thần hạ phàm đến thôn này, dùng phép hô mưa gọi gió, hồi sinh cây cỏ để bảo vệ phong thủy thổ địa ở nơi đây. Dân cư không cần lao động nhiều cũng có thể thu hoạch lúa gạo, an hưởng lạc nghiệp.
Điều kiện của thần là người trong thôn phải tu sửa dàn tế, đúng giờ hiến tế một đứa trẻ sinh vào giờ âm ngày âm. Ông ta sẽ lấy hồn phách của những đứa trẻ đó rồi để chúng nó làm đạo đồng, làm việc thay cho mình. Chúng cũng hấp thu linh khí trên người ông ta, vài ngày là hồn phách có thể hóa tiên, trở thành tiên đồng.
Một bên là không cần làm mà cũng có thể ăn no uống đủ qua ngày, một bên là muốn sinh bao nhiêu đứa trẻ cũng có thể. Những người dân trong thôn núi bế tắc này tất nhiên là đồng lòng chọn vế trước.
Đứa trẻ ngày âm giờ âm không dễ có nhưng mọi người đồng tâm hiệp lực, hợp mưu hợp sức là có cách ngay.
Nhóm thôn phụ từ nhỏ đã được dạy dỗ, nghĩ bằng chân cũng có thể chọn được thời gian sinh. Rất hưởng thụ những ngày tốt sắp đến.
Đại đa số những người này cho rằng đây là một chuyện tốt. Đứa bé có thể trở thành tiên đồng mà những người bình thường như họ còn có thể hưởng đủ niềm vui sướng. Hai bên đều có thể hạnh phúc, cớ sao mà không làm cơ chứ.
Nhưng bọn họ cũng tò mò, đi đào cái gọi là thi cốt của 'tiên đồng' thì phát hiện chúng cũng sẽ hư thối, hóa thành xương trắng, không có bất kỳ dấu hiệu 'hóa tiên' gì.
Nhưng vậy thì có sao?
Vị thần có thể hô mưa, có thể mang đến mùa màng chính là vị thần tốt.
Sau mấy năm được những thôn dân cung kính thờ cúng, vị thần đưa ra yêu cầu mới.
Đứa trẻ sinh vào ngày âm giờ âm tất nhiên là tốt nhưng tốt nhất là những đứa trẻ đồng tử chín tuổi sinh vào ngày âm giờ âm. Hơn nữa càng 'tinh khiết' càng tốt.
Cái gọi là 'tinh khiết' chính là đứa trẻ không nói ngôn ngữ con người, không hiểu chuyện đời, tâm trí ngây thơ, không nhiễm tạp niệm, linh hồn thông suốt một cách tự nhiên.
Yêu cầu của thần cũng không quá mức, mọi người tất nhiên đồng ý.
Vì thế mà bọn họ có thần miếu, có người trông miếu chuyên nuôi dưỡng trẻ con.
Nhà ai đẻ được con sinh vào ngày âm giờ âm, sợ nó có cảm tình bèn ôm đứa nhỏ sơ sinh đến chỗ của người trông miếu. Sau khi tắm rửa lau mình thì được ông ta nuôi dưỡng đến khi chín tuổi. Trong lúc đó vẫn hiến tế những đứa trẻ sơ sinh sinh ra vào ngày âm giờ âm cho đến khi đứa trẻ đầu tiên phải nuôi đến chín tuổi được chín mùi thì trong núi sẽ làm một buổi lễ trả ơn thần linh. Giết đứa trẻ tế thần.
Từ nhỏ 'Nhất' đã im lặng, ít khóc nháo. Sau khi vẻ nhăn nhúm của trẻ sơ sinh biến mất thì biến thành một đứa nhỏ xinh xắn, vì vậy mà hắn bị người trông miếu tuyển vào nội đường.
Cái nội đường này là một cái phòng dành cho vật tê, chỉ có một cái cửa sổ nhỏ để thông khí.
Hắn bị giam ở cái phòng này, lớn lên cùng những tế phẩm khác.
Thức ăn của chúng là những thứ tốt nhất trong thôn, mỗi ngày ba bữa cơm đều do người trông miếu đưa vào.
Bọn chúng chỉ biết hát bài ca tạ ơn thần, đây là thứ duy nhất chúng có thể 'học tập' ở nơi này. Mỗi bọn chúng cũng không biết bài hát có nghĩa gì nhưng mỗi ngày người trông miếu đều hát ở bên ngoài. Bọn chúng thật sự không có gì làm nên mới à ơi à ơi học theo.
Ngoại trừ cái này, thứ duy nhất mà chúng có thể tiếp cận với thế giới bên ngoài chính là âm thanh của người trong thôn ngẫu nhiên truyền đến.
Bọn chúng cũng thông minh, ví như là 'Nhất' có thể miễn cưỡng nghe hiểu tiếng người nhưng lại không có một người để nó học nói chuyện.
Nhóm tế phẩm bị nuôi đến ngây thơ mụ mị. Không biết mình muốn đi đâu, thậm chí còn không thấy hứng thú với thế giới bên ngoài. Chúng nghĩ người ta cũng chẳng có đi đâu giống như chúng vậy.
Trong đám trẻ đó chỉ có 'Nhất' là thích nhìn ra bên ngoài, nhìn về phía ông trăng treo trên chân trời kia và những con sẻ thỉnh thoảng đậu bên song sắt. Mông lung suy nghĩ đây là cái gì, còn đây là cái gì. Vì sao chúng lại động đậy, vì sao chúng có thể đi lại.
Khi 'Nhất' được bảy tuổi, có một đám trẻ không nghe lời dặn của cha mẹ mà chạy đến sau miếu. Nhòm vào song cửa, chỉ trỏ hi hi ha ha với chúng.
Một phòng toàn những tế phẩm be bé mặc áo màu trắng mê mang nhìn những gương mặt xa lạ, hơi hoảng loạn.
Đám trẻ đó thấy chúng mềm yếu dễ bắt nạt thì càng được nước làm tới mà trêu đùa chúng, nói chúng là những con heo mà cả thôn nuôi rồi con ném vào căn phòng nhỏ mấy cục đá.
Bọn chúng ai cũng ngốc, đến khi cục đá đó đập vào đầu một đứa, máu tươi chảy xuống mặt mũi.
Nó che đầu lại, đau đớn gào khóc.
"Nhất" đứng dậy, đi tới bên cửa sổ.
Thấy 'heo' bên trong có động tĩnh, đứa trẻ cầm đầu bảo những đứa khác dừng tay, cũng đi đến bên cửa sổ. Nó lớn mật trợn trắng mắt, le lưỡi với 'Nhất'.
"Nhất" nghiêng đầu, tò mò nhìn nó.
Thấy biểu cảm của 'Nhất', đứa trẻ đó càng hứng thú hơn, ngoắc ngón tay với nó: "Mi, lại đây."
"Nhất" nghe lời tiến lên.
Đứa trẻ duỗi tay toang cướp đai lưng của nó nhưng vì khe hở quá nhỏ nên không với tới bèn nói với 'Nhất': "Mi lại gần thêm chút nữa đi."
"Nhất" chú ý tới ánh mắt của nó, cúi đầu nhìn đai lưng của mình liền đoán được ý đồ của nó.'Nhất' chỉ vào đai lưng, hỏi nó muốn cái này sao.
Đứa trẻ vui cười, nói: "Heo con ngoan thật. Mau đưa cho ta."
"Nhất" biết chữ 'đưa' là gì bèn giơ tay ý nói nó chỉ được ở bên ngoài cửa sổ, không được đi vào sau đó thì nhanh như chớp mà kéo tay đứa trẻ đó vào cái song cửa nhỏ hẹp, muốn đứa trẻ tự lấy.
Cánh tay của đứa trẻ bị song sắt nghiền áp, phát ra âm thanh răng rắc.
Người ở bên ngoài cũng giống với chúng, sẽ đau, sẽ khóc, sẽ kêu như chúng.
Nhưng sao họ được ở bên ngoài mà chúng lại phải ở trong này.
Đứa trẻ đó tất nhiên là bị đem về dạy dỗ lại.
Mà nó là tế phẩm quan trọng nên cũng được nhận được khoan dung lớn nhất.
"Nhất" cứ như vậy mà bình an lớn lên đến lúc chín tuổi.
Một ngày nọ, nó được thay một bộ xiêm y rực rỡ, được người trông miếu cho ra khỏi căn phòng.
Còn có hai đứa trẻ cùng tuổi với nó cũng được cho ra.
Nó bị đưa lên một dàn tế bọc vải đỏ. Bàn tế trống trơn, trong ba cái khay và thau đồng màu vàng cũng không có gì. Lát nữa sẽ để ba cái đầu nhỏ của trẻ con dâng lên cho thần hưởng dụng.
Người của cả thôn, cho dù là già trẻ đều cầm đuốc, tập trung ở dưới đài, thành tâm cầu nguyện.
Từ vừa mới sinh ra đã bị đưa đến nơi này thế nên bọn họ không biết những đứa trẻ này là con nhà ai, tránh khỏi đau lòng dư thừa, chỉ còn lòng thành kính tràn đầy.
"Nhất" mặc tố y bị trói ở bên phải.
Người trông miếu bảo ba chúng nó hát bài ca tạ ơn thần, bọn chúng liền hát.
"Nhất" cảm thấy rất hứng thú với mọi người đang ca tụng đoàn đồng ca này, chỉ lo ngắm nghía bọn họ, không hát có tâm lắm.
Bài hát kết thúc, người trông miếu thầm niệm những câu kinh văn khó hiểu rồi cầm một cây đao nhọn đi đến trước mặt đứa trẻ bên trái, chặt đứt đầu nó.
Đứa trẻ bị trói hai chân hai tay, đầu rơi xuống, im bặt. Dòng 'máu thánh' phun ra từ cổ họng ào ạt chảy vào cái thau đồng trong tay ông ta.
Hai đứa trẻ còn lại không biết đây có nghĩa là gì mà chỉ ngơ ngẩn nhìn.
Sau khi chậu máu tươi đầy ụ, người trông miếu dùng vài nhung lau đao thần rồi lấy một cái thau đồng khác đi tới trước mặt đứa trẻ thứ hai.
Ai ngờ trong đám người hét lên tiếng kêu sợ hãi: "Cháy!"
Ngọn lửa kia rất kỳ lại như là trời phạt. Không phải bốc lên từng chút một mà là bỗng nhiên cháy thành đám lớn. Những tia lửa như bươm bướm múa bay đầy trời. Ánh lửa chiếm trọn nửa vùng trời, ẩn hiện như Nghiệp Hỏa Hồng Liên địa ngục.
Mọi người cũng không màng đến tế thần nữa, ầm ầm khóc lóc muốn về nhà, cứu chạy những vật quý trong nhà.
Người dưới đài bỗng bốc hơi sạch sẽ.
Người trông miếu thấy nhà mình cũng bị cháy thì không giấu được hoảng loạn. Ông ta quay đầu nhìn hai tế vật bị trói chặt, nghĩ chúng sẽ không chạy trốn bèn quăng đao rồi chạy vào biển lửa.
Người trông miếu chạy đi rồi, một bóng màu đen nhanh nhẹn nhảy bên dàn tế, cởi trói cho đứa nhỏ cạnh 'Nhất' trước.
Không ngờ rằng đứa trẻ này cũng không tò mò người cứu nó là ai mà còn hứng thú với mồi lửa hơn. Nó nghiêng ngả lảo đảo mà chạy vào trong biển lửa, bóng đen kia uy uy hai tiếng, thấy không đuổi kịp, lại sợ trễ nải bị người khác phát hiện nên đành phải bế thốc nó lên, trói nó trên lưng rồi lại tranh thủ thời gian cởi trói cho 'Nhất'.
"Nhất" thấy y đeo mặt nạ.
Đó là thứ ngẫu nhiên thấy được ở một phiên chợ nhưng hắn lại chưa từng thấy bao giờ, màu sắc rực rỡ, trông rất ngộ.
Trong ngọn lửa truyền đến tiếng khóc bất lực không còn cách nào của những thôn dân. Lập tức ngọn lửa cũng lan đến dàn tế.
Ngọn lửa nóng bỏng ánh lên trên chiếc mặt nạ của thiếu niên tóc dài đen nhánh.
Y vừa cởi dây thừng vừa nói với một đóa hoa tỏa ra ánh sáng tươi đẹp: "Yến sư muội, huynh đi đến một nơi hẻo lánh, nghe nói có người tế thần núi thì tới tham gia cho vui. Ai ngờ trên người của vị thần này lại chứa ma khí tận trời, khắp nơi đều là ma đầu huyết tông trốn ở nơi xó xỉnh trong núi tự lập làm thần. Chúng hấp thụ máu thịt của trẻ con để tu luyện, còn mạo danh thần nhiều năm như vậy mà chẳng ai phát hiện."
Dứt lời, y ôm lấy 'Nhất' đã được cởi trói, từng bước từng bước đi về phía nơi trú ẩn an toàn trong ánh lửa đang lan rộng.
Tiếng khóc thê lương trong gió như hòa vào giọng nói của y.
Một giọng nói của thiếu nữ xuất hiện trong không trung: ".. Tiểu sư huynh, huynh làm cái gì rồi?'
Thiếu niên mang mặt nạ không thèm quay đầu nhìn ngọn lửa:" Nếu kẻ đó có thể tạo ra một vị thần, huynh cũng có thể giết luôn vị thần đó. Hiện tại chỉ là bước đầu tiên giết thần thôi, Nếu toàn bộ thôn dân này đều có tội, vậy thì.. "
Nói rồi y quay đầu, cười nói:".. Huynh đã trừng phạt đúng tội rồi. "
" Nhất "ngơ ngác nhìn y, không biết là điều gì thôi thúc nó, bảo nó nâng tay lên vạch mặt nạ của y.
Thiếu niên đang nói chuyện với thiếu nữ, không kịp phòng bị, đột nhiên bị gỡ mặt nạ. Y ngạc nhiên cúi đầu, vừa lúc chạm ánh mắt của đứa trẻ trong ngực.
Từ ánh lửa, người thiếu niên mặt mày như họa dại ra trong chốc lát rồi lại cười xán lạn:".. Ôi chao, bị bắt được rồi. "
" Nhất"chưa bao giờ nhìn thấy ai hoạt bát động lòng người như vậy. Thiếu niên tràn ngập khí phách mỉm cười khiến nó choáng váng, không nói lên lời.
* * *Nó nghĩ, nếu đây là ý của thần thì nó nguyện bị đưa đi, ở bên cạnh thần, một đời không cần phi thăng cũng được.