Bố cục nhà mới của nhà Liên Mạn Nhi là có hai cái sân. Sân thứ nhất là ngoại viện, từ cửa chính đi vào, là một đại viên (khoảng sân, mà có nhà bao quanh) rộng lớn. Trong sân lại có một cái ao nhỏ, nước ở ao này vốn là từ con sông nhỏ phía trước, đi qua cống nước rồi hội tụ lại đây.
Hôm nay đã là mùa thu rồi, nước trong ao cũng trong vắt, nhìn thấy cả mấy đuôi cá chép. Đầu xuân sang năm, Mạn Nhi tính toán định trồng một ít hoa sen nữa.
Tiến đến nhà chính chia ra làm phòng khách, thư phòng cùng phòng ngủ của Lỗ tiên sinh. Trong thư phòng thì có một vách ngăn tạo thành một phòng nhỏ, đặt một cái giường gạch làm chỗ cho Ngũ Lang và Tiểu Thất học tập hoặc nghỉ ngơi.
Nhà cũng không hề thiết kế sương phòng* (hai gian phòng nhỏ ở hai đầu nhà), mà lợi dụng khoảng trống rộng hai bên sân để dựng sân phơi lúa, nhà kho, xưởng cất rượu, xưởng dưa chua, chuồng heo, chuồng cho các loại gia súc.
Xuyên qua tiền sảnh chính là vào đến viện thứ hai.
Đến tiền sảnh, hai bên đều có hành lang ngắn, bước xuống bậc, ở giữa là một cái Dũng lộ* (là một con đường nhỏ, xây bằng gạch) xây bằng đá xanh, nối thẳng với nhà chính. Vào sân thứ hai này, cũng chính là nội viện nhà Liên Mạn Nhi, gồm có năm phòng, nhất minh lưỡng ám (theo mình hiểu là một phòng chính sẽ có hai phòng nhỏ bên), về cơ bản thì bố cục giống nhà cũ của Liên gia, cùng là một loại bố cục phổ biến của nhà nông.
Dưới bậc thềm nhà giữa, hai bên dũng lộ là bốn gốc cây lựu. Bốn gốc lựu đều đã to được chuyển dời đem trồng ở đây, nghe bảo đến sang năm là sẽ có quả.
Chiều dài của nội viện không rộng như ngoại viện, cũng không xây thêm sương phòng . Nhà Liên Mạn Nhi giờ có sáu miệng ăn, cộng thêm Lỗ tiên sinh là bảy người. Phòng hiện tại cũng đã đủ để ở, muốn xây thêm sương phòng cũng là để chuẩn bị cho Ngũ Lang và Tiểu Thất sau này.
“Ngũ ca và Tiểu Thất phải nhiều năm nữa mới cần dùng đến phòng này. Bây giờ vội vàng xây, đến lúc đấy lại thấy không hợp thì làm sao? Lại nói, bây giờ xây, phòng con lại không cần dùng đến, để phòng không, cũng sẽ bị cũ đi. Còn không bằng đem chỗ này giữ lại, sau này cần xây cũng không muộn. Mà lúc ấy cần dựng sương phòng hay là xây phòng bên cạnh còn phải xem tình hình nữa.” Liên Mạn Nhi nói.
Ngũ Lang và Tiểu Thất không có ý kiến.
Trương thị và Liên Thủ Tín cũng thấy Mạn Nhi nói có đạo lý.
“Nói đến mấy nhà giàu, mỗi người ở riêng một phòng, vì mẹ thấy cũng không quen. Cùng nhau ở mới gần gũi thân thiết.” Đây là ý nghĩ của Trương thị.
Hai bên nội viện là khuôn viên, cũng không dùng để xây nhà mà trồng các loại cây ăn quả.
Phía tây nội viện, đi qua cửa Nguyệt Lượng *, thẳng tiếp phía tây khuôn viên, theo dũng lộ chừng vài bước là đến phòng tắm mà Liên Mạn Nhi thiết kế.
Một bên của phòng tắm này là tường ấm*( tường có ống dẫn hơi nóng để sưởi ấm), mặt sau tường ấm là phòng bếp. Đến mùa đông, khi phòng bếp nhóm lửa, sẽ dẫn nhiệt thông qua tường ấm, có thể cung cấp hơi ấm cho phòng tắm. Ngoài ra còn có một cái thùng cung cấp nước, đặt trong phòng bếp, bên trên thùng đặt hai ống vận chuyển nước. Hai ống nước này xuyên qua tường ấm, một cái là cung nước cho két nước của bồn cầu tự hoại, còn một cái là vào thùng tắm.
Phòng tắm cũng được chia làm hai phòng , một phòng đặt thùng tắm bằng gỗ, phòng bên cạnh là để bồn cầu tự hoại.
Ống nước xả làm bằng ống gốm thô, chôn ở dưới đất. Vì phòng lạnh nên bên ngoài ống được bao một lớp bông thật dầy, thêm tầng cỏ và vùi sâu dưới hơn một thước đất.
Ống nước xả ra ngoài tường phía tây. Đến mùa đông, bởi vì có thể đóng băng nên mỗi ngày cần an bài người đến dọn dẹp. Chuyện này Liên Thủ Tín đã bàn bạc xong xuôi với lão hán dọn nhà vệ sinh rồi, sẽ tăng thêm tiền công, còn lão hán sẽ đến dọn hai lần một ngày sáng và chiều. Mà qua ba mùa xuân, hạ, thu, nước bẩn sẽ thông qua mương chuyên biệt đổ vào hố phấn.
Tiền viện, sát bên cạnh phòng bếp cũng xây một cái phòng tắm giống hệt cho Lỗ tiên sinh sử dụng.
Tưởng đại nhân đem các bộ phận của bồn cầu tự hoại chở đến, nhân tiện đứng xem lắp đặt.
Liên Mạn Nhi xem bọn họ lắp ghép các bộ phận, không khỏi nhớ tới một vấn đề. Hai đoạn ống nước này, một ống vào bồn cầu tự hoai, một để bơm vào két nước đều không phải là một bộ phận, tuy đều rất nhỏ và có thể bọc vào nhưng bịt kín bằng cách nào đây?
“Đây là người nổi danh nhất phủ Liêu Đông chúng ta ở cục tạo vạc.” Tưởng đại nhân chỉ vào một lão giả mái tóc bạc trắng nói. “Bất kể đồ gì, chỉ cần vào tay hắn, đảm bảo bổ lại kín kẽ, một tia gió cũng không lọt.”
Đối với nhà nông, những đồ gia dụng như chậu, chén bát, nồi,… đã hỏng rồi cũng không nỡ ném. Vậy, những đồ dùng đã hỏng thế này sẽ phải xử lý như thế nào? Vì thế sẽ có những người có tay nghề trong người, đi khắp hang cùng ngõ hẻm, trong miệng hô lớn thu thập đồ gia dụng đã hỏng. Bất kể là đồng, sắt, đồ sứ, ngói, lớn như thùng đựng nước hai người ôm không hết, nhỏ như chung rượu mà con nít tròn một tuổi có thể cầm được, công tượng làm nghề tạo vạc này đều có thể dùng để sửa đồ.
Sửa được tốt hay không căn cứ vào độ lớn nhỏ của phần bị hỏng, chỗ vá biểu hiện ra những vệt mầu trắng không đều.
Nhìn lão công tượng châm bếp lò, đun chảy một cái nồi thành nước, Liên Mạn Nhi bỗng nhiên tỉnh ngộ. Nói đơn giản, chính là hàn nó lại.
Có được công nghệ này, thì việc bịt kín lại chỗ nối sẽ không thành vấn đề nữa. Mặc dù phần nối sẽ cứng không thể co dãn, nhưng ở thời đại này đã là đủ rồi.
Chờ bồn cầu tự hoại lắp xong, két nước bên trong cũng bơm đầy nước, Liên Mạn Nhi đi tới, đổ một xẻng đất vào trong bồn cầu, sau đó kéo dây xả nước. Nước từ trong ống nước đổ xuống, xoáy mạnh giội sạch đất bên trong bồn cầu bằng sứ trắng, sau một tiếng ầm ầm vang dội của nước xả xuống, bồn cầu đã trở nên sạch sẽ. Rất nhanh, người đứng canh bên tường phía Tây hô lớn: “Nước xả ra rồi.”
Thành công rồi.
Liên Mạn Nhi trong lòng vui mừng.
Đứng bên cạnh của Tưởng đại nhân, dáng vẻ cao hứng của Lỗ tiên sinh tuyệt không kém so với Liên Mạn Nhi.
Để ăn mừng bồn cầu tự hoại lắp đặt thành công, cũng để cảm tạ Tưởng đại nhân, nhà Liên Mạn Nhi liền chuẩn bị một bàn tiệc rượu. Tưởng đại nhân uống không ít, sau khi ăn xong, không đợi Liên Thủ Tín đưa cho Tưởng đại nhân tạ lễ, ông đã đưa trả lại cho nhà Liên Mạn Nhi mấy phong bạc.
Ông muốn đem bồn cầu tự hoại này hướng tặng cho quan trên.
Liên Mạn Nhi đã dự tính đến khả năng này, cũng đã thương lượng tốt với người nhà.
“Bồn cầu tự hoại này có thể tạo ra đã là làm phiền đến đại nhân, chúng ta không có ý kiến gì. Chẳng qua, người thiết kế là Lỗ tiên sinh.” Liên Thủ Tín nói.” Chuyện này phải xem ý kiến của Lỗ tiên sinh.”
“Ý tưởng này là đột phát, vốn muốn thay đổi một chút phương tiện cuộc sống.” Lỗ tiên sinh nói.” Đại nhân nếu cảm thấy hữu dụng, cứ dùng. Nếu có thể đem nó mở rộng ra, ta còn phải cảm tạ đại nhân.”
Lúc trước, Liên Mạn Nhi, Ngũ lang cùng Lôc tiên sinh đã bàn qua, đem công lao đẩy cho ông. Thật ra, Lỗ tiên sinh ra sức còn nhiều hơn Liên Mạn Nhi. Mạn Nhi là dựa vào trí nhớ, nếu không có Lỗ tiên sinh tỉ mỉ, hoàn thiện, chính nàng cũng không thể dễ dàng hoàn thành được bản vẽ này.
Lúc ấy Lỗ tiên sinh đã lắc đầu cự tuyệt, nói chí của ông không ở đây.
Tưởng đại nhân thấy Liên gia và Lỗ tiên sinh không hề có ý tranh công thì tự nhiên vạn phần cao hứng.
Liên Mạn Nhi im lặng. Hệ thống bồn cầu tự hoại bây giờ bị hạn chế rất nhiều, cũng không phải hoàn toàn tự động. Ví dụ như thùng lớn chứa nước, vẫn cần phải có người đổ nước, ống nước thải đến mùa đông cũng cần phải dọn dẹp. Vì muốn cho ống nước thải thông, từ bồn cầu tự hoại đến đến hố thải, đoạn ống này không dài, hơn nữa còn cố tình tạo độ dốc.
Về phần khác như chi phí của bồn cầu bằng sứ, thùng bơm nước, cùng một ít bộ phận trong thùng bơm, …tính ra không hề thấp chút nào.
Bồn cầu tự hoại muốn mở rộng phải giải quyết được những yếu tố này.
Nếu ai có thể giải quyết được, tạo ra hệ thống hoàn chỉnh cung nước, thoát nước, xử lý nước thải, thì Liên Mạn Nhi thấy nên đem hết công lao quy cho người này.
Hơn nữa, đây còn liên quan đến vấn đề thói quen.
Như Liên Mạn Nhi, nàng có thói quen dùng bồn cầu tự hoại, bảo vệ riêng tư của chính mình. Mà thời đại này, những nhà giàu có lại có thói quen cho nhà hoàn, vú già hầu hạ.
Bồn cầu tự hoại là đồ mới mẻ, chắc hẳn sẽ có người thích. Về phần nó có được sử dụng phổ biến hay không, Mạn Nhi cảm thấy giao cho người khác quan tâm đi.
Bồn cầu tự hoại xây xong rồi, Liên Mạn nhi hận không thể lập tức chuyển vào nhà mới.
Nhưng nàng vẫn phải đợi, nhà mới vẫn chưa bố trí xong. Hơn nữa, muốn chuyển đến nhà mới, nhất định phải xem hoàng lịch chọn ngày hoàng đạo.
Cổng chào ngự tứ xong cũng phải chọn một ngày hoàng đạo.
Vì muốn dựa vào điềm tốt, nên nhà Liên Mạn Nhi chọn ngày hoàn thành cổng chào ngự tứ cũng sẽ chuyển vào nhà mới.
Trước đó, người một nhà cũng không hề nhàn rỗi.
Khí trời lạnh dần, lương thực bắt đầu xếp đống cất vào nhà kho, cải trắng trong vườn cũng đã ăn được. Lúc này, Liên Thủ Tín thừa dịp trời đẹp nhờ Liên Thủ Lễ, Triệu thị cùng Liên Diệp Nhi hỗ trợ, mọi người bắt đầu thu hoạch cải trắng.
Cải trắng đã trưởng thành, chỉ có một đoạn ngắn là ở trong đất, hai tay cầm lấy phần thân trên rất nhanh có thể nhổ cải trắng lên. Nhổ cải trắng xong, cũng phải trải qua chế biến mới có thể giữ được qua mùa đông.
Chế biến cải trắng, đầu tiên phải đem những phần phía ngoài bị hỏng bỏ đi, sau đó dùng dao đem lá cải tách ra, như vậy sẽ dễ dàng dự trữ hơn.
Năm này, vì muốn dự trữ dưa, nên nhà Liên Mạn Nhi đào một cái hầm dự trữ ở phía tây khuôn viên.
“Tứ thẩm, ngươi năm nay, còn làm xưởng dưa chua không?” Triệu thị hỏi Trương thị.
“Mở, hôm trước, Vũ chưởng quầy vừa đến nhà, cùng ta xác định lại văn thư mua bán. Chờ khi thu hoạch cải trắng xong, ta sẽ khai trương xưởng dưa chua.” Trương thị nói.
“Ngươi đúng là chịu khó.” Triệu thị nói.” Mấy người trong thôn còn đang băn khoăn, không biết năm nay ngươi có mở lại xưởng dưa chua không.”
“Mở, sao có thể không mở. Chờ buổi trưa ăn xong, ta liền đi tìm vợ Xuân Trụ, nhờ nàng gọi mấy người năm ngoái đến. Đến ngày kia, ta liên mở xưởng dưa chua.” Trương thị nói.
Buổi trưa, người một nhà trở lại cửa hàng ăn cơm, Ngũ Lang cùng Tiểu Thất cũng từ trường tư thục trở về.
“Ông nội gửi thư về.” Ngũ Lang lấy trong túi xách một phong thư ra, nói.