Trùng Sinh 2005: Kỷ Nguyên Internet

Chương 1: Load balancer.



Chương 1: Load balancer.

Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 12 năm 2005.

Tại văn phòng trưởng phòng nhân sự của Công ty Saigon Net, Lê Thanh Hải lặng lẽ ngồi đối diện Trần Văn Huy – trưởng phòng nhân sự.

"Hải, anh rất tiếc khi phải thông báo điều này. Trong cuộc họp ban lãnh đạo sáng nay, công ty đã quyết định cắt giảm nhân sự để giảm thiểu chi phí. Rất tiếc... em nằm trong danh sách bị sa thải."

Lê Thanh Hải nhíu mày, bình tĩnh hỏi: "Lý do cụ thể là gì, anh Huy? Em luôn hoàn thành công việc đúng hạn. Gần đây, em còn đề xuất tối ưu hóa máy chủ, giúp công ty giảm đáng kể chi phí vận hành, và nhận được lời khen từ bộ phận kỹ thuật. Vậy tại sao công ty lại sa thải em?"

Trần Văn Huy khẽ gật đầu thở dài, "Anh hiểu, và ban lãnh đạo cũng rất trân trọng những đóng góp của em. Nhưng em cũng thấy rồi, hiện tại thị trường đang cạnh tranh rất khốc liệt. Công ty không thu hút được khách hàng mới, doanh thu lại giảm mạnh, buộc ban lãnh đạo phải đưa ra quyết định khó khăn này. Những nhân viên trẻ, chưa ký hợp đồng dài hạn như em... được ưu tiên trong danh sách cắt giảm."

Nghe vậy, Lê Thanh Hải nhấp một ngụm trà nóng, cố giữ vẻ điềm tĩnh nhưng trong lòng lại không khỏi khinh bỉ. Trần Văn Huy – người đứng đầu bộ phận nhân sự, thực chất hắn chỉ đang lặp lại những lời biện hộ sáo rỗng mà ban lãnh đạo dùng để hợp thức hóa quyết định của mình.

Hắn hiểu rõ. Đây không phải vì công ty thực sự gặp khó khăn, mà đơn giản chỉ là một chiêu trò để cắt giảm chi phí, đặc biệt là tránh phải trả thưởng cuối năm. Những người bị sa thải, đa phần đều là nhân viên chưa đủ thâm niên, tỉ như những người như hắn.

Ở kiếp trước, Lê Thanh Hải cũng từng trải qua tình huống tương tự. Nhưng cho dù đã sống lại một lần, hắn vẫn không khỏi bất mãn trước cách làm của một công ty lớn nhưng tầm nhìn hạn hẹp như Saigon Net.



Lê Thanh Hải đặt chén trà xuống, ánh mắt thẳng thắn nhìn xem Trần Văn Huy, "Ý anh là, em bị sa thải không phải vì năng lực, mà vì em không phải 'nhân sự cốt lõi'?"

Trần Văn Huy im lặng một lúc lâu, sau đó mới gật đầu ngại ngùng nói: "Đúng vậy. Đây có lẽ là một quyết định khó khăn. Nhưng anh tin tưởng với năng lực của em, em sẽ nhanh chóng tìm được cơ hội tốt hơn."

Lê Thanh Hải nghe xong câu này liền đứng dậy, không còn cần thiết phải nói thêm gì nữa, "Cảm ơn anh, nhưng em nghĩ công ty đã đánh giá sai. Nếu mình chỉ nhìn ngắn hạn mà không suy nghĩ cho tương lai, công ty có trụ được lâu dài không?"

"Anh hiểu ý em, Huy. Nhưng đôi khi lãnh đạo cần phải đưa ra những lựa chọn khó khăn, dù không phải lúc nào cũng đúng."

"Em cảm ơn anh vì đã thẳng thắn. Đồng thời cũng chúc cho công ty sớm ngày vượt qua khó khăn."

Nói xong, Lê Thanh Hải liền dứt khoát quay đầu rời đi văn phòng, để lại phía sau Trần Văn Huy với một cảm giác nặng nề.

Trần Văn Huy thở dài, trong lòng ngổn ngang những suy nghĩ về đoạn đối thoại vừa nãy. Hắn cảm thấy chuyện này thật vô nghĩa, và thật bất công cho Lê Thanh Hải với quyết định ngu ngốc của ban lãnh đạo. Nhưng lại không còn cách nào khác, suy cho cùng hắn cũng chỉ là nhân viên, không có quyền hạn thay đổi quyết định của ban lãnh đạo.

.....

Lê Thanh Hải bước ra văn phòng trưởng phòng nhân sự, thở dài ra một hơi nhẹ nhỏm, cảm giác trong lòng dị thường bình tĩnh. Hắn dừng lại trước bàn làm việc của mình, thu dọn những vật dụng cá nhân. Những ánh mắt xung quanh liên tục dò xét, có tò mò, cũng có ái ngại, tất cả đều hướng về phía hắn.



Đi ngang qua khu vực pantry, Lê Thanh Hải ý định lấy nốt một ly cà phê cuối cùng, nhưng lời nói thì thầm của hai người đồng nghiệp lại thu hút sự chú ý của hắn.

"Nghe gì chưa? Hải bị cho nghỉ việc rồi."

"Thật sao? Cậu ấy là một trong những người giỏi nhất đội IT cơ mà. Dạo gần đây, còn tối ưu hóa hệ thống máy chủ, giảm tải đến 40% tài nguyên sử dụng, tiết kiệm cả đống chi phí."

"Đúng là thế, nhưng nghe đâu danh sách cắt giảm toàn nhân viên mới, chưa đủ thâm niên. Chẳng qua công ty muốn giảm quỹ thưởng thôi."

"Mà cũng kỳ lạ, chính nhờ cái giải pháp Load Balancer do Hải thiết kế mà hệ thống mấy tháng nay không còn tình trạng downtime. Không hiểu sao lại cắt người như thế."

"Đúng là bó tay. Cái kiểu quản lý kiểu này thì công ty làm sao giữ được người giỏi?"

Nghe được hai người đối thoại, Lê Thanh Hải chợt lặng người, có chút không bình tĩnh.

"Load Balancer," Lê Thanh Hải lặp lại từ này, âm thanh có vẻ hơi trầm thấp. Đúng rồi, giải pháp cân bằng tải mà chính hắn từng phát triển đã cải thiện đáng kể hiệu suất hệ thống trong quá khứ, nhưng bây giờ, nó chỉ là một phần nhỏ trong vô số ý tưởng còn dang dở trong đầu.

Hắn nhấp một ngụm cà phê, ánh mắt xa xăm nhìn qua khung cửa sổ văn phòng. Dòng suy nghĩ cuộn trào như một dòng n·ước l·ũ. Load Balancer – công nghệ dùng để phân phối khối lượng công việc đồng đều giữa một nhóm tài nguyên, như máy chủ hoặc ứng dụng. Nếu được phát triển đúng cách, nó sẽ trở thành một công cụ không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống mạng lớn nào.



Lê Thanh Hải bắt đầu phân tích trong đầu:

Thứ nhất, Load Balancer giúp đảm bảo hiệu suất tối ưu bằng cách phân phối yêu cầu đến máy chủ ít bận nhất, tránh tình trạng quá tải trên một máy chủ trong khi các máy khác vẫn còn dư tài nguyên.

Thứ hai, nó đảm bảo tính sẵn sàng cao. Khi một máy chủ gặp sự cố (downtime) Load Balancer sẽ tự động chuyển yêu cầu đến các máy chủ khác để duy trì hoạt động, giảm thiểu gián đoạn.

Thứ ba, Load Balancer hỗ trợ khả năng mở rộng, cho phép thêm máy chủ mới khi lưu lượng truy cập tăng đột biến, đồng thời tích hợp chúng vào hệ thống một cách tự động.

Thứ tư, công nghệ này cải thiện độ tin cậy, giúp chuyển hướng lưu lượng khi một hoặc nhiều tài nguyên không khả dụng.

"Nó chính là chìa khóa để xây dựng hạ tầng hiện đại," Lê Thanh Hải thầm nghĩ. Đặc biệt, trong thời đại điện toán đám mây và các hệ thống phân tán, Load Balancer không chỉ là công cụ mà còn là nền tảng của bất kỳ dịch vụ trực tuyến nào.

Hắn nhớ lại những gì từng học được trong kiếp trước. Hoàn thiện một phiên bản cơ bản trong vòng ba đến bốn tháng không phải điều gì quá khó khăn. Chỉ cần tận dụng tri thức và kỹ năng từ quá khứ, cùng với một chút cẩn trọng và tầm nhìn xa, hắn hoàn toàn có thể biến ý tưởng này thành hiện thực.

Nhưng sau đó thì sao?

Lê Thanh Hải khẽ nhíu mày, suy nghĩ mở rộng về các phương án:

Bán lại cho các đối thủ cạnh tranh của Saigon Net, chẳng hạn như FPT Telecom, VNPT hoặc các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) trong nước. Đây sẽ là một bước đi ngắn hạn nhưng mang lại lợi nhuận tức thì.

Hoặc nhắm đến các cự đầu quốc tế như AWS, Google Cloud, Microsoft Azure hoặc Akamai Technologies. Các tập đoàn này luôn sẵn sàng chi tiền cho công nghệ đột phá, đặc biệt là những giải pháp Load Balancer tiên tiến.

Không. Hắn còn có thể đăng ký bản quyền và cấp phép sử dụng thay vì bán đứt. Điều này giúp hắn giữ quyền kiểm soát sản phẩm, đồng thời mở ra cơ hội thương mại hóa ở nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ, nếu bán quyền sử dụng độc quyền cho một lĩnh vực nhất định, hắn vẫn có thể phát triển công nghệ này trong các lĩnh vực như điện toán đám mây hoặc quản lý tài nguyên hệ thống.
— QUẢNG CÁO —