Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 298: Đất bằng dậy sóng



Bàn Phù Sếnh chỉ huy E Thánh Dực trấn huyện Siêu Loại, lực lượng bộ binh với ba thứ quân: Chủ lực - địa phương - dân binh lên đến 1 vạn người. Trong đó, Tiểu đoàn Thần Vũ và Tiểu đoàn Thiên Kim với 1000 ngựa làm lực lượng dự bị cơ động. Bọn Chương xác định Siêu Loại là chiến trường chính, hai tiểu đoàn thiện chiến là Tam Vạn và Thiên Đức cũng được kéo về khu vực này làm lực lượng dự bị. Bách tính huyện Siêu Loại nhận lệnh sẵn sàng rời bỏ nhà cửa trở về tuyến sau ngay khi có lệnh.

Chương thống lĩnh quân phòng ngự tại Siêu Loại.

Lý An, Triệu Quang Phục, Đoàn Thượng và Cự Lượng nhận lệnh phòng ngự khi bị tấn công bởi anh em họ La, Cao Mộc Viễn và Phạm Lệnh công. Nhiệm vụ là bảo toàn lực lượng, không sa vào giao chiến, không truy kích đối phương.

Ngày 2 tháng 2, Tô Trung Từ gửi tối hậu thư yêu cầu Vạn Thắng vương hạ giáo quy hàng, giải giáp binh mã, đem trói Phạm Tu đưa về La thành chịu tội trước Trữ quân. Nhược bằng không, Tô Trung Từ sẽ cùng các sứ quân làm cỏ toàn bộ phủ Thiên Đức, chó gà không tha.

Nghe Duệ đọc thư xong và nhìn thái độ kênh kiệu của sứ giả, Chương nén giận trả lời thư rất ngắn gọn, bảo Duệ viết ba chữ thật lớn ở mặt sau:

-“Bố mày thách”

Sứ giả biến sắc mặt, tức giận hỏi Chương:

-Vạn Thắng vương, ngài thực cao ngạo và xấc xược, ngài dám trả lời thư của Phụ quốc Thái uý như vậy sao? Thật là kẻ vô tri, ngu độn không biết trời cao đất dày.

Nghe sứ giả mắng Chương, Phạm Thu Vân rút phéng đoản đao định nhào đến chém, Chương ngăn lại.

-Phụ quốc Thái uý là cái thá gì? Ông ta là cha mẹ của ông không phải của ta. Ai phong cho ông ta chức ấy?

Sứ giả đáp:

-Tiên vương!

-Cũng là tiên vương của các ông không phải tiên vương của ta. Ông cứ đem thư về cho lão già Tô Trung Từ, bảo lão ấy rằng phủ Thiên Đức đến dễ khó về. Từ ngày hôm nay cắt đứt mọi liên hệ với La thành, có ta thì không có Tô Trung Từ. Nói với lão già họ Tô ấy, muốn gặp Tả Đô đốc thì quỳ gối bò đến mà gặp nhưng trước hết hãy bước qua xác của ta đã. Lão già đó có quyền gì mà lệnh cho ta chứ?

Sứ giả cũng chẳng vừa đốp lại:

-Một đám trẻ ranh xưng hùng xưng bá tưởng mình là vô địch thiên hạ ư? Các người chưa biết trời cao đất dày là gì, bắt nạt được dăm ba kẻ yếu vía đã vỗ ngực ta đây. Nay mai Thái uý dẫn hùng binh đến, với lời lẽ như này nhất định sẽ phanh thây các ngươi ra làm trăm mảnh. Vợ con ngươi, những người ngươi tự phong hậu tấn phi cũng chung số phận.

Chương đột nhiên bật dậy khỏi ghế, xông đến túm cổ áo sứ giả gằn giọng:

-Ông mày đây xưa nay có đánh nhau chưa từng đem phụ nữ ra doạ, mày là sứ giả mà miệng hùm gan sứa ông không thèm giết. Nhưng mày đã mở miệng nhắc đến vợ con ông thì ông cho mày hay, một mai ông đến La thành thì gia quyến nhà họ Tô, ông sẽ giết không còn một mống. Con trẻ nhà họ Tô và cả nhà mày nữa, sẽ đều phải đổi họ. Ông xưa nay chưa từng nói hai lời đâu, cút!

Sứ giả bước ra đến cửa vẫn quay lại mắng:

-Một lũ thất học, vương còn mù chữ trông mong gì, cứ đợi đấy.

Dứt lời phẩy tay áo nghênh ngang bước đi. Phạm Thu Vân thưa:

-Hắn hỗn lão như vậy, sao Vương không để em tặng hắn một đao?

Chương lắc đầu:

-Đám hủ nho này cứ để chúng kênh kiệu, giết hắn chẳng có lợi gì nhưng em hãy nhớ mặt và tên của hắn. Ngày nào ta đến La thành, hãy cắt tai cắt mũi và chặt luôn mười đầu ngón tay đó cho ta. Ta sợ nhiều việc sẽ quên nhưng lời ta vừa nói em phải nhớ kỹ, trừ trẻ nhỏ dưới 16 tuổi còn đâu ta không muốn ai mang họ Tô còn sống.

Chỉ còn lại một mình, Duệ đến bên nhẹ nhàng khuyên Chương nên bớt giận.

-Anh không giận, anh chỉ muốn cho lũ cắc ké ấy hiểu, đừng bao giờ đụng đến vợ con anh. Kẻ nào có ý định đe doạ vợ con anh, kẻ đó sẽ chết, không thể tha. Anh sẽ trừ hậu hoạ tận gốc.

Sứ giả trở về La thành, dâng thư của Chương kèm theo lời lẽ nhắn nhủ. Tô Trung Từ giận tím mặt và hạ lệnh khởi binh đánh Thiên Đức.

Loạn binh đao bắt đầu vào sớm ngày 10 tháng 2 năm Thiên Đức thứ 31. Liên sứ quân gồm có 5 sứ quân và 2 tàn quân, tính là 7.

Bách tính Vạn Xuân một phen rúng động, lần can qua trên toàn cõi Vạn Xuân đã ba chục năm về trước.

Trần Siêu thu tàn quân của Lê Hoan, với sự giúp sức của Phạm Lệnh công Phạm Khải Ca, có lực lượng khoảng 4000 quân thuỷ bộ tiến đánh huyện Tiên Minh và cửa Trà Lý, mạn Tây Nam của phủ Thiên Đức. Trần Siêu dự tính sẽ kích động dân chúng vùng Tiên Minh nổi dậy chống lại quân Thiên Đức đồn trú ở đây.

Ba anh em họ La được Phạm Lệnh công tiếp sức với 4000 kỵ bộ vượt sông Phú Nông đánh vào huyện Nghĩa Trụ Hạ.

Phạm Lệnh công Phạm Khải Ca sai Sứ tướng đốc 7000 binh mã vượt sông Phú Nông đánh vào phía Nam huyện Kim Động.

Cao Mộc Viễn thống lĩnh 4000 thuỷ quân Tế Giang đánh Hiến Doanh, mặt Tây huyện Kim Động.

Nguyễn Ninh vương sai cho Tả - Hữu Phó sứ đốc suất 1 vạn quân chia làm hai cánh tiến vào sông Văn Giang, nhắm đánh hướng Đông Nam huyện Siêu Loại và Đông Bắc huyện Kim Động.

Tô Trung Từ thân chinh xuất trận thống lĩnh ba quân thuỷ bộ lên đến 1,4 vạn, vượt Xích Giang đánh vào hướng Đông và Đông Bắc huyện Siêu Loại.

Phan Văn Hầu đích thân dẫn 5000 thuỷ quân xuôi dòng Xích Giang, vào sông Thiên Đức đổ lên đánh mặt Bắc huyện Siêu Loại và ngã ba sông Dâu.

Nguyễn Quốc Khánh nắm quyền chỉ huy 1,9 vạn liên quân Tam Đái - Vũ Ninh tiến đánh huyện Thiên Đức và đất Phượng Sơn.

Tổng cộng lực lượng xuất chinh khoảng 7 vạn binh mã. Dân binh, phu dịch theo tải lương khoảng 2 đến ba vạn người.

Lực lượng phòng ngự Thiên Đức phủ như đã nói gồm 8100 ở huyện Thiên Đức, 1 vạn ở huyện Siêu Loại, 7000 ở Tế Giang cũ, 2000 ở Hiến Doanh, 8000 ở Ninh Hải và lực lượng dự bị động viên khoảng 5000 quân ở Thừa Thiên. Tổng số quân Thiên Đức huy động ban đầu khoảng 4 vạn, trong đó lực lượng thiện chiến trang bị hoả lực mạnh khoảng 1,2 vạn thuỷ bộ và một số ít kỵ binh.

Các sứ quân ở Sơn Tây, Đỗ Động Giang, châu Đại Hoàng hay vùng Bình Kiều… đều tung thám tính theo dõi sát sao tình hình. Nhận định chủ quan của các sứ quân không tham gia chiến sự đều là Thiên Đức sẽ thất thế dù có thần khí bởi bị vây công ba mặt với lực lượng áp đảo.

Bọn Phùng Lễ cho rằng Thiên Đức sẽ phải lui về vùng Kinh Môn, Ninh Hải chấp nhận mất toàn bộ phủ Thiên Đức cũ.

Sơn Tây vương án binh bất động, Lý Đạo Thành thuyết phục Sơn Tây vương và Sứ tướng tạo áp lực với Trữ quân hoặc Quảng Trí quân cũng chẳng ăn thua bởi Tô Trung Từ đã nhượng vùng giáp ranh cho Sơn Tây vương. Người nóng ruột ở Sơn Tây ngoài Lý Đạo Thành còn có Bố Giáp và Nguyễn Chính Nghĩa. Bố Giáp có con gái ở Thiên Đức và cũng có nhiều thiện ý với Vạn Thắng vương như Nguyễn Chính Nghĩa song bên trên yên ắng, họ chẳng thể làm gì.

Bố Giáp chỉ giúp được Vạn Thắng vương bằng cách duy nhất là gửi một bức mật thư thông báo lực lượng của Trữ quân tham gia và các tướng chỉ huy. Bố Giáp không nói gì đến vùng Sơn Tây vì lòng trung thành nhưng lá thư ấy cũng đủ để ngày sau ông có một đường lui.

Nguyễn Chính Nghĩa cũng bí mật giúp sức bằng thư, nói hiểu biết của bản thân về quân tình của bên Quảng Trí quân và Trữ quân, xem như chút ân tình báo đáp Vạn Thắng vương đã đối đãi tử tế trong một thời gian dài.

Ở châu Đại Hoàng, trong một ngôi làng nhỏ ven sông, ông lão tuổi trạc ngũ tuần nói với các con:

-Đất bằng dậy sóng, nếu cơn giông tố này qua đi và Tả Đô đốc Phạm Tu còn đứng vững, ta nghĩ các con nên tìm đường về nơi ấy. Nếu các sứ quân không thắng được Thiên Đức lúc này sẽ không bao giờ còn có cơ hội, họ sẽ là kẻ bị diệt. Một đội quân trẻ chống lại một đám ô hợp chẳng cần xem cũng đoán định hơn thua.

Cùng thời điểm ấy ở La thành, Ngô Hy Doãn bị quản thúc tại gia, trong lòng mang bất mãn, chán chường ngồi uống rượu, trong cơn say mới ngâm thơ rằng:

“Chàng Thiên Đức dọc ngang bốn cõi,
Đao tuốt vỏ, ngựa hí, súng vang.
Đằng Tây thấy bóng kỳ vàng,
Pháo vang, trống nổi, là chàng xuất quân.

Vạn Xuân bách tính đêm trông ngóng,
Khắc khoải chờ mong bóng đế vương.
Thiên Chương! Ôi hỡi Thiên Chương,
Đánh Đông* dẹp tặc, Ngô này đội ơn.”

*Đông ở đây ám chỉ hướng Đông vì Thiên Đức ở hướng Tây. Hướng Đông của Thiên Đức có Đông Phù Liệt, Trữ quân.


Xuyên qua một thế giới tu tiên, nhưng nhận ra bản thân lại chỉ là phế vật ngũ linh căn, Trần Lâm tỏ ra rất bất lực, chỉ là cũng không sao, thiên phú không góp lực, vậy liền gọi cô vợ trẻ tới góp sức. Một ngày nào đó vấn đỉnh chí cao, Trần Lâm vừa hồi ức vừa chia sẻ "Chỉ có người nông cạn mới muốn làm Tiên Vương, người nhìn xa trông rộng sẽ biết, làm Chạn Vương thoải mái hơn nhiều