Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 341: Quân tiên phong



Thiên Bình vừa bắt đầu hứng thú với việc giúp dân làng Thượng Triệt trở nên giàu có trong tương lai bằng nghề gốm thì cô buộc phải giao lại công việc ấy cho Uyển Như đảm trách khi vụ gặt đang tới gần và kế hoạch chinh phạt vùng đồi núi Tây Bắc đi vào giai đoạn cuối.

Trong kế hoạch chinh phạt lần, lương thảo đóng vai trò cốt yếu bởi địa hình lạ, xa đại bản doanh. Nếu lương thảo gặp chuyện sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch. Chương quyết định dùng Thần Vũ quân bảo vệ đường vận lương. Bùi Thị Xuân, Lê Chân, Triệu Nhã Lâm và gần hai nghìn nữ binh cùng với Thiên Bình đảm trách áp tải lương thảo.

Bọn Trịnh Tú, Hoàng Như Hổ, Đoàn Nhữ Hài và Linh Thông Thuận lũ lượt đưa dân Tống quốc về trên những chiếc thuyền buôn vào đầu tháng Chạp. Chương bố trí phần lớn dân Tống quốc ở Tam Hưng, phần nhỏ là những thợ đóng thuyền được đưa đến ở tập trung tại Siêu Loại. Dân Tam Hưng đem về nhiều loại hạt giống và quả trồng quanh làng.

Ngay sau khi bàn giao người, bọn Trịnh Tú chỉ được nghỉ ba ngày trước khi trình diện tại Vạn Xuân làm phụ tá cho Chương.

Trung đoàn Thiên Đức với bốn tiểu đoàn tinh nhuệ: Tam Vạn, Thiên Đức, Long Ngô Động và Súng trường với 2000 quân bí mật di chuyển đến Phượng Sơn vào ban đêm. Anh em Vương Chí Linh dẫn đường cho quân đóng tản mát trong bìa rừng. Phạm Bạch Hổ dẫn D41 (Tiểu đoàn súng pháo số 1) trực thuộc E Thần Sấm đến Phượng Sơn bằng đường thuỷ. Lê Phụng Hiểu trực tiếp chỉ huy D321 (Tiểu đoàn Thiết kỵ số 1, trực thuộc Đại đoàn Thánh Dực) với 500 quân cũng theo đường thuỷ đến Phượng Sơn.

Bên cạnh đó, Đặng Sỹ Nghị điều D219 từ thành Kinh Môn (Tiểu đoàn bộ binh Thần Sách số 9) đi vòng qua Mao Khê đến Phượng Sơn hội quân. Trương Văn Long dẫn D215 (Tiểu đoàn bộ binh Thần Sách số 5) từ Ninh Hải đến Phượng Sơn theo đường thuỷ. Lý Trí Thắng nhận lệnh điều động D118 (Tiểu đoàn bộ binh Thiên Đức số 8) từ Kim Động và Đinh Công Tráng dẫn D131 (Tiểu đoàn thuỷ binh Thiên Đức số 1) đóng ở sông Văn Giang đến bến Bình Than chờ lệnh.

Sau cùng, Yết Kiêu điều 40 chiến thuyền của Tế Giang do Cao Mộc Viễn giao lại, cùng 20 Xa Hải thuyền làm nhiệm vụ chở quân hoặc tải lương, tuỳ theo tình hình thực tế.

Tổng cộng, Chương chỉ huy động 8000 quân thuỷ, bộ, kỵ bao gồm cả Thần Vũ và 1000 dân binh do Mạc Dật chỉ huy, lo vận lương thảo theo quân. Anh em Vương Chí Linh, Vương Côn Sơn tập hợp 1000 quân chia làm 4 đội dẫn đường.

Do binh sĩ Thiên Đức quen giao chiến trên địa hình đồng bằng và sông nước, bởi vậy Chương nhặt mỗi nơi một tiểu đoàn để tướng sĩ có điều kiện trải nghiệm tác chiến nơi rừng núi. Chương không huy động nhiều thuyền chiến bởi chỉ có con sông Minh Đức và đủ lớn để thuyền ngược dòng và các trại quân thuỷ bộ Vũ Ninh cũ nay thuộc về Tam Đái cũng không đông. Các tù trưởng, hùng trưởng cát cứ ở vùng Tây Bắc lại chẳng có thuỷ quân.



Chương nắm trung quân, Phạm Cự Lượng là tiên phong, Lý An làm tham mưu, Thiên Bình chỉ huy hậu quân bảo vệ lương thảo. Mục tiêu được giao cụ thể cho từng tiểu đoàn.

Tại huyện Vũ Ninh, Phạm Tu thống lĩnh ba quân, ông đưa toàn bộ quân địa phương huyện Thiên Đức, Thừa Thiên và Siêu Loại và tân binh của Trương Lôi, tổng cộng khoảng ba nghìn quân đến hạ trại ben bờ Nguyệt Đức, cờ phướn rợp trời.

D42 Thần Sấm, D322 Thiết kỵ (chưa trang bị đủ quân số và giáp trụ) D316 Chiến Thắng, D317 Toàn Thắng, D318 Vũ Ninh cũng đóng trại xen kẽ. Chưa kể Phạm Tu huy động 500 cô gái huyện Thiên Đức vận y phục màu vàng cầm theo kỳ hiệu Vạn Thắng vương ở soái trại. Nhiệm vụ của các cô gái ngoài việc lượn lờ bên bờ sông cốt cho đối phương trông thấy sẽ lo công tác hậu cần cho quân. Thêm E thuỷ quân Cao Mộc Viễn đóng dưới bờ sông, tổng cộng quân thuỷ bộ gần 8000 người.

Bên bờ sông đối diện Phan Văn Hầu đưa đến hơn sáu trăm Cự thạch pháo hỗ trợ bộ binh phòng thủ. Ngoài ra, Hầu cũng điều 200 voi chiến ở tuyến sau làm hậu bị.

Trung tuần tháng Chạp, trời lạnh.

Sớm ngày rằng tháng Chạp, Cao Mộc Viễn hạ lệnh thuỷ quân bắn vài loạt thần công sang bờ Bắc, có ý kéo quân sang khiêu chiến. Phan Văn Hầu thân chinh ra trước trận tiền không cho chiến thuyền đối chiến, chỉ qua lại ven bờ trong tầm yểm trợ của Cự thạch pháo. Cao Mộc Viễn cho thần công ngắm bắn hư hại một số thuyền đối phương rồi lui. Hàng chục thuyền lớn chở bộ binh Thiên Đức bơi qua bơi lại đến tận chiều muộn lại đổ quân lên bờ bắc bếp thổi cơm.

Mùa đông trời sập tối nhanh, hai bờ Nguyệt Đức đỏ rực ánh đuốc. Đầu trống canh Hai, Cao Mộc Viễn lại cho Xa Hải thuyền ra gần giữa dòng ngắm bắn vào các chiến thuyền nhằm quấy phá đối phương. Binh sĩ Thiên Đức thay nhau trực chiến và chẳng để tâm đến tiếng súng nổ đì đùng vì đến ngay lính dõng hay dân binh cũng biết nhiệm vụ của họ không phải là thực chiến vì quân chính quy rất ít. Trường hợp Phan Văn Hầu dẫn quân vượt sông đáng sang, pháo binh, thuỷ quân và bộ binh trang bị hoả mai như D316, D317 sẽ đảm trách. Còn lại rút hết về thành Bát Vạn.

Phan Văn Hầu bán tín bán nghi khi thấy đối phương huy động chưa đến 1 vạn quân, số quân không đủ để tổ chức t·ấn c·ông vượt sông. Hai ngày sau, thám mã cấp báo, Phan Văn Hầu mới biết bị lừa. Ngay lập tức, Phan Văn Hầu điều 1000 kỵ binh, 3000 tinh binh cùng 100 thớt voi tạo thành một đội quân mạnh vượt sông Nhật Đức nhắm hướng Tây - Tây Bắc đến thành đất Lạng Giang tiếp ứng. Đồng thời, Phan Văn Hầu sai thám mã cấp báo cho các tù trưởng ra sức chống quân Thiên Đức đến cùng, chờ đại quân Tam Đái đến.



Lạng Giang là toà thành hình chữ nhật, dựng trên một khu đất cao ráo gần sông Nhật Đức, chiều dài toà thành theo hướng Tây - Đông khoảng 1 dặm, chiều rộng theo hướng Bắc - Nam hơn trăm trượng. Tường thành đắp bằng đất cao và dày, bốn góc đắp bốn pháo đài cao hơn mặt thành khoảng 1 trượng, phía ngoài thành có hào sâu bao bọc. Trong thành phân chia thành từng khu vực: Sở chỉ huy, doanh trại, nhà giam, kho lương thực. Trước đây thành Lạng Giang của Vũ Ninh vương, luôn có 1000 quân thường trực, là phên giậu mặt Tây Bắc của châu Vũ Ninh. Sau khi Sứ tướng Nguyễn Quốc Khánh thất trận, thành Lạng Giang thuộc quyền Phan Văn Hầu. Hầu điều thêm 500 quân đến trấn giữ.

Phan Văn Hầu đề phòng Chương ngược dòng Nhật Đức đánh thành Lạng Giang, đã bố trí hai đội thuỷ quân trấn hai bên bờ sông gần thành. Số thuỷ quân này toàn bộ là quân Vũ Ninh cũ. Phan Văn Hầu phòng xa là vậy, song quả thật, Chương chưa có ý định đánh thành Lạng Giang.

Sớm 16 tháng Chạp, Phạm Cự Lượng dẫn E Thiên Đức tiên phong vượt sông bằng thuyền chở quân không gặp khó khăn tại khu vực gọi là Bến Huyện. Sau khi đổ bộ, Phạm Cự Lượng chia quân thành hai mũi thẳng đến mục tiêu đã định. Phạm Cự Lượng dẫn hai tiểu đoàn t·ấn c·ông một trại quân đồn trú, hơn trăm binh sĩ trong trại hay tin quân Thiên Đức kéo sang đã rút chạy. Cự Lượng chiếm trại, chia quân thành các đội đóng tản mát xung quanh.

Cùng thời gian ấy, Nghiêm Phúc Lý chỉ huy hai tiểu đoàn bố ráp hai làng gần trại rồi đóng quân luôn trong làng.

Chương dẫn đại quân vượt sông, kế đến là Thiên Bình. Phạm Cự Lượng bàn giao quân doanh chiếm được, cùng bọn Nghiêm Phúc Lý tiến lên hướng Bắc chiếm thêm được mấy làng nhỏ. Các toán quân đồn trú ở nơi này chỉ vài chục người đã tháo chạy. Đại quân Thiên Đức tiến chếch sang hướng Tây Bắc cũng không gặp khó khăn.

Ngày thứ ba kể từ khi sang sông, quân Thiên Đức vấp phải sự kháng cự đáng kể của các tù trưởng người Nùng, Tày, Dao, Sán Chay. Ban đầu, các tù trưởng trong vùng dẫn mấy trăm thổ binh trang bị cung nỏ đến, nhắm không chống được các tiểu đoàn Thiên Đức trang bị tốt nên đều rút lui.

Quân tiên phong của Phạm Cự Lượng liên tục gặp phục binh, vừa giao chiến đối phương đã biến mất trong những cánh rừng già xanh ngát. Phạm Cự Lượng bèn hạ trại trên một thung lũng. Các tù trưởng người Nùng, Tày lợi dụng địa hình, ban đêm đưa thổ binh đến tập kích. Việc tập kích tuy không gây t·hương v·ong đáng kể nào cho quân tiên phong song gây ức chế thì có.

Phạm Cự Lượng muốn bắt sống các tù trưởng, hùng trưởng nên bố trí các tiểu đội phân tán quanh trại chính. Mùa đông nơi núi rừng là một khó khăn mà binh sĩ Thiên Đức phải đối mặt, chưa kể rắn rết, muỗi, côn trùng. Do đã dự liệu trước, thời gian chuẩn bị kỹ càng, các binh sĩ Thiên Đức ngoài áo nhồi lông động vật còn được cấp thêm túi và võng để ngủ. Đêm nằm phục, binh sĩ sẽ chui vào túi vải ngồi co ro tránh muỗi, côn trùng. Tuy vậy phục binh không phục được, trái lại, một vài nhóm bị t·ấn c·ông lúc ban đêm khiến bọn Phạm Cự Lượng lấy làm lạ liền họp chỉ huy tìm hiểu nguyên nhân, thấy rằng quân phục binh che giấu rất tốt, bị t·ấn c·ông b·ằng cung nỏ tẩm c·hất đ·ộc, đất đá ném rào rào vô cùng chính xác chứng tỏ đã bị lộ. Trong trung đoàn có nhiều binh sĩ xưa kia dân Vũ Ninh, họ cho biết các tộc người ở nơi này leo trèo rất tốt. Phạm Cự Lượng hiểu ra vấn đề bèn tương kế tựu kế.



Ban ngày, Phạm Cự Lượng, Nghiêm Phúc Lý tung các đại đội do thám xung quanh trại, đặc biệt chú ý các cây cao có thể quan sát được doanh trại. Xác định được các vị trí quan sát kín đáo ấy, Cự Lượng cử binh sĩ leo trèo tốt trèo lên ẩn nấp sẵn, xung quanh vị trí ấy bố trí quân mai phục rồi rút về. Đi hàng trăm về trại thiếu mất một phần ba, vài ba ngày như vậy, quân Thiên Đức ở trong trại chỉ còn vài trăm người.

Song song với kế sách ấy, Phạm Cự Lượng theo lời dặn của Chương, cử binh sĩ vào thôn bản lấy cớ lục soát, thực chất là đếm số nhân khẩu. Trước khi rời đi, lại đem tặng áo ấm cho người già, gạo cho đàn bà và đường cho trẻ em. Tuyệt đối không bắt bớ, xét hỏi.

Đêm hôm trong các khu rừng quanh trại quân lác đác có tiếng súng. Dăm ngày sau các toán phục binh dẫn giải về hơn trăm người đàn ông, hơn chục xác c·hết bỏ lại trong rừng. Tù binh được cho ăn uống no đủ, cho áo ấm mặc. Vương Chí Linh vỗ về lấy khẩu cung, từ đó biết được nơi ẩn náu của một tù trưởng người Nùng cùng hơn hai trăm thổ binh.

Nghiêm Phúc Lý cùng Lý Kế Nguyên dẫn D Tam Vạn hành quân xuyên rừng theo dẫn đường của Vương Chí Linh và gia nô, quả nhiên phát hiện một hang động nằm lưng chừng núi, ẩn sau tán cây rừng. Nghiêm Phúc Lý và Lý Kế Nguyên chia quân thành hai mũi tiếp cận, tung mấy quả lựu đạn nổ, vài loạt súng chỉ thiên lập tức khống chế được tình hình, bắt sống toàn bộ thổ binh người Nùng và tù trưởng Nùng Dân Chính áp giải về trại.

Cùng thời gian đó, Phạm Sĩ Sách dẫn D Súng trường bắt được hơn một trăm thổ binh người Tày cùng tù trưởng Vi Văn Đính trong một hang động cách trại vài dặm đường.

Vi Văn Đính và Nùng Dân Chính bị giữ lại, thổ binh được đưa về tận thôn bản trả người. Bọn Vương Chí Linh, Vương Côn Sơn không quên thuyết giáo:

-Quân Thiên Đức đến vùng này đem theo sự ấm no?! Họ không phải kẻ thù.

Tin hay không là quyền của dân nhưng Phạm Cự Lượng đồng thời cho bắt những ông cụ có uy tín trong các làng đến trại quân theo diện “mời”. Các cụ đến nghe chủ trương của quân Thiên Đức, xong xuôi lại được đưa về kèm theo gạo, muối, tơ lụa và bạc.

Nùng Dân Chính và Vi Văn Đính không được thả ngay, họ là thủ lĩnh địa phương, phải chờ Vạn Thắng vương định đoạt. Bắt được hai người này, việc tập kích trại quân tiên phong giảm hẳn.

Thấy tính hiệu quả của kế sách đánh quân mị dân, Phạm Cự Lượng bẩm báo và đẩy mạnh việc mua chuộc lòng dân bản địa. Nhiệm vụ của quân tiên phong thay đổi, họ phải phong toả các con đường từ vùng Lạng Giang lên phía Tây Bắc