Sáng hôm sau mãi đến giờ Thìn, mặt trời sáng lên cao chiếu sáng rực rỡ khắp kinh thành Mạnh mới tỉnh dậy. Anh uể oải đi vào trong phòng tắm mở vòi nước để tắm cho tỉnh táo, lúc này Quỳnh Dao vẫn nằm ngủ mê mệt. Đi xa nhà nửa năm một trong nhiều điều anh mong chờ nhất là về nhà được tắm vòi hoa sen do tự mình thiết kế. Đứng dưới vòi hoa sen làm Mạnh dần tỉnh táo nhớ lại đêm qua hai vợ chồng chiến đấu mấy hiệp đến gần sáng mới ngủ anh mỉn cười. Vợ chồng trẻ xa nhau nửa năm gặp lại Quỳnh Dao đúng là như ruộng hạn gặp mưa rào. Ngày xưa các cụ có câu “ Gái đoạn tang, gà mái ghẹ “đúng là thâm thúy. Gái đoạn tang chồng là phải ba năm không biết mùi đàn ông thì không biết còn nống nhiệt đến mức nào. Sau khi tắm rửa xong anh lau khô người rồi đi ra, thấy anh đi ra cô hầu gái đã cầm sẵn quần áo mới để anh thay. Sau khi mặc xong đồ anh dặn cô hầu gái.
-Cứ để phu nhân ngủ thêm chút nữa, nếu khách đến nói phu nhân mệt nên nghỉ hôm nay ngày mai mới khám bệnh tiếp.
Đột nhiên anh nhìn cô hầu gái một cách chăm chú và tò mò.
-Đêm qua ngươi thức đêm muộn hay sao mà hai mắt đỏ sọc nên thế. Con gái lớn thức đêm nhiều không tốt ảnh hưởng đến sắc đẹp đấy lần sau ngủ sớm đi nhé.
Mạnh đi xuống nhà ăn đồ ăn sáng nhẹ, anh không biết cô hầu gái đang lúng túng nhìn theo anh nghĩ thầm. “ Hai người cả đêm vật lộn tạo tiếng động lớn làm cho ta có ngủ được đâu “.
Sau khi xuống bếp ăn chút cháo và trứng gà điểm tâm, một lúc sau thì Quỳnh Dao đi xuống nhà dưới thấy dáng đi của Quỳnh Nga có phần uể oải anh trêu
-Đêm qua không biết ai còn bảo chưa hết sức vẫn còn muốn nữa.
Quỳnh Dao lườm anh.
-Chả biết ai cả đêm như hổ đói, không chiều chắc chàng không thấy thoải mái. Hay chàng lấy thêm vợ nữa để chúng ta cùng hầu hạ chàng phòng khi th·iếp ốm đau còn có người hầu hạ.
Mạnh gạt đi
-Với ta một mình nàng là đủ rồi, đừng nhắc chuyện ấy với ta một lần nữa.
Quỳnh Dao thấy anh sửa soạn quần áo nên ngạc nhiên hỏi.
-Hôm qua chảng nói Đức Vua cho chàng nghỉ mấy ngày mà, chàng định đi đâu vậy.
Mạnh tiến tới ôm lấy Quỳnh Dao nói
-Ta đi ra ngoài giải quyết chút việc, nàng ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe không phải khám bệnh nữa. Tối nay vợ chồng ta lại tiếp tục nhé.
Quỳnh Dao thấy vậy nói
-Th·iếp không sao, khách hàng ngày một đông. Hôm qua chàng về có thêm thuốc th·iếp tranh thủ cho người mang thuốc đến cho một số người đang chờ thuốc của chàng. Họ đặt hàng cũng gần một tháng nay rồi.
Thấy Quỳnh Dao cương quyết Mạnh cũng không cản sau khi sai thân binh chuẩn bị chút quà đợi sang giờ Mùi anh lên xe ngựa đi đến phủ của Trần Quang Khải. Anh quyết định nhân dịp này cũng xin lời khuyên và sự ủng hộ của Thái Sư như lời dặn của Trần Quốc Tuấn. Trần Quang Khải sinh vào tháng 10 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 10 (1241). Ông là con thứ ba của vua Trần Thái Tông (vị hoàng đế đầu tiên của Nhà Trần) mẹ là Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị (con gái trưởng Lý Huệ Tông). Ông là em cùng mẹ với thái tử Trần Hoảng, tức vua Trần Thánh Tông. Người anh đầu của hai ông là Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, dù được Thái Tông nhận làm con, nhưng thật ra là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu.
Thật ra trước đây Hưng Đạo Vương và Trần Quang Khải có mâu thuẫn trong gia tộc nhưng Hưng Đạo Vương đã chủ động gạt bỏ mâu thuẫn để cùng chung sức chiến đấu chống giặc Nguyên Mông. Về tước vị trong triều Trần Quang Khải cao hơn Hưng Đạo Vương một bậc. Sau khi đến phủ đệ của Thái Sư Mạnh đi đến cổng thấy lính gác canh gác khá nghiêm ngặt. Phủ đệ của Trần Quang Khải khá lớn và thiết kế rất uy nghi to hơn phủ của Hưng Đạo Vương khá nhiều.
Thấy Mạnh đi tới trong trang phục quan lớn nên một người đoán chừng là quản gia chạy tới hỏi.
-Xin hỏi ngài đến phủ cần gặp ai để tiểu nhân tiện bẩm báo.
Mạnh gật đầu chào người đó là nói.
-Ngươi vào bẩm báo thái sư có quan tứ phẩm là Mạnh bên Bộ hộ tới bái phỏng.
Nghe quan tước và danh của Mạnh người quản gia này vội nói.
-Vậy xin phiền ngài chờ cho một lát để tôi chạy vào bẩm báo.
Người đó vội chạy vào, một lát sau thấy người đó chạy ra nói.
-Thái sư mời ngài vào hoa viên đàm đạo ngài cũng đang tiếp khách ở đó.
Mạnh gật đầu ra hiệu cho đám thân binh cầm đồ đưa cho tên quản gia, tên quản gia ra lệnh cho mấy tên gia nô trong phủ ra cầm lễ vật và đi theo anh vào phủ. Phủ đệ của Thái sư khá lớn nên đi một lúc mới tới hoa viên. Mạnh thấy giữa hoa viên có một cái hồ, trong hồ có thủy đình. Trần Quang Khải đang nói chuyện với một nhà sư tầm ngoài năm mươi tuổi ở trong đình. Thấy anh đi tới Quang Khải đứng dậy đi ra ngoài thủy đình chào hỏi.
-Lâu lắm mới thấy Mạnh tướng quân, chắc ngài mới đi sứ nước Nguyên trở về. Mấy hôm trước ta thấy Đức Vua khen ngài có công lớn trong chuyến đi sứ lần này. Chắc đợt này về lại thăng quan phát tài.
Mạnh cười đáp lễ.
-Có công thì cháu không dám nhận, chẳng qua là vì Đức Vua vì muôn dân trăm họ. Cháu có chút quà ở xứ người mang đến để tặng ngài gọi là chút lòng thành của ít lòng nhiều mong ngài đừng chê.
Thấy Mạnh tỏ ra thân mật Trần Quang Khải cũng không câu nệ nữa, ông cười.
-Cháu đi xa vất vả về có quà cho ta là ta cũng thấy mừng rồi. Mau vào đây ngồi uống trà.
Mạnh cẩn thận tiến vào, nhà sư thấy anh vào trong lầu cũng đứng dậy hành lễ, Mạnh cũng cười đáp lễ. Trần Quang Khải giới thiệu.
-Đây là nhà sư Diệu Chân là đồ đệ đời thứ năm của thánh sư Từ Đạo Hạnh. Hiện đang tu luyện ở Chùa Thầy ở Quốc Oai huyện Câu Lâu.
Mạnh giật mình, Từ Đạo Hạnh là một trong những danh tăng nổi tiếng và có nhiều truyền thuyết linh dị nhất trong lịch sử Việt Nam, Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Ngài cũng chính là người mở đầu cho một tín ngưỡng hòa trộn vào Phật giáo sau đó có sức ảnh hưởng lớn đối với người Việt thời Lý - Trần, tín ngưỡng thờ Thánh Tổ.
Thánh Tổ là các vị sư, cuộc đời có nhiều công hạnh kỳ bí linh thiêng, sau khi viên tịch được nhân dân dựng đền thờ riêng hoặc lập nơi thờ ở sau điện Phật. Thánh Tổ vừa đại diện cho Phật vừa gần gũi với cuộc sống của nhân dân, tuy vẫn thuộc đạo Phật nhưng lại như một thế lực thần thánh bảo trợ cho nhân dân. Các chùa dạng này thường có mô hình "Tiền Phật - Hậu Thánh " và đặc trưng là thường rất to lớn về quy mô, ảnh hưởng tâm linh đến cả một vùng miền, xứ sở xung quanh như: Chùa Thầy, Chùa Keo - Nam Định, Chùa Keo - Thái Bình, chùa Láng, Chùa Trăm Gian, Chùa Bối Khê, Chùa Bái Đính cổ, Đền Nguyễn Minh Không, Chùa Ngũ Xã, Chùa Thiên Vũ (Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội)...
Trần Quang Khải nói tiếp.
-Giới thiệu với sư Diệu Chân đây là Mạnh thần oai tướng quân người đã giúp triều đình phát triển kỹ thuật in ấn Nhờ có nó đợt rồi ta mới có thể cũng tiến cho nhà chùa trăm bộ kinh phật.
Nhà sư chắp tay nhìn Mạnh nói.
-Ai di đà phật, ngài đã làm một việc tốt giúp cho muôn dân có sách để học, nhà chùa cũng có cơ hội in ấn nhiều kinh phật để hoằng dương phật pháp. Sau này ngài sẽ có nhiều phúc đức cho con cháu.
Mạnh đáp lễ.
-Nghe tên Thánh tổ như sấm bên tai, hôm nay được may mắn diện kiến để tử của ngài, coi như tại hạ cũng đã tích phúc nên mới có duyên gặp mặt.
Sau khi an tọa, Mạnh sai gia nhân mở hộp thứ nhất và giới thiệu.
-Đây là một ít cà phê cháu lấy được ở xứ người, cái này pha ngài uống vào buổi sáng sẽ giúp ngài tỉnh táo, tinh thần sảng khoái. Cháu có kèm theo dụng cụ để pha và ghi giấy hướng dẫn.
Sau đó Mạnh giới thiệu cách pha một cách cụ thể. Trần Quang Khải cao hứng nói.
-Nhân tiện có sư Viên Chân ở đây ngươi pha thử để cho đám gia nhân còn học và ta cùng sư thầy cùng thưởng thức.
Mạnh nhờ viên quản gia lấy ít nước sôi và đường. Sau đi cho cà phê vào phin và đổ ít nước sôi. Mạnh chỉ vào phin và nói.
-Phải chờ một lúc để cho cà phê ngấm và đầy chén này.
Sau đó anh giới thiệu hộp quà còn lại đó là chai rượu Brandy ngoài ra còn một số đồ sứ anh mua ở nước Nguyên. Trần Quang Khải cám ơn và sai người cất giữ cẩn thận. Sau đó mọi người cùng ngồi đàm đạo chờ thưởng thức cà phê.