Buổi chiều mùa thu mát mẻ, Mạnh thong doang qua nhà ông trưởng thôn để trao đổi với ông về kế hoạch mở thêm xưởng để bán cồn và nấu dầu thông cung cấp cho Nhân Huệ Vương. Nghe được tin hợp tác với Nhân Huệ Vương ông rất mừng.
-Cậu đúng là phúc tinh của làng, từ hồi cậu về đây mới có mấy tháng mà mang lại nhiều công việc, thu nhập cho người dân. Tôi sẽ mua thêm đất tuyển thêm người để làm cuối năm nay chắc có tiền sửa lại cái đình và chùa cho làng rồi.
Khi bàn bạc giá bán cho Nhân Huệ Vương và ăn chi ăn chia lợi nhuận việc nấu dầu thông, Mạnh nói
-Tiền lợi nhuận này cháu không lấy đâu, bác giữ phần này của cháu để tu sửa lại đình và chùa cho làng. Hơn nữa thời gian tới cháu có việc phải lên kinh thành không ở đây nữa, bác lấy tiền này để thuê thầy cho bọn trẻ.
Ông trưởng làng giật mình khi biết tin anh sẽ đi.
-Cậu là người tài giỏi nên ta biết trước sau gì cậu cũng đi khỏi làng này. Nhưng thôi cậu là thanh niên trẻ phải đi để thỏa chí vẫy vùng không lẽ cứ ru rú ở làng nghèo hẻo lánh này.
Chiều hôm đó ông trưởng làng mời cậu ở lại ăn cơm để bàn bạc kỹ hơn công việc đến tối mới về. Trên đường về tiếng đàn nhị du dương văng vẳng lọt vào tai Mạnh tò mò lần theo tiếng đàn anh đi đến một căn nhà ngói cũ vách đất anh nhận ra vợ chồng ông bà chủ nhà. Ông bà chủ nhà có vợ chồng con trai làm ăn trên huyện có đứa cháu gái học trường làng do anh dạy. Tiếng đàn làm cho anh gợi nhở đến một kỷ niệm ở quê nhà, hồi đó có chú hàng xóm là bộ đội văn công về hưu buổi tối chú hay kéo nhị thanh niên trong làng hay tụ tập nghe chú kéo. Sau này lúc học xong cấp ba đi làm xưởng đồng với bố thấy Mạnh thích chú cũng dạy cho Mạnh một thời gian.
Lúc vào bộ đội có đứa bạn nhà có nghề kéo đàn nhị trong phường bát âm nó cũng thích Mạnh nên cũng dạy thêm cho anh. Thời bộ đội được đại đội trưởng khuyến khích hai đứa còn đi biểu diễn văn nghệ toàn quân nên anh cũng luyện tập rất nhiều. Vì những lúc sắp thi hai đứa được miễn làm việc nặng để ôn luyện mang giải về cho đơn vị, khi có giải còn đặc cách cho về thăm gia đình. Sau khi xuất ngũ thằng bạn thi vào Đại học văn hóa nghệ thuật Quân Đội còn anh thì bố mẹ muốn anh có nghề nghiệp ổn định hơn nữa nhà nghèo nên thôi. Anh thả hồn theo tiếng đàn đến khi bước tới cổng nhà ông bà lão lúc nào không hay. Nhận ra anh bà chủ nhà vồn vã.
-Quý hóa quá mời thầy Mạnh ghé nhà chơi.
-Cám ơn bác, ông chủ chơi đàn hay quá nên đến làm phiền ông chủ một lát.
Ông chủ nhà mời anh ngồi xuống chõng tre, rót cho anh chén nước chè xanh lóng lánh rồi nói.
-Hồi trai trẻ tôi có học nghề của một đoàn hát rồi thành nhạc công cũng biểu diễn khắp nơi, có thời gian làm nhạc công ở cung đình.
Sau này lập gia đình ở kinh thành kiếm sống cũng khó khăn nên lúc có tuổi hai vợ chồng bảo về làng sinh sống an hưởng tuổi già. Không nghĩ thầy giáo cũng có hứng thú âm nhạc. Thầy có yêu cầu bài gì không ?
Mạnh nói
-Bác cứ chơi bài nào mình thích, cháu chỉ ngồi thưởng thức thôi.
Ông lão tiếp tục chơi đàn, Mạnh thả hồn nghe tiếng đàn nhìn những cây ngoài vườn mùi hương bưởi thoang thoảng cùng với tiếng đàn anh thấy mình như trở về nhà bố mẹ tự nhiên anh ứa nước mắt khi nhớ đến người thân trong gia đình, nhớ đến mẹ không biết giờ bà đã khỏe hẳn chưa. Một lát sau tiếng đàn dứt ông lão nhìn anh ái ngại.
-Xin lỗi thầy tôi vô tình chạm vào nỗi buồn của thầy.
Mạnh gạt đi
-Bác chơi hay quá làm cháu cảm động. Bác có thể cho cháu mượn chơi một lát được không.
Cầm cây đàn ông lão đưa, Anh thấy chỗ tay cầm cây đàn bong tróc sơn và đen bóng do mồ hôi của người chơi anh đoán cây đàn theo ông lão cũng đã rất lâu rồi. Đang có cảm xúc về người mẹ nên anh chơi bài “ Lòng mẹ “ và khe khẽ hát theo
-Lòng mẹ bao la như biển thải bình dạt dào, tình mẹ em cái như dòng suối hiền rì rào …
Sau khi chơi xong anh mới nhận ra quanh mình có thêm một số người hàng xóm nghe tiếng đàn của anh lên kéo sang đây. Gật đầu chào mọi người rồi uống chén nước để kìm cảm xúc. Có người nói
-Thầy Mạnh chơi bài về mẹ nghe lạ nhưng rất hay. Thầy chơi tiếp đi
Mạnh gật đầu anh cũng muốn dùng âm nhạc để nói lên cảm xúc trong lòng, vì cũng không biết thổ lộ cũng ai tình cảm của mình trong một thế giới xa lạ này. Anh quyết định chơi bài Tình cha.
-Tình cha ấm áp như vầng Thái Dương…
Do cả làng biết hoàn cảnh gia đình anh nên họ nghĩ do bố mẹ mất sớm anh mới có nỗi niềm như vậy nên mọi người rất đồng cảm. Khi anh chơi xong ông già chủ nhà nói.
-Tôi nghĩ chắc dưới suối vàng các cụ cũng cảm nhận và chứng cho tấm lòng của cậu. Tiếng đàn của cậu chứng tỏ cậu là người nắm vững âm luật nhưng còn thiếu một số kỹ xảo để có thể chơi hay hơn.
Mạnh đề nghị.
-Không biết bác có thể chỉ thêm cho cháu không.
Ông lão nói
-Tôi già rồi cũng chẳng giấu nghề làm gì. Lúc nào thầy rảnh cứ sang đây tôi chỉ dẫn thêm cho.
Ngồi trò chuyện với mọi người một lúc, khi trăng lên cao anh cũng về. Từ đó ở làng truyền tai nhau cậu Mạnh không những giỏi văn mà còn biết chơi đàn nữa làm nhiều cô gái trong làm thêm thương thầm trộm nhớ anh.
Đúng hẹn với Mạnh mười ngày kể từ khi chia tay, có năm người từ kinh thành đến tìm Mạnh. Cầm đầu là người đàn ông tầm ba mươi tuôi tên Cẩn, người này con một nhà buôn có quan hệ họ hàng với Nhân Huệ Vương nên được phụ trách việc kinh thương của ông. Bốn người còn lại có hai thanh niên tầm tuổi mạnh và hai người là công tượng lâu năm tuổi ngoài bốn mươi. Do được dặn dò từ trước nên những người này đối với anh rất kính trọng. Vì nhà Mạnh nhỏ nên họ đi tìm thuê những ngôi nhà trong làng ở tạm. Mạnh cũng dẫn Cẩn đến gặp trưởng làng để giới thiệu hai bên thương thảo về giá của cồn và dầu thông.
Là người làm việc rất cẩn trọng đúng với cái tên, những bước làm nước hoa đều ghi lại cẩn thận và giao cho một người có khả năng hội họa vẽ lại để minh họa. Cái nào không rõ thì hỏi rất kỹ càng, Mạnh cũng không dấu giới thiệu rất tận tình nên hai người cũng thân nhau. Qua Cẩn anh cũng tìm hiểu được phần nào tình hình kinh thương của Đại Việt. Do ảnh hưởng nghìn năm Bắc thuộc nên phần lớn việc kinh doanh buôn bán của Đại Việt nằm trong tay giới Hoa Kiều, người Đại Việt chỉ nắm được phần buôn bán nhỏ. Người Hoa liên kết với giới quan lại để mở rộng kinh thương, triều đình phải hạn chế họ việc buôn muối và sắt còn gạo và lương thực thì họ vẫn nắm. Nếu không có chính sách thu thuế lương của triều đình thì họ có thể lũng đoạn thị trường lương thực.
Nhân Huệ Vương là người muốn phá thế độc quyền của giới kinh doanh người Hoa nên ông rất ủng hộ những hàng hóa của người Việt sản xuất thậm chí chèn ép giới Hoa kiều ở khu vực ông quản lý là Vân Đồn. Việc quan tâm sản xuất nước hoa và rượu để bán và xuất khẩu là muốn từng bước nâng cao thương hiệu sản phẩm Đại Việt. Là Vương Gia nên ông có lợi thế dùng quyền lực và quan hệ để mở rộng kinh thương và chèn ép đổi thủ. Mạnh thấy đây là người có tinh thần dân tộc rất cao đáng để kết giao và sẽ giúp ông đẩy mạnh phát triển kinh tế thương mại cho Đại Việt.