Mấy ngày liền Mạnh thấy hàng hóa các nơi tập nập chuyển về Gia Trang, các gia binh cũng sửa soạn chuẩn bị đi xa. Anh hỏi gia chủ mới biết Gia Trang chuẩn bị chuyển hang đi lên vùng Đà Giang. Mấy tháng trước tù trưởng đạo Đà Giang là Trịnh Giác Mật (vùng Hòa Bình, Yên bái, Lào Cai) chống lại triều đình. Vua sai Chiêu Văn Vương Nhật Duật trấn thủ đạo Đà Giang đi gọi hàng. Nghe tin, Trịnh Giác Mật sai người đến, ra điều kiện: “Nếu trấn thủ một mình một ngựa đến thì Mật sẽ hàng” Nhật Duật nhận lời. Quan sĩ can ngăn, Nhật Duật nói: “Nếu kẻ kia giáo giở với ta thì triều đình còn có vương khác đến”. Rồi chỉ đem theo vài tiểu đồng cùng đi tay không vào trại Đà Giang. Khi tới trại, người của Trịnh Giác Mật cầm đao thương vây trùng trùng mấy lớp. Nhật Duật mặt không biến sắc, thẳng đến gặp Giác Mật. Mật mời ngồi, đãi tiệc. Nhật Duật nói chuyện bằng tiếng dân tộc, ăn uống theo phong tục của người thiểu số. Người của Giác Mật thảy đều tỏ ra vui vẻ, thích thú và cảm phục. Giác Mật đem gia thuộc đến doanh trại quy hàng. Chiêu Văn Vương đã thay mặt Triều Đình ban thưởng cho họ ngoài muối, sắt do triều đình quản lý còn nghìn tấm vải và ba trăm vò rượu. Sắt và muối do triều đình xuất kho, còn vải và muối do bộ hộ đứng ra mua của thương nhân và thuê họ chuyển lên cho vùng Đà Giang.
Tất nhiên do Chiêu Văn Vương có quyền chỉ định nguồn cung cấp nên Gia Trang nhanh chóng được bán lô hàng này cho Triều Đình. Có câu một người làm quan cả họ được nhờ, nhờ có ông Tùng mà Trúc Gia Trang giành được nhiều lô hàng của triều đình ban thưởng cho các tộc trưởng phía Bắc, nên trong vòng mười năm Trúc Gia Trang trở thành một trong những nhà buôn có tiếng ở kinh thành.
Hiện Gia Trang đang chuẩn bị thay triều đình chở lô tặng phẩm này lên trên đó. Nơi giao hàng thuộc Châu Văn Bàn ( Yên Bái ngày nay). Đang chưa muốn về kinh thành Mạnh xin Gia Chủ cho đi cùng để du ngoạn một chuyến mở mang kiến thức về địa lý và trải nghiệm. Thời của anh đường xá đi lại dễ dàng vì có quốc lộ, bây giờ đi theo đường cái quan nhưng là đường đất nhỏ phải trèo đèo lội suối khá vất vả cả nửa tháng mới đến nơi. Gia chủ lúc đầu cũng ngần ngừ nhưng thấy anh quyết tâm nên cũng không ngăn cản.
Sau vài ngày chuẩn bị đoàn xe lên đường, đây là chuyến hàng quan trọng lên cần đến năm mươi gia binh và ông võ sư đi cùng để áp tải hàng hóa. Đoàn xe năm mươi chiếc xe trâu hàng kéo dài gần nửa cây số đi đầu là mấy người cầm cờ hiệu của Trúc Gia Trang sau đó đến người võ sư và Mạnh, người tổng quản và một người dẫn đường thông thạo đường khu vực này cưỡi ngựa. Phía sau là các xe hàng và các gia binh cầm gươm giáo đi hai bên họ tống số lượng lên đến hai trăm người. Ba ngày đầu đoàn xe di chuyển trên đồng bằng nên cũng không vất vả, nhưng bắt đầu khi di chuyển qua Phú Thọ thì đường núi trở lên gập ghềnh đi xuyên qua rừng mọi người đi chậm và cảnh giác nhìn xung quanh. Thỉnh thoảng đến dốc dựng đứng thì bốn năm người phải hỗ trợ để đưa xe lên dốc, viên tổng quản giải thích mùa này cũng mát mẻ lên việc vận chuyển cũng đỡ vất vả, nếu mùa hè nóng lực cộng những trận mưa lớn làm đường xá lầy lội thì vất vả rất nhiều.
Đêm đến cắm trại đốt lửa nghỉ giữa rừng, tiếng nai kêu tao tác, tiếng vượn hú thỉnh thoảng có tiếng hổ gầm xa xa Mạnh cảm thấy mình như đang trở về sống nơi hoang dã mà thời trước anh chưa từng được trải nghiệm. Đêm lam sơn chướng khí rất độc nên mọi người phải nhóm các đống lửa để xua đuổi chướng khí và ngồi xung quanh sưởi ấm. Ánh lửa bập bùng chiếu những bóng cây cổ thụ ở nơi xa như những con quái vật khổng lồ làm bóng đêm càng trở lên hoang vu và nguy hiểm. Ban đêm trong rừng khổ nhất là bị muỗi rừng đốt rất buốt, nếu đi vệ sinh nặng phải tụt quần thì chỉ chưa đầy năm phút muỗi bu đen vào mông đốt rất buốt, nên mọi người đều sợ đi vệ sinh vào ban đêm. Mạnh mang túi ngủ nên đêm đến anh cũng đỡ bị muỗi đốt, mọi người thấy anh có túi ai cũng kêu là kỳ lạ trông anh giống như con sâu trong cái kén.
Mấy ngày đi rừng, khi hạ trại mấy gia nô tranh thủ dùng cung đi săn cũng mang về được thỏ rừng hoặc gà rừng để buổi tối mọi người có thêm thịt để cải thiện bữa ăn. Mấy ngày đi trong rừng cũng không gặp điều gì bất trắc, thời Trần nói chung trị an cũng tốt không có đám c·ướp lớn, còn những đám c·ướp nhỏ nhìn thấy đoàn người đông nên cũng tránh xa. Về sau có một số đoàn buôn nhỏ thấy vậy cũng cùng để nhập bọn để họ tránh những đám c·ướp nhỏ dòm ngó. Đi đường thấy rừng núi hiểm trở không phù hợp cho việc triển khai kỵ binh, Mạnh thấy có thể dựa vào địa thế hiểm yếu này để chống lại kỵ binh của Nguyên Mông. Đi mười ngày vùng rừng núi hiểm trở anh cũng đến được trung tâm Châu Văn Bàn ông Tùng và một viên quan địa phương ra đón đoàn người. Sau khi chỉ dẫn và cho người tiếp nhận vào kho, Mạnh cùng tổng quản vào trong phủ ngồi uống nước. Một lúc sau thì có một lang y đi vào. Ông Tùng nóng ruột hỏi thăm tình hình, viên quan đó trả lời .
-Bệnh nhân có triệu chứng Đau bụng vùng gan, r·ối l·oạn tiêu hóa, sốt cao kèm rét run, chóng mặt, vã mồ hôi. Da tái xanh nổi mề đay. Tôi đoán bị con gì đó chui vào người tôi cho uống thuốc lá đu đủ pha với củ sả nhưng mấy ngày nay không đỡ. Tôi cũng bó tay phiền ngài phải tìm lang y khác.
Ông Tùng lo lắng nói
- Chiêu Văn Vương dặn ta tìm mọi cách giúp cho Trịnh Giác Mật để giữ giao tình, không ngờ việc này khó quá.
Mạnh thấy vậy liền hỏi lý do ông Tùng mới nhớ ra anh đã từng chữa bệnh cho bố mình nên vội kể. Nửa tháng trước con lớn của Trịnh Giác Mật được bố cử vào Thăng Long để làm con tin tăng sự tin tưởng của Triều Đình nhưng Vua Trần Nhân Tông cho về. Nào ngờ về được một hôm thì sốt, rồi đau bụng dữ dội Trịnh Giác Mật vội cho mời thầy mo đến cúng mấy ngày không khỏi, Chiêu Văn Vương biết tin mời lang y nổi tiếng ở kinh thành lên để chữa nhưng đến giờ chưa khỏi. Nếu con Trịnh Giác Mật không qua khỏi thì lúc đó có thể có người sẽ nói xấu Triều Đình đầu độc con Trịnh Giác Mật làm ảnh hưởng quan hệ tốt mà Chiêu Văn Vương mới gây dựng được. Mạnh nghe qua bệnh tình, với kinh nghiệm chuyên gia tư vấn sức khỏe anh đoán người này bị nhiễm sán lá gan đến thời kỳ phát bệnh nặng. Người miền núi thường ăn gỏi, ăn sống rất nhiều có thể vô tình ăn phải con lợn bị nhiễm sán nên đã bị nhiễm sán theo. Sau thời gian ủ bệnh ấu trùng sán đã phát triển và ăn thủng lá gan gây các triệu chứng như người lang y vừa mô tả.
Mạnh quyết định đi cùng ông Tùng vào thăm bệnh nhân, hai người cưỡi ngựa đi về phía bản làng gần đó. Khi đến một ngôi nhà sàn lớn nhất có mấy người dân bản đang cầm giáo đứng gác thì hai người xuống ngựa. Hai người đi lên nhà, trông thấy ông Tùng những người đó đã quen thuộc nên để hai người vào. Vào đến nơi Mạnh thấy một người đàn ông tầm bốn mươi dáng vóc vạm vỡ cổ đeo nhiều vòng bạc đang lo lắng nhìn một người thanh niên nằm trên giường. Người thanh niên đó khoảng hai mươi tuổi đang nằm thiêm th·iếp với nước da tái xanh. Nhìn thấy ông Tùng người đàn ông đó đứng dậy cúi chào, ông Tùng giới thiệu.
-Thưa tộc trưởng đây là cậu Mạnh là học trò phái Quỷ Cốc cũng giỏi về y thuật, cũng từng chữa khỏi bệnh cho bố tôi, hôm nay nhận tiện đi áp tải hàng lên cũng muốn vào thăm tình hình của cậu nhà.
Trịnh Giác Mật gật đầu mời Mạnh đến khám cho con ông. Mạnh đến bên giường đặt tay lên trán thấy đang sốt cao, sờ vùng gan thấy trướng và da có nổi mề đay anh chắc chắn người này bị nhiễm sán lá gan. Anh mở hộp bên người lấy ra năm lọ thuốc chuẩn bị sẵn bao gồm diệp lục thải độc máu, trà thải độc huyết tương, và paraway diệt ký sinh trùng, do bệnh nhân sốt nhiều ngày lên thể lực yếu nên anh cho thêm Omega 3 kháng viêm và bio life C tăng cường protein. Anh dặn kỹ cách uống các loại. Trịnh Giác Mật cẩn thận cho người hầu ghi lại để hàng ngày cho uống. Sau đưa hai người khi ra ngoài Trịnh Giác Mật hỏi.
-Không biết thầy định ở đây chơi trong bao lâu.
-Tầm ba đến năm bữa – Mạnh nói
Trịnh Giác Mật cười.
-Mấy khi thày nên chơi, Mật tôi mời thầy ở đây nửa tháng để có dịp chiêu đãi cám ơn thầy.
Biết Trịnh Giác Mật muốn giữ Mạnh lại để đảm bảo cũng như giữ anh làm con tin nên ông Tùng định tìm cách từ chối nhưng Mạnh nói.
-Vâng ngài đã có lời thì Mạnh tôi cũng tuân theo.
Hàng ngày ngoài việc thăm khám cho bệnh nhân, Mạnh cưỡi ngựa đi chơi ngắm cảnh. Trịnh Giác Mật cũng cho người đi hộ tống và dẫn anh đi chơi các cảnh đẹp vùng Châu Văn Bàn.