Việt Linh

Chương 1: Dịch Chuyển Tức Thời



Chương 1: Dịch chuyển tức thời

“Thành công, thành công rồi, hahaha!”

Tiếng cười vui sướng phát ra từ căn phòng đầy ắp các thiết bị máy móc. Một người thanh niên trong phòng miệng cười không ngớt đang vuốt ve, đi xung quanh một thiết bị kỳ lạ. Nó có hình dạng như khung cửa, xung quanh dây điện chằng chịt. Đặc biệt khoảng trống của khung cửa toả ra ánh sáng trắng xanh cuồn cuộn như khói rất đẹp mắt, nhưng chúng không hề bay ra ngoài, nhìn như người ta tạo khói trong một hộp thuỷ tinh trong suốt. Khung cửa cao tầm 2 mét 3, rộng không đến 2m, có chiều dày hơn nửa mét, được làm bằng kim loại sáng trắng với những dây điện và nút điều chỉnh xung quanh. Bên trên khung cửa có một màn hình với các trị số chi chít.

Sau khi vui cười thoả mãn, người thanh niên lại tiếp tục với các thí nghiệm của mình.

Hắn ta không ngừng điều chỉnh các nút xung quanh khung cửa, lúc này thứ ánh sáng trắng xanh như khói bên trong khung cửa đã biến mất lộ ra bên dưới một cái bệ hình vuông có thể đứng được 2 người.

Lúc này người thanh niên đặt vào bệ vuông một hòn đá nhỏ chừng bằng viên bi. Hít một hơi thật sâu, hắn nhấn vào cái nút bên trái khung cửa, ánh sáng như khói lập tức bao phủ, đồng thời một tiếng bộp phát ra cách đó chừng 5 mét của một vật rơi xuống. Vật kia chính là hòn đá hắn đặt vào bệ vuông dưới khung cửa.

Kỳ lạ là hòn đá không phải bắn ra từ khung cửa như ta cầm ném đi mà là từ không trung xuất hiện rồi rơi xuống. Người thanh niên cầm hòn đá lên xem xét, cảm nhận nhiệt độ vẫn như bình thường, nở một nụ cười thoả mãn rồi quay lại tiếp tục loay hoay điều chỉnh máy.

Lần này hắn bắt một con chuột bạch để làm thí nghiệm.

Trước khi bấm nút, hắn bật điện thoại để theo dõi các camera được lắp khắp trong nhà và xung quanh sân.



Theo dõi kỹ camera và bấm nút máy.

Ánh sáng xanh trong khung cửa sáng lên như lần trước đồng thời trên màng hình camera lắp ngoài sân bỗng xuất hiện hình ảnh con chuột bạch khi nảy, nó hơi ngơ ngác sau đó vụt chạy vào bụi cây gần đó.

Cười to một tiếng, chàng thanh niên tắt máy, bụng đánh ọt một tiếng, hắn vui vẻ đi xuống nhà tìm thức ăn. Lúc này đã hơn 1 giờ chiều, hắn vẫn chưa ăn gì kể từ khi thức dậy lúc 4 giờ sáng.



Chàng thanh niên tên là Nguyễn Long, là một nhà sáng chế tài giỏi từng học tại Đại Học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh. Năm nay mới hai mươi lắm tuổi nhưng đã tạo ra một thiết bị có thể làm chấn động toàn thế giới, thiết bị Dịch Chuyển Tức Thời.

Dịch chuyển tức thời có nghĩa là một sự dịch chuyển theo giả thuyết của vật chất hay năng lượng, từ một điểm này đến một điểm khác mà không cần phải đi qua không gian vật lý giữa chúng. Đây là điều tưởng chừng như chỉ có nơi các tiểu thuyết khoa học giả tưởng hay trong phim ảnh. Tuy nhiên nó hoàn toàn có thể thực hiện được. Trên thế giới đã từng ghi nhận nhiều trường hợp được cho là dịch chuyển tức thời.

Năm 1951, cậu bé Cornelio Closa, học sinh của Trường THCS Zamora ở Manila, Philippnes đang trên đường về nhà cùng bạn học. Trên quãng đường đi, cả hai băng qua một cánh đồng, bỗng Cornelio đứng khựng lại. Bạn học quay lại thì chỉ trong nháy mắt, Cornelio đã hoàn toàn biến mắt, bỏ lại cậu bạn hoang mang và sợ hãi trên cánh đồng. Cậu bạn học vội vàng chạy về nhà Cornelio để báo tin thì thấy bạn mình đã có mặt ở đó từ lúc nào.

Hay như năm 1926, Carlos Mirabelli, một nhà vật lý môi trường và nghiên cứu tâm linh đến từ Sao Paulo, Brazil trong một lần du ngoạn bằng tàu hoả từ thành phố Sao Paulo đến bến cảng Santos cùng một số người bạn liền đột ngột biến mất giữa không trung. Mười lăm phút sau, họ nhận được cuộc gọi từ Mirabelli và biết ông đang tại huyện Sao Vicente, cách nhà ga đến 56 dặm (khoảng 89,6 km). Và khi đến đó, ông nhận ra chỉ mới 2 phút trôi qua kể từ khi ông biến mất khỏi ga tàu ở Sao Paulo.

Nói chung về lý thuyết, với hai điểm bất kỳ trên một tờ giấy, khoảng cách ngắn nhất chắc hẳn là đường thẳng nối hai điểm đó. Người ta gọi đó là đường chim bay. Tuy nhiên nếu chúng ta gập tờ giấy lại để cho hai điểm đó chạm vào nhau, thì chúng ta sẽ có thể du hành từ điểm đầu đến điểm cuối chỉ bằng một bước chân. Đây chính là lỗ sâu, một loại đường tắt trong không-thời gian nối các vị trí trong vũ trụ.

Lỗ sâu chính là một dạng thức của chiều không gian-thời gian khác biệt, ở nơi đó khái niệm không gian và thời gian là khác biệt so với của chúng ta. Tức là nếu có thể tiến nhập vào một chiều không-thời gian khác, thì chúng ta có thể trong tích tắc du hành đến các nơi chốn cách xa hàng triệu dặm.

Tuy trên lý thuyết là thế, nhưng chưa ai thành công trong việc chế tạo ra máy giúp con người dịch chuyển tức thời.



Thuyết bị của Nguyễn Long cũng mới thí nghiệm dịch chuyển vật sống trong phạm vi vài chục mét. Muốn đưa con người đi đến những nơi xa xôi cần một thời gian dài nghiên cứu hoàn thiện. Thế nhưng, Nguyễn Long cũng không có thời gian để làm điều đó, thế giới đang đi đến hồi kết. Chậm thì vài năm, nhanh thì vài tháng, nhân loại sẽ trở về thời kỳ đồ đá.

Từ sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, thế giới dần đi đến sự diệt vong. Các loại bệnh xuất hiện ngày càng nhiều, nền y tế thế giới đã không theo được bước tiến của các virus gây bệnh. Chiến tranh cũng nổ ra liên tục, khởi đầu từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraina dần lan ra khắp thế giới. Vũ khí h·ạt n·hân cũng đã lên sàn, cứ cách vài ngày là có một thành phố bị tiêu diệt, các cường quốc có thể đánh chặng các t·ên l·ửa đạn đạo nhưng phóng xạ h·ạt n·hân thì vô phương cứu chữa.

Ngay tại Việt Nam, biển Đông cũng trở thành chiến trường cho các thế lực xâu xé. Mỗi ngày có hàng trăm n·gười c·hết, hàng ngàn người b·ị t·hương, kinh tế trì trệ, đói kém, d·ịch b·ệnh hoành hành khắp nơi.

Trong tình hình đó, giới khoa học càng kiệt lực làm việc để tìm kiếm những hành tinh có thể chứa sự sống làm nơi ở cho nhân loại.

Hành tinh được nhắm đến là là GJ 357 d, lớn gấp 6,1 lần Trái đất và quay quanh ngôi sao lùn GJ 357 trong chòm sao Hydra. Đây là hành tinh giống Trái đất nằm gần chúng ta nhất khi chỉ cách hệ Mặt trời 31 năm ánh sáng. Với bầu khí quyển dày đặc, hành tinh GJ 357 d có thể duy trì nước ở trạng thái lỏng trên bề mặt. "Siêu" Trái đất có nhiệt độ -64 độ C nhưng có thể ấm hơn nhờ bầu khí quyển dày giúp thoát khỏi tình trạng đóng băng hoàn toàn. Tuy nhiên, việc duy chuyển đến “siêu” Trái đất lại là một vấn đề nan giải.

Nó cách hệ Mặt Trời chỉ khoảng 31 năm sáng. Nghe có vẻ ít, thế nhưng một năm ánh sáng bằng hơn 9,5 ngàn tỷ km trong khi tàu vũ trụ hiện đại nhất của nhân loại chỉ mới đạt tốc độ cao nhất gần 40.000km/h. Còn tàu thăm dò Juno của NASA hiện đang giữ kỷ lục khi được hấp thu lực hấp dẫn khổng lồ của hành tinh giúp nó tăng tốc tới 265.000 km/h.

Để đi được 1 năm ánh sáng với tàu thăm dò đạt vận tốc cao nhất cần hơn 4 ngàn năm còn đi với tàu vũ trụ hiện đại nhất cần đến hơn 27 ngàn năm. Vậy 31 năm ánh sáng đi trong bao lâu, một con số không tưởng.

Do đó, việc di chuyển bằng tàu vũ trụ là bất khả thi. Người ta liền hướng đến cách dịch chuyển tức thời như đã nói.