5 giờ chiều ngày 9 tháng 3, đúng như nhận định cùng phán đoán của cả San thiếu và đám sĩ quan Tây Ban Nha.
Sau khi chờ đợi không thấy thuyền ElCano và thuyền Némésis về thì người Pháp đã cử thuyền tìm kiếm.
Như đã biết ở Đà Nẵng lúc này còn sáu tàu lớn El Cano, Alarme, Dragonne, Avalanche, Némésis, Fusée.
Trong số này, Elcano và Alarme có kích cỡ gần ngang nhau. Có điều Alarme là thuyền buồm thuần, còn Elcano được gắn thêm động cơ hơi nước trợ lực.
Còn lại Dragonne, Avalanche, Némésis, Fusée đều là thuyền buồm cỡ nhỏ. Dù chiều dài chỉ hơn 50m nhưng thợ Đại Nam hiện vẫn chưa đủ trình để đóng loại “đại chiến hạm” này.
Lý do khá đơn giản, lúc này phương Tây đã hoàn toàn đóng thuyền bằng khung thép, kích thước thuyền sẽ không bị giới hạn bởi chiều dài và chất lượng thân gỗ. Điều này dẫn đến việc số tàu lớn ngày càng nhiều hơn và tốt hơn.
Trong ánh hoàng hôn đỏ hồng trên mặt biển , từ phía xa hai chiến hạm Alarme, Dragonne đang từ từ tiến tới. Đại tá Oscaritz dự đoán chính xác, quân Pháp sẽ tung từ một đến hai tàu để tìm kiếm ElCano và Némésis. Bởi lẽ bọn chúng vẫn cần chiến hạm án ngữ sông Hàn , tránh để người Đại Nam bên kia sông tổ chức tập kích bất ngờ.
Alarme, Dragonne đều là thuyền buồm thuần túy, chính vì vậy chúng sẽ mất đi một tầng pháo mạn dùng để bố trí mái chèo.
Đám Tây Ban Nha đã bán đứng người Pháp. Toàn bộ điểm mạnh điểm yếu trong cách bố trí binh lực, đến mọi tình hình liên quan đều được khai sạch sẽ.
Ý tưởng rất đơn giản. Người Tây Ban Nha đã bại và mất hết danh dự, thế nên người Pháp cũng phải nếm mùi mới thỏa đáng. Hai phe cùng thua đủ thấy quân Đại Nam rất mạnh, chứ không phải Tây Ban Nha kém hẳn Pháp về năng lực.
Như vậy viết báo cáo về Hoàng Gia Tây Ban Nha sẽ dễ hơn. Thậm chí hai phe đều thua, nhưng các sĩ quan Tây Ban Nha “mưu trí”, “can trường “ giải cứu toàn bộ lính Tây Ban Nha và một số lính Pháp cướp được tàu chạy thoát. Đó lại là một công lao không hề nhỏ, đúng không?
Cho nên Pháp phải thua và thua đau. Chỉ như vậy đám sĩ quan Tây Ban Nha mới có hi vọng cứu vớt danh dự.
Lòng người đôi khi toàn rắn độc… tâm người đôi khi rất là đen.
San thiếu theo dõi hai chiến hạm Pháp từ phía xa đang từ từ tiến lại gần mà lắc đầu than thở. Pháp – xong thật rồi. Có đồng minh cỡ này, dù có mạnh cỡ nào cũng toi mạng hết.
Qua ống nhòm, người Pháp thấy tàu Elcano bị hỏng nặng, phía mạn phải bị tạc một lỗ lớn thì chúng hết sức kinh ngạc cũng có phần bất an, nhưng rất may mắn nó vẫn trụ được. Trên Boong thuyền quân sĩ Tây Ban Nha dường như vẫn ổn, điều này khiến người Pháp yên tâm mà tiếp cận.
Thật ra thứ mà người Pháp nhìn thấy không phảo sự thật. Sĩ quan thì đúng là người Tây Ban Nha nhưng lính tráng trên Boong lại là Trần gia quân giả dạng.
Lính Tây Ban Nha không phải thuần người Tây Dương, phần lớn lại là lính Philippines thuộc địa. Vì lẽ đó, không khó để quân của Cán Gàn có thể đóng giả bọn họ, rất khó để phân biệt.
Trong số 450 quân Tây Ban Nha tham chiến lần này, có đến 270 người là lính Phi Luật Tân (Philippines). Gần 200 người còn lại chủ yếu là bác sĩ, thợ máy, kỹ sư, sĩ quan….
Trong trận kịch chiến mấy tiếng trước, quân Tây Ban Nha chết khá nhiều, nhưng toàn là lính Philipines. Chỉ có vài lính Tây Ban Nha “chính gốc” đen đủi bị thương.
Không bao lâu thì tàu Alarme đã tới rất gần ElCano và thả thuyền nhỏ lại gần thăm dò.
“ Thưa ngài Trung tá. Chuyện gì xảy ra? Tại sao chiến Hạm Tây Ban Nha lại tổn hại kinh khủng như vậy , Némésis đâu?”
Kẻ lên tiếng là một sĩ quan hải quân Pháp, cấp bậc Trung úy. Giọng điệu sặc mùi chất vấn, không thân thiện chút nào,
“ Đại Uý Thomas, xin hãy bớt giọng điệu truy vấn một cách thiếu lịch sự đó. Chúng tôi đã phải rất vất vả chiến đấu với đám giặc – mà các anh gọi là “Đồng minh thân cận”. Đây chính là lỗi bất cẩn của người Pháp. Tôi chắc chắn sẽ viết báo cáo tường trình lên hội đồng cấp cao hai bên”
Tay Trung Tá Tây Ban Nha cũng không phải dạng vừa. Bằng ngữ khí đanh thép hắn dập tắt ý đồ lên mặt của người Pháp.
Quân Pháp và Tây Ban Nha thái độ với nhau không tốt lắm thì phải?
Ha ha, tốt được mới lạ. Người Pháp, hay chính xác là Giám mục Pellerin, cố vấn chính trị quân sự Pháp hứa hẹn đủ điều. Nào là chỉ cần liên quân tấn công Đà Nẵng, thì giáo dân sẽ nổi dậy ủng hội, cung cấp người dẫn đường, lương thực v.v…
Thêm vào đó, gã Giám mục miêu tả quân Đại Nam giống như thổ dân Nam Mỹ ở thế kỷ 16-17 vậy. Điều này thực ra là võ đoán, tuy quân triều đình bết bát nhưng không tới mức gã này đồn thổi ?
Bởi nhận định sai lầm, khiến cho liên quân không chuẩn bị được đúng và đủ cho nên bị kẹt lại Đà Nẵng mấy tháng.
Tây Ban Nha tham chiến là do nghe người Pháp dụ, cảm thấy dễ dàng kiếm lợi cho nên tham dự với tư cách hỗ trợ cùng đánh xì dầu. Về cơ bản khá giống với mô hình “trợ quyền” trong giới giang hồ của Cán Gàn.
Có thể coi đám thực dân châu Âu ở Đông Á là “đại giang hồ” cũng được. Hắc Bang Pháp Quốc muốn chiếm Đại Nam Phái, nhưng ăn một mình hơi khó nhằn nên mời Hắc Bang Tây Ban Nha xuất thủ tương trợ.
Tương tự như Anh Quốc đang chiến tranh Nha phiến lần hai với Đại Thanh cũng sẽ mời Nga, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha “vào sới”… mỗi ông Đức vẫn bị bọn này ném một bên lủi thủi không ai chơi cùng.
“ Trợ quyền” trong thế giới giang hồ của Cán Gàn hay thế giới Tư Bản Thực Dân đều như nhau.
Nếu mọi chuyện hanh thông êm đẹp, bọn “ăn hôi” sẽ sấn sổ nhao vào chiếm lợi. Ngược lại, khi khó khăn đám bọn chúng lại đùn đẩy né tránh, cốt đá bóng lại cho “chính chủ” ra mặt. Đây chính là đặc điểm chung của bọn khốn này rồi
Cho nên khi ở Đà Nẵng khó tiến, của cải thì chẳng cướp được, lại còn liểng xiểng vì bệnh dịch, đám người Tây Ban Nha không lộ ra mặt tiêu cực thì hơi bất thường.
Bọn Tây Ban Nha không tích cực tham chiến, đổ quân lên bộ thì lại càng không. Chiêu duy nhất là dùng pháo trên thuyền bắn phá các công sự và gửi quân “bảo vệ” đại doanh ở Bãi Tiên Sa – nơi mà ai cũng biết quân Đại Nam chẳng dám bén mảng tới.
Người Pháp ngứa mắt thái độ lồi lõm này lâu rồi. Người Tây Ban Nha thì đổ lỗi do Pháp đưa tin tình báo sai làm liên quân gặp trở ngại. Chính vì vậy hai bên có thể “huynh đệ keo sơn” với nhau mới lạ đó.
Những báo cáo gửi về mẫu quốc của hai bên hầu như chẳng có mấy lời thiện ý hay khen ngợi gì hết, toàn là phàn nàn với lại chỉ trích lẫn nhau thôi. Chuyện hai bên đấu khẩu như lúc này là chuyện thường ngày rồi.
“ Trung Tá Oscaritz , giờ đây không phải lúc chúng ta đổ lỗi hay hục hặc với nhau. Xin hãy cho tôi biết tình huống cụ thể của các ngài , và tàu Némésis đang ở đâu?”
Tên trung úy người Pháp hạ giọng, hắn cảm thấy Oscaritz thực sự cáu giận nên cũng không muốn làm lớn chuyện thêm.
“ Đơn giản nhóm hải hặc người Hoa chuyên buôn gạo cho chúng ta bất ngờ phản bội, lý do thì tôi chưa rõ, nhưng bọn chúng đã lợi dụng lúc vận tải lương thực lên thuyền ElCano mà cho nổ ba ụ pháo của chúng tôi bằng bộc phá....
“ Quân Tây Ban Nha đã anh dũng chiến đấu với một số lượng quân địch đông đảo hơn nhiều lần và đánh bật chúng ra đồng thời giết chết rất nhiều hải tặc “
“ Thuyền ElCano không còn khả năng di chuyển do vụ nổ phá hủy động cơ của chúng tôi. Némésis truy đuổi tàn dư hải tặc về phía đảo chính ...
“ Chúng tôi yêu cầu được hỗ trợ gấp thuyên chuyển thương binh về căn cứ, thuyền của chúng tôi không còn khả năng di chuyển trong thời gian một hai ngày... đồng thời cần một số quân Pháp nhất định giúp đỡ phòng thủ ElCano tại chỗ này”
Oscaritz tuôn một tràng nhưng không có ý nào thừa, rõ ràng mạch lạc – đi vào chi tiết quá nhiều rất dễ lộ sơ hở. Kỹ năng trình bày của sĩ quan chuyên nghiệp có khác.
Sau khi nắm rõ tình hình, gã người Pháp quay lại báo cáo thượng cấp xin chỉ thị.
Nhóm Sĩ quan chỉ huy bàn bạc một lúc, rồi quyết định cử tàu Dragonne mau tới Cù Lao Chàm hỗ trợ Némésis. Tàu Alarme sẽ ở lại với Elcano giúp vận chuyển thương binh, và gửi một ít lính Pháp qua để tăng viện. Lý do một phần liên quan đến nhân lực.
Chiến hạm Alarme to lớn nhưng tốc độ chậm, không thích hợp chạy nhanh để hỗ trợ Némésis. Vấn đề số lượng nhân lực lại là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định này.
Tàu Alarme cần quá nhiều người để có hiệu quả chiến đấu tốt. Trong khi đó Dragonne nhỏ nhẹ , cần ít thủy thủ hơn và vẫn dư sức đàn áp hải tặc.
Chiến hạm này được tăng cường 35 thủy thủ rồi nhanh chóng nhằm đảo chính Cù Lao Chàm thằng tiến. Còn Alarme thì gửi sang tàu Elcano thêm 40 lính, nhận lại một cơ số “thương binh”.
Người Pháp có nằm mơ cũng không biết rằng bọn họ đã bị phản bội. Những bộ óc giàu sức tưởng tượng nhất cũng không lường được việc người Tây Ban Nha lại bắt tay với quân Đại Nam, cốt để chơi Pháp một vố.
Siêu Phẩm truyện Bóng Đá Việt Nam. Main lý trí, chịu khó. Hack không quá bá, cần rèn luyện mới có thể thành tài. Main hiện chuẩn bị sang Bundesliga. Cam đoan chất lượng nhảy hố. Mời bạn đón đọc
Sau khi chờ đợi không thấy thuyền ElCano và thuyền Némésis về thì người Pháp đã cử thuyền tìm kiếm.
Như đã biết ở Đà Nẵng lúc này còn sáu tàu lớn El Cano, Alarme, Dragonne, Avalanche, Némésis, Fusée.
Trong số này, Elcano và Alarme có kích cỡ gần ngang nhau. Có điều Alarme là thuyền buồm thuần, còn Elcano được gắn thêm động cơ hơi nước trợ lực.
Còn lại Dragonne, Avalanche, Némésis, Fusée đều là thuyền buồm cỡ nhỏ. Dù chiều dài chỉ hơn 50m nhưng thợ Đại Nam hiện vẫn chưa đủ trình để đóng loại “đại chiến hạm” này.
Lý do khá đơn giản, lúc này phương Tây đã hoàn toàn đóng thuyền bằng khung thép, kích thước thuyền sẽ không bị giới hạn bởi chiều dài và chất lượng thân gỗ. Điều này dẫn đến việc số tàu lớn ngày càng nhiều hơn và tốt hơn.
Trong ánh hoàng hôn đỏ hồng trên mặt biển , từ phía xa hai chiến hạm Alarme, Dragonne đang từ từ tiến tới. Đại tá Oscaritz dự đoán chính xác, quân Pháp sẽ tung từ một đến hai tàu để tìm kiếm ElCano và Némésis. Bởi lẽ bọn chúng vẫn cần chiến hạm án ngữ sông Hàn , tránh để người Đại Nam bên kia sông tổ chức tập kích bất ngờ.
Alarme, Dragonne đều là thuyền buồm thuần túy, chính vì vậy chúng sẽ mất đi một tầng pháo mạn dùng để bố trí mái chèo.
Đám Tây Ban Nha đã bán đứng người Pháp. Toàn bộ điểm mạnh điểm yếu trong cách bố trí binh lực, đến mọi tình hình liên quan đều được khai sạch sẽ.
Ý tưởng rất đơn giản. Người Tây Ban Nha đã bại và mất hết danh dự, thế nên người Pháp cũng phải nếm mùi mới thỏa đáng. Hai phe cùng thua đủ thấy quân Đại Nam rất mạnh, chứ không phải Tây Ban Nha kém hẳn Pháp về năng lực.
Như vậy viết báo cáo về Hoàng Gia Tây Ban Nha sẽ dễ hơn. Thậm chí hai phe đều thua, nhưng các sĩ quan Tây Ban Nha “mưu trí”, “can trường “ giải cứu toàn bộ lính Tây Ban Nha và một số lính Pháp cướp được tàu chạy thoát. Đó lại là một công lao không hề nhỏ, đúng không?
Cho nên Pháp phải thua và thua đau. Chỉ như vậy đám sĩ quan Tây Ban Nha mới có hi vọng cứu vớt danh dự.
Lòng người đôi khi toàn rắn độc… tâm người đôi khi rất là đen.
San thiếu theo dõi hai chiến hạm Pháp từ phía xa đang từ từ tiến lại gần mà lắc đầu than thở. Pháp – xong thật rồi. Có đồng minh cỡ này, dù có mạnh cỡ nào cũng toi mạng hết.
Qua ống nhòm, người Pháp thấy tàu Elcano bị hỏng nặng, phía mạn phải bị tạc một lỗ lớn thì chúng hết sức kinh ngạc cũng có phần bất an, nhưng rất may mắn nó vẫn trụ được. Trên Boong thuyền quân sĩ Tây Ban Nha dường như vẫn ổn, điều này khiến người Pháp yên tâm mà tiếp cận.
Thật ra thứ mà người Pháp nhìn thấy không phảo sự thật. Sĩ quan thì đúng là người Tây Ban Nha nhưng lính tráng trên Boong lại là Trần gia quân giả dạng.
Lính Tây Ban Nha không phải thuần người Tây Dương, phần lớn lại là lính Philippines thuộc địa. Vì lẽ đó, không khó để quân của Cán Gàn có thể đóng giả bọn họ, rất khó để phân biệt.
Trong số 450 quân Tây Ban Nha tham chiến lần này, có đến 270 người là lính Phi Luật Tân (Philippines). Gần 200 người còn lại chủ yếu là bác sĩ, thợ máy, kỹ sư, sĩ quan….
Trong trận kịch chiến mấy tiếng trước, quân Tây Ban Nha chết khá nhiều, nhưng toàn là lính Philipines. Chỉ có vài lính Tây Ban Nha “chính gốc” đen đủi bị thương.
Không bao lâu thì tàu Alarme đã tới rất gần ElCano và thả thuyền nhỏ lại gần thăm dò.
“ Thưa ngài Trung tá. Chuyện gì xảy ra? Tại sao chiến Hạm Tây Ban Nha lại tổn hại kinh khủng như vậy , Némésis đâu?”
Kẻ lên tiếng là một sĩ quan hải quân Pháp, cấp bậc Trung úy. Giọng điệu sặc mùi chất vấn, không thân thiện chút nào,
“ Đại Uý Thomas, xin hãy bớt giọng điệu truy vấn một cách thiếu lịch sự đó. Chúng tôi đã phải rất vất vả chiến đấu với đám giặc – mà các anh gọi là “Đồng minh thân cận”. Đây chính là lỗi bất cẩn của người Pháp. Tôi chắc chắn sẽ viết báo cáo tường trình lên hội đồng cấp cao hai bên”
Tay Trung Tá Tây Ban Nha cũng không phải dạng vừa. Bằng ngữ khí đanh thép hắn dập tắt ý đồ lên mặt của người Pháp.
Quân Pháp và Tây Ban Nha thái độ với nhau không tốt lắm thì phải?
Ha ha, tốt được mới lạ. Người Pháp, hay chính xác là Giám mục Pellerin, cố vấn chính trị quân sự Pháp hứa hẹn đủ điều. Nào là chỉ cần liên quân tấn công Đà Nẵng, thì giáo dân sẽ nổi dậy ủng hội, cung cấp người dẫn đường, lương thực v.v…
Thêm vào đó, gã Giám mục miêu tả quân Đại Nam giống như thổ dân Nam Mỹ ở thế kỷ 16-17 vậy. Điều này thực ra là võ đoán, tuy quân triều đình bết bát nhưng không tới mức gã này đồn thổi ?
Bởi nhận định sai lầm, khiến cho liên quân không chuẩn bị được đúng và đủ cho nên bị kẹt lại Đà Nẵng mấy tháng.
Tây Ban Nha tham chiến là do nghe người Pháp dụ, cảm thấy dễ dàng kiếm lợi cho nên tham dự với tư cách hỗ trợ cùng đánh xì dầu. Về cơ bản khá giống với mô hình “trợ quyền” trong giới giang hồ của Cán Gàn.
Có thể coi đám thực dân châu Âu ở Đông Á là “đại giang hồ” cũng được. Hắc Bang Pháp Quốc muốn chiếm Đại Nam Phái, nhưng ăn một mình hơi khó nhằn nên mời Hắc Bang Tây Ban Nha xuất thủ tương trợ.
Tương tự như Anh Quốc đang chiến tranh Nha phiến lần hai với Đại Thanh cũng sẽ mời Nga, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha “vào sới”… mỗi ông Đức vẫn bị bọn này ném một bên lủi thủi không ai chơi cùng.
“ Trợ quyền” trong thế giới giang hồ của Cán Gàn hay thế giới Tư Bản Thực Dân đều như nhau.
Nếu mọi chuyện hanh thông êm đẹp, bọn “ăn hôi” sẽ sấn sổ nhao vào chiếm lợi. Ngược lại, khi khó khăn đám bọn chúng lại đùn đẩy né tránh, cốt đá bóng lại cho “chính chủ” ra mặt. Đây chính là đặc điểm chung của bọn khốn này rồi
Cho nên khi ở Đà Nẵng khó tiến, của cải thì chẳng cướp được, lại còn liểng xiểng vì bệnh dịch, đám người Tây Ban Nha không lộ ra mặt tiêu cực thì hơi bất thường.
Bọn Tây Ban Nha không tích cực tham chiến, đổ quân lên bộ thì lại càng không. Chiêu duy nhất là dùng pháo trên thuyền bắn phá các công sự và gửi quân “bảo vệ” đại doanh ở Bãi Tiên Sa – nơi mà ai cũng biết quân Đại Nam chẳng dám bén mảng tới.
Người Pháp ngứa mắt thái độ lồi lõm này lâu rồi. Người Tây Ban Nha thì đổ lỗi do Pháp đưa tin tình báo sai làm liên quân gặp trở ngại. Chính vì vậy hai bên có thể “huynh đệ keo sơn” với nhau mới lạ đó.
Những báo cáo gửi về mẫu quốc của hai bên hầu như chẳng có mấy lời thiện ý hay khen ngợi gì hết, toàn là phàn nàn với lại chỉ trích lẫn nhau thôi. Chuyện hai bên đấu khẩu như lúc này là chuyện thường ngày rồi.
“ Trung Tá Oscaritz , giờ đây không phải lúc chúng ta đổ lỗi hay hục hặc với nhau. Xin hãy cho tôi biết tình huống cụ thể của các ngài , và tàu Némésis đang ở đâu?”
Tên trung úy người Pháp hạ giọng, hắn cảm thấy Oscaritz thực sự cáu giận nên cũng không muốn làm lớn chuyện thêm.
“ Đơn giản nhóm hải hặc người Hoa chuyên buôn gạo cho chúng ta bất ngờ phản bội, lý do thì tôi chưa rõ, nhưng bọn chúng đã lợi dụng lúc vận tải lương thực lên thuyền ElCano mà cho nổ ba ụ pháo của chúng tôi bằng bộc phá....
“ Quân Tây Ban Nha đã anh dũng chiến đấu với một số lượng quân địch đông đảo hơn nhiều lần và đánh bật chúng ra đồng thời giết chết rất nhiều hải tặc “
“ Thuyền ElCano không còn khả năng di chuyển do vụ nổ phá hủy động cơ của chúng tôi. Némésis truy đuổi tàn dư hải tặc về phía đảo chính ...
“ Chúng tôi yêu cầu được hỗ trợ gấp thuyên chuyển thương binh về căn cứ, thuyền của chúng tôi không còn khả năng di chuyển trong thời gian một hai ngày... đồng thời cần một số quân Pháp nhất định giúp đỡ phòng thủ ElCano tại chỗ này”
Oscaritz tuôn một tràng nhưng không có ý nào thừa, rõ ràng mạch lạc – đi vào chi tiết quá nhiều rất dễ lộ sơ hở. Kỹ năng trình bày của sĩ quan chuyên nghiệp có khác.
Sau khi nắm rõ tình hình, gã người Pháp quay lại báo cáo thượng cấp xin chỉ thị.
Nhóm Sĩ quan chỉ huy bàn bạc một lúc, rồi quyết định cử tàu Dragonne mau tới Cù Lao Chàm hỗ trợ Némésis. Tàu Alarme sẽ ở lại với Elcano giúp vận chuyển thương binh, và gửi một ít lính Pháp qua để tăng viện. Lý do một phần liên quan đến nhân lực.
Chiến hạm Alarme to lớn nhưng tốc độ chậm, không thích hợp chạy nhanh để hỗ trợ Némésis. Vấn đề số lượng nhân lực lại là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định này.
Tàu Alarme cần quá nhiều người để có hiệu quả chiến đấu tốt. Trong khi đó Dragonne nhỏ nhẹ , cần ít thủy thủ hơn và vẫn dư sức đàn áp hải tặc.
Chiến hạm này được tăng cường 35 thủy thủ rồi nhanh chóng nhằm đảo chính Cù Lao Chàm thằng tiến. Còn Alarme thì gửi sang tàu Elcano thêm 40 lính, nhận lại một cơ số “thương binh”.
Người Pháp có nằm mơ cũng không biết rằng bọn họ đã bị phản bội. Những bộ óc giàu sức tưởng tượng nhất cũng không lường được việc người Tây Ban Nha lại bắt tay với quân Đại Nam, cốt để chơi Pháp một vố.
Siêu Phẩm truyện Bóng Đá Việt Nam. Main lý trí, chịu khó. Hack không quá bá, cần rèn luyện mới có thể thành tài. Main hiện chuẩn bị sang Bundesliga. Cam đoan chất lượng nhảy hố. Mời bạn đón đọc