Vương Mệnh

Chương 392: 392





Phanh chử (nấu luộc) : dùng một cái nồi, vạc hoặc chum lớn, xung quanh chất đầy than hồng, rồi bỏ phạm nhân vào bên trong.

Người ngoan cố đến đâu cũng không chịu nổi hình phạt này.

Điển tích ‘Thỉnh quân nhập ủng’ : thời Vũ Tắc Thiên có hai vị hình quan là Chu Hưng và Lai Tuấn Thuần, nổi danh tàn ác, hàng vạn người đã chết oan dưới tay hai người bọn họ.

Có một lần, Chu Hưng bị tố cáo cùng người khác mưu phản.

Vũ Tắc Thiên phái Lai Tuấn Thuần thẩm tra, và còn định thời hạn điều tra.

Lai Tuấn Thuần quan hệ với Chu Hưng rất tốt, nên rất bối rối.

Ông ta suy nghĩ nhiều ngày, cuối cùng đã nghĩ ra một kế.

Một hôm, Lai Tuấn Thuần cố ý mời Chu Hưng đến nhà chơi.

Hai người uống rượu nói chuyện.

Lai Tuấn Thuần giả vờ mặt mày buồn bã, than thở với Chu Hưng : “Ai ! Gần đây ta thẩm vấn phạm nhân mãi mà không có kết quả, muốn thỉnh giáo lão huynh, không biết có tân tuyệt chiêu nào không ?” Chu Hưng bình thường nghiên cứu nhiều về hình cụ, nên nói với vẻ đắc ý : “Ta gần đây có phát minh một phương pháp mới, không sợ phạm nhân không chịu khai.

Dùng một cái ủng (chum) lớn, bốn phía chất đầy than hồng, rồi bỏ phạm nhân vào bên trong.

Dù kẻ ngoan cố đến mấy cũng không chịu nổi hình phạt đó”.

Lai Tuấn Thuần liền sai người làm y như thế, sau đó đứng dậy, sa sầm nét mặt, nói với Chu Hưng : “Có người tố cáo ông mưu phản, Thái hậu sai ta thẩm vấn ông.

Nếu như ông không thành thật cung khai, ta chỉ đành mời ông vào trong cái ủng này”.


Chu Hưng nghe nói, kinh khủng thất sắc, biết rằng tai kiếp nan đào, chỉ đành cung khai nhận tội.
Cung hình (hoạn) : người Tàu khi hoạn coi trọng rất nhiều thứ.

Đầu tiên cần dùng dây thừng cột chặt ‘tiểu đệ đệ’ lại, khiến cho máu huyết không lưu thông, để cho hư mất, sau đó mới dùng đao bén cắt đứt.

Đến lúc cắt xong còn phải dùng tro nhang bôi lên để ngăn máu chảy, rồi dùng lông ngỗng cắm vào ‘niệu đạo’.

Chờ sau vài ngày, rút lông ngỗng ra, nếu thông thì thành công.

Còn nếu không thông, ‘làm việc nhỏ’ không được, thì chết.

Do vậy mà thái giám thường được tuyển từ khi còn nhỏ.

Danh nhân bị cung hình gồm có Tư Mã Thiên (sau vì phẫn uất mà hoàn thành ‘Sử Ký’, phê phán nhiều chính lệnh của nhà Hán) và Trịnh Hòa (cha Trịnh Hòa là quan của Mông Cổ ở Vân Nam, quân Minh đánh Vân Nam, bắt được Trịnh Hòa, lúc đó mới 10 tuổi, bị hoạn làm thái giám).

Trong truyện “Bạch Hổ Tinh Quân” của Ưu lão gia, Diệu Thủ Thần Cơ Tư Mã Vy bị Hoài Âm Vương hoạn vì thất lễ với ái phi của Hoài Nam Vương lúc chữa bệnh.
Ngoạt hình (chặt chân) : có nhiều thuyết khác nhau.

Có thuyết cho là chặt ngang đầu gối, có thuyết bảo chặt đứt bàn chân, cũng có người bảo cắt đứt xương đầu gối.

Tôn Tẫn thời Chiến Quốc bị Bàng Quyên hãm hại, bị xử hình phạt này.

Nghe nói trước đó ông ta tên là Tôn Tân, sau khi thọ hình, cải thành Tôn Tẫn.
Sáp châm : dùng kim châm đâm vào móng tay, ‘thập chỉ liên tâm’, sẽ rất đau đớn.

Thường áp dụng với nữ phạm nhân.
Hoạt mai (chôn sống) : chiến tranh thường dùng, vì đơn giản, nhanh chóng.


Hoạt mai trong chiến tranh thường bắt tù binh tự đào hố, rồi xô tù binh xuống đó, lấp đất lại.

Quân Pol Pot ở Campuchia cũng dùng cách này để giết nhân dân.

Nghe nói chủ trương của Pol Pot lúc đó là : nước Campuchia còn nghèo, không nuôi nổi 10 triệu dân, vậy thì giết bớt, chỉ còn lại 3, 4 triệu dân, tất nước sẽ giàu lên.
Chậm độc (rượu độc) : có lẽ đây là hình phạt tương đối nhân đạo nhất trong số các ‘khốc hình’, thường dùng khi vua ‘tứ tử’ cho đại thần làm trái ý vua.

Trong ‘tam ban triều điển’ có hình phạt này.
Côn hình : còn gọi là mộc thung hình.

Ở đây không phải dùng côn đánh chết người, mà là dùng thanh mộc côn trực tiếp đóng vào trong miệng phạm nhân, xuyên qua cổ họng, xuống dạ dày, đâm thủng cả ruột, khiến phạm nhân rất đau đớn.

Chính sử không thấy ghi chép lại có ai bị hình phạt này.

Bất quá trong ‘Hiệp Khách Hành’ của Kim lão gia có tả, còn có mỹ danh là ‘Khai khẩu tiếu’.
Cứ cát (cưa xẻ) : dùng cưa sắt cưa chết người, thảm trạng tương đương với lăng trì, bác bì.

Trong các hình phạt ở địa ngục cũng có hình phạt này.

Ở nhân gian thì trong ‘Ngô thư.

Tôn Hạo truyện’ có chép : “thời Tam quốc, Ái thiếp của Ngô đế Tôn Hạo sai cận thị ra chợ cướp đoạt tài vật của bách tính.

Quản lý chợ là Trung lang tướng Trần Thanh, nguyên là sủng thần của Tôn Hạo, bắt kẻ cướp đoạt đó hành hình.

Ái thiếp báo cho Tôn Hạo biết.


Tôn Hạo nổi giận, mượn chuyện khác bắt Trần Thanh, sai vũ sĩ đốt nóng cưa sắt, rồi cưa đứt đầu Trần Thanh.”
Đoạn chuy (chặt đứt, đập nát xương cột sống) : khi một người thù hận người khác đến cực điểm, thường muốn đập nát xương cột sống của kẻ thù.

Đập nát xương cột sống thực sự là một hành vi rất hả giận, bởi vì xương cột sống mà bị đập nát, mảnh xương cắm vào phổi, rất đau đớn.

Đây là hình phạt quan trọng của Trung Hoa khốc hình.

Trọng thần Điên Hiệt của Cơ Trọng Nhĩ nước Tấn thời Xuân Thu vì đến dự triều hội trễ mà bị xử hình phạt này, mặc dù trước đó có công phò tá khi Cơ Trùng Nhĩ còn lưu vong ở nước ngoài.

Sĩ đại phu nước Tấn rất sợ hãi.
Quán duyên (uống chì) : nung chảy chì rồi bắt phạm nhân uống.

Địa ngục và nhân gian đều có loại khốc hình này.

Thời Hán, vương hậu của Hán Xuyên Vương Lưu Khứ ghen với một vị sủng thiếp khác tên là Vinh Ái, liền nói với Hán Xuyên Vương : “Vinh Ái khi nhìn người khác, thần sắc không bình thường, chắc là có tư tình với ai”.

Hán Xuyên Vương tin thật, khi thấy Vinh Ái thêu hoa trên y phục, tức giận giành lấy y phục ném vào lửa.

Vinh Ái sợ hãi, nhảy xuống giếng tự tử nhưng không chết.

Hán Xuyên Vương đánh đập Vinh Ái bắt khai nhận tư tình với ai.

Vinh Ái chịu hình không nổi, khai nhận có gian tình với y sư.

Hán Xuyên Vương đại nộ, trói Vinh Ái vào cột, dùng chủy thủ đốt nóng móc mắt, rồi cắt thịt trên hai chân, sau đó dùng chì nóng chảy đổ vào miệng, hành hạ Vinh Ái cho đến chết.

Ngoài hình phạt ‘quán duyên’ còn có ‘quán tích’ (kẽm), ‘quán đồng’ cũng tương tự.
Sơ tẩy (chải đầu rửa mặt) : đây không phải chỉ việc chải đầu rửa mặt của mọi người thường ngày, mà là một hình phạt rất khủng bố.

Đầu tiên, dùng nước sôi đổ lên người phạm nhân cho da thịt bị phỏng.


Sau đó dùng bàn chải sắt chải qua chải lại trên người, bóc ra từng mảnh từng mảnh thịt, cho đến khi lộ đến xương, giống như đầu bếp, nội trợ dùng dao bào bào đu đủ, củ cải vậy.

Người phát minh hình phạt này chính là Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.

Theo ‘Thánh quân sơ chính ký’ : “khi hành hình, quái tử thủ cởi hết y phục phạm nhân, đặt nằm lên trên giường sắt, rồi múc nước sôi đổ lên người vài lần, sau đó mới dùng bàn chải sắt chải da thịt trên người, giống như dân gian khi mổ heo dùng nước sôi đổ lên rồi cạo lông vậy, cho đến khi chải hết da thịt, chỉ còn lại xương.

Thường thì phạm nhân không chờ đến khi hành hình xong mà đã chết từ trước đó”.
Đạn tỳ bà (đàn tỳ bà) : đơn giản, dễ làm.

Ở đây không chỉ đàn tỳ bà trong âm nhạc, mà dùng đao nhọn cắt đứt xương tỳ bà (xương bả vai), xương sườn từng đoạn từng đoạn một.

Bắt đầu xuất hiện từ thời Minh.
Trừu tràng (moi ruột) : Bắt đầu từ thời Chu Nguyên Chương.

Cụ thể là treo một thanh gỗ thẳng trên cao, hai đầu treo hai sợi dây thừng, một sợi dây thừng cột vào lưỡi câu sắt, sợi kia cột vào khối đá lớn, giống như chiếc cân đòn cỡ lớn.

Lưỡi câu sắt bị móc vào hậu môn của phạm nhân, móc vào đầu ruột ở phía trong.

Sau đó lại kéo khối đá bên kia xuống dưới.

Cứ như thế, lưỡi câu sắt bị kéo lên trên, ruột của nạn nhân bị kéo ra ngoài, treo lơ lửng thành một đoạn thẳng.

Phạm nhân đau đớn gào thét một lúc, rồi khí tuyệt thân vong.

Thời Minh mạt, Trương Hiến Trung bắt được quan lại Minh triều, cũng đem ra xử theo cách tương tự, nhưng khác ở chỗ lưỡi câu sắt cột vào ngựa, rồi đánh ngựa cho chạy đi, kéo ruột ra, càng kéo càng dài, cho đến khi đứt hẳn.
Kỵ mộc lư (cưỡi lừa gỗ) : thời xưa dùng để trừng phạt gian phu dâm phụ.

Thời Minh mạt, hình phạt như sau : đóng một thanh gỗ tròn thẳng đứng, trói phạm nhân treo lên, đặt trên đỉnh thanh gỗ, sao cho thanh gỗ đâm vào âm đạo hoặc hậu môn, sau đó thả dây, để phạm nhân rơi xuống, cuối cùng bị thanh gỗ đâm xuyên qua miệng mũi, thường thì phải vài ngày sau mới chết.
Mãn Thanh Thập đại khốc hình thật là khủng bố, xem ra ‘tinh hoa văn hiến’ của Hoa Hạ thật lợi hại, ngay cả hình phạt cũng diễn biến thành nghệ thuật.

Xem xong những thông tin đó, Giang Phong chợt cảm thấy tâm tình khó chịu, cũng không muốn ăn uống gì nữa, đành rời mạng, rồi giở xem báo cáo từ các công ty.