Xuyên Đến Nữ Tôn Quốc

Chương 1: Xuyên qua



Trong lúc mơ hồ tỉnh dậy, đầu rất đau, Hiểu Linh không kiềm chết khẽ rên một tiếng, thầm nghĩ: “chết tiệt, chỉ một cơn sốt thôi mà, có cần đau đầu đến vậy không?”

-     Thê chủ… ngài tỉnh rồi sao?

-     Tỷ tỷ…. người tỉnh?

Trong âm thanh của những người đó pha lẫn giữa sợ hãi và vui mừng. Hiểu Linh nhíu mày: “cái gì mà thê chủ, tỷ tỷ…”. Cố chống đỡ cảm giác mí mắt nặng trịch, Hiểu Linh chậm rãi mở mắt ra. Đập vào mắt cô lúc này là mái nhà bằng vài cây gỗ thô và phủ bằng rơm rạ, đôi chỗ có thể nhìn thấy cả ánh nắng chiếu xuống. Đầu óc chưa kịp định thần xem bản thân đang tỉnh hay đang mơ thì tiếng quỳ gối bùm bùm vang ngay bên cạnh khiến Hiểu Linh nghiêng mặt về phía tiếng động.

-     Cầu thê chủ tha ta một lần… ta thực không phải cố ý...  cố ý lấy vật đánh ngài… cầu ngài… tha ta… đừng đánh chết ta…”

-     Tỷ tỷ, cầu người đừng bán huynh đệ chúng ta, chúng ta có thể làm nông, chúng ta sẽ chăm chỉ giúp người kiếm tiền… cầu người… đừng bán chúng ta a…

Hiểu Linh hai mắt mở lớn. Chuyện gì đang sảy ra vậy, không thể nào, hẳn là mơ đi? Cô chỉ bị cảm sốt một trận xin nằm nghỉ ở phòng trọ. Đột nhiên tỉnh dậy lại là quang cảnh lạ lùng này. Nhắm mắt lại, tay cấu vào đùi mình một cái thật đau để tỉnh lại nhưng sao mở mắt ra vẫn là cảnh ấy, con người ấy. Này không phải cô xuyên không chứ? Cơn đau đầu ập tới làm Hiểu Linh vô thức đưa tay lên day day thái dương. Đầu cô khi nào thì bị băng bó rồi? Đưa bàn tay ra trước mặt, cô nhận rõ đây chắc chắn không phải tay của mình. Bản thân cô từ nhỏ sống trong một gia đình tầm trung buôn bán nhỏ, không phải làm ruộng. Khi đi làm lại là một kế toán viên, tay chỉ dùng nhiều cho bàn phím. Nên không thể nào thô và có những vết chai như vậy. Chết tiệt. Cô xuyên qua như mấy câu truyện thỉnh thoảng ngồi văn phòng cô vẫn đọc giải sầu sao? Hơn nữa còn là nhà nông. Tiếng khóc lóc, cầu xin của mấy người một lần nữa phá tan suy nghĩ miên man của Hiểu Linh và kéo cô về thực tại. Đánh mắt nhìn xuống, 3 người con trai đó vẫn quỳ mọp bên dưới, dập đầu khóc lóc. Lấy hết sức mình, Hiểu Linh nói: 

-     Mấy người đứng dậy hết đi….

Ba nam tử ngừng đụng đầu, ngước nhìn lên. Lúc này Hiểu Linh mới nhìn kỹ được bọn họ một chút. Một nam tử lớn nhất chừng 15, 16 tuổi, dáng bộ thanh tú, nhu nhược, cả người gầy yếu, gương mặt chỗ xanh chỗ tím, đôi mắt lộ rõ sự sợ hãi và tuyệt vọng. Hai người kia nói đúng hơn là trẻ em đi, một chừng 10 tuổi, người kia chừng 6 tuổi. Tất cả bọn họ sợ sệt nhìn cô không dám nhúc nhích, chỉ sợ rằng là nghe lầm. Hiểu Linh thở dài:

-     Mấy người đứng lên đi… lại gần đây… tôi rất mệt không thể nói to được…

Ba người quay lại nhìn nhau 1 cái như xác định rồi chậm rãi đứng lên, nhích từng bước một về phía chiếc giường, đôi mắt thỉnh thoảng lén nhìn phản ứng của Hiểu Linh. Họ dừng lại cách cô chừng một cánh tay, hai tay nắm chặt vạt áo cố gắng kiềm giữ nỗi sợ hãi khi gần cô. Ba người họ lặng yên đứng đó, không dám phát ra một tiếng động nhỏ, lén đánh mắt chờ đợi. Hiểu Linh nhìn đánh giá 3 nam tử một lát. Trang phục họ mặc khá giống mấy bộ quần áo cánh miền Bắc xưa cô hay thấy ở trong tivi, không một bộ nào lành lặn, đều vá mấy mảnh lớn nhỏ. Gia đình này thật sự nghèo đi. Cô đưa mắt nhìn nam tử lớn nhất:

-     Nói cho tôi biết tôi là ai… các người là ai… tôi… không nhớ gì cả.

Ánh mắt 3 nam tử lóe lên sự lo lắng nhưng vẫn không tránh khỏi sợ hãi, hỏi lại:

-     Thê chủ… đầu của ngài…. Ngài… không nhớ điều gì….

-     Ta điều gì cũng không nhớ rõ… tất cả đều mơ hồ. Nói cho ta 1 số điều sơ lược trước: ta tên gì, các ngươi tên gì, nhà chúng ta còn có ai, ta đang ở đâu?

Người được Hiểu Linh hỏi trầm ngâm suy nghĩ xem phải nói cho cô những gì. Trong khi chờ đợi người đó mở miệng, cô đánh mắt nhìn sang hai bé trai bên cạnh. Đứa nhỏ núp sau lưng người anh, thỉnh thoảng lại lén nhìn cô. Khuôn miệng mấp máy, dường như muốn nói lại thôi. Hiểu Linh thấy rõ bọn họ đang rất sợ cô nên dù một hành động nhỏ cô cũng không dám tùy tiện làm.  Vì thế cô không nhìn 2 đứa trẻ quá lâu mà quay lại chờ câu trả lời cô muốn. Khi nhận thấy ánh mắt cô chuyển về phía mình, nam tử kia trả lời từng từ một:

-     Ngài tên Phạm Hiểu Linh, đây là Phạm gia tại Trần Gia Thôn. Phạm gia là nơi khác chuyển tới. Song thân ngài đã mất, dưới ngài còn hai đệ đệ là Phạm Lập Hạ 8 tuổi và Phạm Tiểu Hàn 5 tuổi. Ta tên Nguyễn Tiểu Đông, là phu thị của ngài vào cửa năm ngoái khi mẫu thân ngài còn tại thế…

Nói đến đó, nam tử tên Tiểu Đông chợt dừng lại, nhìn ta… ấp úng hỏi:

-     Thê chủ… ngài… thực sự… điều gì cũng quên sao?

Mải theo đuổi suy nghĩ của mình, Hiểu Linh không trả lời câu hỏi. “Cưới, phu thị, thê chủ… Lẽ nào là nữ tôn đi”. Để xác nhận lại suy nghĩ của mình, cô hỏi:

-     Nơi này nữ tử làm chủ, nam tử tại gia sinh con sao?

Ba cái đầu tự động gật gật xác nhận câu hỏi của cô. Hiểu Linh nén tiếng thở phào. Cũng may nơi này nữ tử làm chủ, nếu không chắc cô sẽ không thể tồn tại nổi trong xã hội nam quyền mạnh mẽ. Hiểu Linh có chút tò mò về người cũng tên với cô này. Nàng ta làm sao chết. Mà cô xuyên qua, vậy không lẽ cô cũng chết rồi sao? Chỉ một trận sốt thôi mà. Gia đình cô sẽ thế nào đây? Một sự bi thương dâng trào, nghẹn lại nơi cổ họng đắng nghét. Cô không muốn khóc trước mặt người lạ, kiềm chế giọt nước mắt chực lăn, Hiểu Linh muốn lảng sang chuyện khác, buột miệng hỏi:  

-     Vậy tại sao tôi bị thương?

“Bùm… bùm… bùm…* cả 3 người đồng loạt quỳ xuống, dập đầu rối rít.

-     Thê chủ… ta biết sai rồi… cầu ngài tha ta lần này…

-     Tỷ tỷ… cầu ngươi tha chúng ta…. Chúng ta sẽ không lười biếng… chúng ta sẽ làm việc mà.

Hiểu Linh không biết nói gì. Cô quên mất họ đang rất hoảng sợ. Cô lại đụng tới chuyện đó. Phất phất tay, nằm xuống:

-     Mọi người đứng dậy thôi… tôi sẽ không hỏi chuyện này nữa… dù sao thì đã quên thì cho quên đi. Nhớ lại cũng làm gì đâu… đến bản thân mình là ai còn không nhớ được nữa mà. Mọi người làm gì thì làm đi, tôi mệt mỏi, muốn ngủ.

Nói rồi, Hiểu Linh trở mình quay lưng lại với họ, nhắm mắt. Thực sự cô cần thời gian để tiêu hóa mớ bòng bong này. Bố mẹ cô, em trai cô sẽ phải đối mặt với chuyện cô ra đi thế nào đây… từ khóe mắt nhắm nghiền lặng lẽ chảy xuống một hàng lệ.