Xuyên Thành Vợ Trước Của Nam Chủ Cực Phẩm

Chương 36: Nhớ chị Phương Thảo



Câu nói này của Luật sư Dương khiến tất cả người ngồi trong phòng đều xì xào, mà hội đồng xét xử đang ghi chép cũng ngừng lại, ngước đôi mắt đầy nghi hoặc nhìn Luật sư. Tôi cũng không né tránh, nhìn khắp lượt phòng xử, lướt qua rất nhiều đôi mắt đang trợn tròn hướng về phía mình. Những ánh mắt đó có hàm ý gì tôi đều hiểu cả nên đương nhiên có thể bình thản đối mặt. Riêng Hoàng đứng đó, trên gương mặt là pha trộn của nhiều loại cảm xúc, phức tạp có, đau lòng có. Vị thẩm phán tiếp tục gõ búa một cái cho ổn định lại trật tự trong phòng rồi lên tiếng hỏi tôi:

– Luật sư Dương, Tòa đồng ý cho ông làm Luật sư đại diện cho cô Vũ Tuệ Linh. Mời cô Linh đứng lên cho lời khai và cô phải hiểu rõ trách nhiệm với lời khai của mình.

U

Tôi dõng dạc đáp:

– Tôi biết rất rõ. Và tôi cũng biết làm vậy là vi phạm pháp luật, tôi tự nguyện chịu mọi hình phạt trước pháp luật. Nhưng trước đó, tôi cần vạch rõ trong vụ án này ai mới là hung thủ thật sự.

Thẩm phán nghe tôi nói thế liền quay sang nhìn mấy vị kia nói nhỏ gì đó, sau đấy mời tôi bước lên đối chấp với cương vị là nghi can. Phiên toà tiếp tục bắt đầu.

Luật sư Dương lúc này đứng lên đặt câu hỏi, trước tiên là anh hỏi nhân chứng bên nguyên:

– Nhân chứng bên nguyên, cô có chắc chắn lời mình vừa khai là hoàn toàn đúng sự thật không?

Chắc có lẽ sau khi thấy tôi trực tiếp đứng lên thú tội nên sắc mặt cô ta đã chuyển sang trắng bệnh, cô ta run run đáp:

– Tôi...chắc chắn.

– Vậy cô giải thích sao về việc nghi can vừa thú nhận mình mới là người có mặt ở hiện trường chứ không phải bị cáo Trịnh Minh Hoàng.

Luật sư Dương đột nhiên cất cao giọng đầy đanh thép hỏi ngược lại. Nghe thấy những lời đanh thép này của luật sư Dương, sắc mặt cô ta lại càng nhợt nhạt, bàn tay vô thức nắm chặt lại:

– Tôi không biết. Có thể là do cô ấy nói dối. Tôi chỉ biết những việc mắt mình nhìn thấy thôi.

– Nghe nói mẹ cô bị ung thư giai đoạn cuối, em trai cô cũng đang nằm viện chờ ghép tủy. Cô vừa lên toà làm nhân chứng, vừa vào viện để chăm sóc mẹ và em trai. Như vậy thật sự quá vất vả!

Tất cả mọi người chắc có lẽ không thể ngờ rằng luật sư Dương lại dùng hoàn cảnh để tác động tâm lý đối phương. Quả nhiên cô ta nghe xong dường như đã mất hết sự bình tĩnh, kích động đáp:

– Tại sao anh lại biết hoàn cảnh gia đình tôi? Anh không được gặp họ.

Thẩm phán thấy vậy liền cầm búa gỗ gõ liền 3 tiếng:

– Yêu cầu nhân chứng ổn định lại tâm trạng của mình. Luật sư biện hộ, nếu câu hỏi vừa rồi không liên quan đến vụ án thì không cần phải đưa ra khiến tâm tình nhân chứng bị xáo trộn, ảnh hưởng đến trật tự của toà.

– Vâng, thưa quý toà, những điều tôi đưa ra đây đều liên quan đến vụ án.

Nói xong luật sư Dương quay sang nhìn nhân chứng, dõng dạc hỏi tiếp:

– Mẹ cô bị ung thư, em trai cô đang bị ung thư máu chờ ghép tủy, tôi nghĩ chi phí phẫu thuật chắc không thể nào dựa vào mức lương công nhân của cô đúng không? Chưa kể cô còn có một đứa con gái mới 4 tuổi, trước khi làm việc này, cô có nghĩ cho tương lai của con mình không?

Nghe xong cô ta đột nhiên bật khóc, luật sư bên nguyên thấy vậy liền đứng bật dậy, gấp gáp nói:

– Tôi phản đối luật sư biện hộ đang hỏi nhân chứng những vấn đề không liên quan đến vụ án.

Thẩm phán khẽ gật đầu:

– Phản đối hữu hiệu! Luật sư biện hộ, xin chú ý tới lời nói của mình.

– Vâng, ngài Thẩm phán.

Sau đó luật sư Dương xin phép dừng câu hỏi đối với nhân chứng mà ngồi xuống vị trí của mình. Luật sư bên nguyên bắt đầu đứng dậy đưa ra câu hỏi dành cho tôi:

– Nghi can, cô nói cô là người có mặt ở hiện trường chứ không phải bị cáo Trịnh Minh Hoàng? Vậy cô có thể kể lại toàn bộ sự việc ngày hôm đó được không?

Sau khi tuyên thệ, tôi bắt đầu trả lời câu hỏi của luật sư bên nguyên một cách dõng dạc:

– Phải, tôi xin khẳng định một lần nữa, người có mặt ở hiện trường vụ án là tôi chứ không phải anh Trịnh Minh Hoàng. 8 giờ tối ngày 19/11/xx, tôi đang ở nhà thì nhận được điện thoại của bệnh viện thông báo bố tôi đã tỉnh lại, trước đó ông nằm hôn mê gần 1 tháng nay.Ngay sau đó tôi lập tức cầm túi xách chạy ra ngoài đầu đường bắt taxi để đi đến bệnh viện. Trong lúc đứng chờ đợi xe đến, tôi đã bị một vật gì đó đập rất mạnh vào sau gáy khiến tôi ngất xỉu đi. Đến khi tôi tỉnh lại đã thấy mình bị trói tay vào một chiếc ghế gỗ ở trong ngôi nhà hoang, và nạn nhân Phương từ ngoài cửa bước vào, chính cô ấy thừa nhận là người đã bắt cóc tôi. Cô ấy nói cô ấy sẽ rạch mặt tôi ra và đêm hôm sau sẽ bán tôi sang Trung Quốc cho bọn buôn người. Trong lúc cô ấy cầm con dao dí gần sát mặt tôi thì tôi đã thoát được dây trói và chộp lấy cán dao. Hai chúng tôi giằng co qua lại một hồi thì không may con dao đó đã đâm trúng bụng cô ấy. Và ngay sau đó vì hoảng loạn nên tôi cũng đã ngậm lịm đi.

Khi tôi vừa dứt lời thì ở phía dưới hàng ghế nhà người nhà bị hại, mẹ của Phương kích động đứng dậy chỉ tay rít lên:

– Là mày...là mày đã g.i.ế.t c.h.ế.t con tao!!!

Thẩm phán lại tiếp tục dùng búa gỗ gõ 3 tiếng nói lớn:

– Yên lặng! Yêu cầu người nhà bị hại giữ trật tự cho phiên toà.

Người nhà của Phương bắt đầu kéo mẹ cô ấy ngồi xuống ghế, ánh mắt bà ấy nhìn tôi cơ hồ như muốn đem tôi vào chảo dầu biển lửa thiêu sống. Sau khi không khí yên ắng trở lại, luật sư bên nguyên tiếp tục hỏi tôi:

– Cô nói là cô chỉ đâm nạn nhân một nhát dao vào bụng rồi ngất đi luôn ngay sau đó? Vậy tại sao pháp y lại nói nạn nhân tử vong là do nhát dao trí mạng đâm thẳng vào tim?

– Trước khi trả lời câu hỏi của luật sư, tôi xin đính chính lại lần nữa rằng nhát dao đâm vào bụng nạn nhân là nhát dao vô tình của tôi, là nhát dao tự vệ. Nên chắc chắn sẽ không thể nào có chuyện tôi đâm thêm một nhát vào tim nạn nhân. Điều này chứng minh một điều, đã có kẻ thứ 3 xuất hiện ở hiện trường, và kẻ thứ 3 này chính là hung thủ dẫn đến cái c.h.ế.t thực sự của nạn nhân.

Khi nghe tôi nói đến đây, không khí trong phòng xử lập tức thay đổi, sự căng thẳng tựa hồ đã lan tràn khắp nơi.

Luật sư bên nguyên hỏi:

– Cô có bằng chứng gì chứng minh có kẻ thứ 3 xuất hiện ở hiện trường không?

– Tôi đương nhiên là có bằng chứng rõ ràng nên tôi biết rất rõ người đó là ai.

– Xin cô nói rõ tên tuổi và địa chỉ người đó, để toà có thể triệu tập đối chứng.

– Không cần triệu tập, vì người đó hiện tại cũng đang ở mặt ở trong phòng xét xử này. Người đó chính là cô Nguyễn Thanh Trúc, 26 tuổi ở tại địa chỉ phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Hiện tại cô ấy đang ngồi dưới hàng ghế của người nhà nạn nhân.

Nói xong tôi quay lại nhìn thẳng về hướng Trúc ngồi. Có lẽ ngàn vạn lần cô ta cũng không nghĩ rằng tôi đã nhận ra cô ta từ lúc bắt đầu bước vào phiên toà. Lúc này tất cả ánh mắt đều giống như tôi, dồn về một hướng. Cô ta thấy vậy vội vàng đứng dậy phản bác:

– Hôm nay tôi đến đây với tư cách tham dự phiên toà, làm sao có chuyện tôi thành hung thủ, vì tôi và nạn nhân vốn dĩ chẳng quen biết, cũng chẳng có mối thù nào mà khiến tôi phải làm vậy. Là cô ta cố tình đặt điều và vu khống cho tôi. Tôi sẽ kiện cô ta!

Nghe đến đây Luật sư Đương đứng lên xin phép Tòa cho tôi được đối chất với Thanh Trúc. Sau khi Tòa chấp thuận, tôi bình tĩnh đáp:

– Tôi có đặt điều và vu khống cho cô hay không thì đợi sau khi phiên toà này sẽ rõ. Còn bây giờ, cô có dám đứng lên đây đối chấp với tôi?

Cô ta đột nhiên cứng họng một lát, vừa mở miệng định nói gì đó thì thẩm phán nói:

– Vì đây là vụ án quan trọng nên tất cả những người có liên quan đều phải phối hợp điều tra rõ ràng. Lệnh toà yêu cầu cô Nguyễn Thanh Trúc bước lên bục đối chứng.

Trúc bỏ kính xuống, nhìn thoáng qua tôi một cái, dường như cũng có chút không tự nguyện cho lắm nhưng cũng không thể từ chối quý toà mà bước lên.

Lúc này 2 bên luật sư tạm lui xuống. Tôi lên tiếng đối chất với cô ta:

– Tôi xin hỏi cô Nguyễn Thanh Trúc, từ tối ngày 18/11/xx đến ngày 19/11/xx, cô đã làm gì, ở đâu?

Hàng lông mày cô ta khẽ nhíu lại, rồi chậm rãi kể, nhưng trong giọng nói ấy vẫn không giấu được sự lúng túng. Có lẽ là do bất ngờ quá nên cô ta chuẩn bị không kịp:

– Tối ngày 18/11 sau đi dùng bữa tối ở nhà xong tôi lên giường nghỉ ngơi từ sớm, tối đó tôi cũng ngủ sớm nên không có đi đâu cả. Đến 6 giờ sáng 19/11 tôi mới thức giấc. Sau đó tôi đi ăn sáng, đi shopping và đến một vài nơi khác nữa.

– Vậy là cô chắc chắn mình không có mặt ở hiện trường như lời nghi can nói?

– Tôi chắc chắn.

– Cô có bằng chứng gì chứng minh được mình ngoại phạm không?

– Tôi không, vì thời gian này tôi sống một mình. Với việc tôi đi ăn sáng, shopping mua sắm thì cũng chỉ là khách hàng. Chắc chẳng ai rảnh mà nhớ mặt tôi đâu.

Thẩm phán lên tiếng hỏi tôi:

– Vũ Tuệ Linh, vậy cô có bằng chứng gì chứng minh cô Nguyễn Thanh Trúc đây có mặt ở hiện trường?

– Tất nhiên là tôi có.

Đầu tiên là tôi lấy ra sợi dây chuyền mà mình nhặt được ở hiện trường trình lên Tòa tôi nói:

– Ngày hôm sau khi xảy ra vụ án, tôi đã đi đến hiện trường kiểm tra lại thì nhặt được sợi dây chuyền này. Tôi chắc chắn đây không phải sợi dây chuyền của nạn nhân, càng không phải của tôi, mà là của hung thủ.

Trúc nghe vậy liền đứng bật dậy, hung dữ nói lớn:

– Trên thị trường có biết bao nhiêu sợi dây chuyền như thế, tại sao cô dám khẳng định đó là của tôi?

– Trong câu nói vừa rồi, tôi chưa hề nhắc đến tên cô, tôi đang nói của hung thủ. Chẳng lẽ cô đã tự nhận mình là hung thủ?

Trúc lập tức cứng miệng trong vài giây rồi đáp:

– Thì vừa nãy là cô nói tôi là hung thủ mà. Tôi đương nhiên phải minh oan cho chính mình.

Thẩm phán lên tiếng:

– Vũ Tuệ Linh, cô có thể chứng minh được chiếc vòng này là của cô Nguyễn Thanh Trúc không?

– Tôi có, vì chính tay tôi đã mang chiếc vòng này đến nhà bố mẹ ruột cô Nguyễn Thanh Trúc là ông Nguyễn Ngọc Thạnh và bà Phạm Kim Chi để xác nhận lại xem đây có phải là chiếc vòng của con gái họ. Tôi nghĩ đồ vật của con gái mình, chắc chắn bố mẹ sẽ phải nhận ra. Và quá trình đó, tôi đã ghi âm lại.

Thẩm phán yêu cầu trình lên Tòa

– Ngài thẩm phán, tôi đã ghi âm lại quá trình xác thực chiếc vòng. Tôi xin phép mời nghi can trình đoạn ghi âm đó lên trước quý toà.

Thẩm phán gật đầu chấp thuận. Sau đó đoạn ghi âm mà tôi ghi âm lời thừa nhận của mẹ Trúc vang lên khắp căn phòng. Trúc thấy vậy gấp gáp đứng dậy phản biện:

– Là cô ta nói dối, đây là đoạn ghi âm giả, đây không phải giọng mẹ tôi.

Tôi đã biết trước đến trường hợp cô ta sẽ cãi bay cãi biến kiểu này rồi nên đã bảo Nam mời một chuyên gia giám định âm thanh nổi tiếng của thành phố đến, tôi nói:

– Thưa Tòa tôi và Luật sư Dương đã cho mời một chuyên gia giám định âm thanh nổi tiếng thành phố Hà Nội, vị chuyên gia này cũng đã giám định âm thanh cho rất nhiều vụ án nên chắc quý toà cũng sẽ biết. Tôi xin phép truyền gọi chuyên gia giám định âm thanh Trần Minh Tuyên vào toà.

Thẩm phán gật đầu:

– Toà chấp thuận!

Rất nhanh sau đó người giám định âm thanh đó cũng bước vào. Sau khi hoàn thành việc tuyên thệ, anh ta nhìn về phía Tòa, bắt đầu trả lời từng câu hỏi mà Thẩm phán đưa ra một cách rất chuyên nghiệp. Sau khi nghe xong, luật sư bên phía nguyên đơn cũng đứng dậy lên tiếng xin Tòa được hỏi chuyên gia giám định âm thanh:

– Ngài thẩm phán, tuy luật sư biện hộ đã mời tới toà chuyên gia nổi tiếng giám định nhưng trên thực tế một đoạn ghi âm cho dù xác định là tương thích đến 100% đi nữa vẫn có thể làm giả được. Bởi vậy tôi nghĩ đoạn ghi âm để chứng minh này chưa đủ điều kiện để chứng minh được chuyện có người thứ 3 xuất hiện, và người đó là cô Nguyễn Thanh Trúc đây.

Luật sư Dương đứng dậy bình thản đáp:

– Đúng vậy, nên bên phía cô Vũ Tuệ Linh có chuẩn bị thêm bằng chứng. Cùng với chiếc vòng kia, bị can có phát hiện ra vết máu được văng vào một viên gạch. Cô Vũ Tuệ Linh đã cho giám định vết máu đó, đây không phải là vết máu của nạn nhân, cũng không phải của cô Vũ Tuệ Linh. Vậy thì vết máu này chắc chắn là của người thứ 3 xuất hiện ở hiện trường, và người này cũng đang bị thương. Đây là kết quả giám định, tôi mời quý toà xem xét.

Nói xong Dương cho người trình kết quả giám định lên toà. Ánh mắt của Trúc lúc này càng trở lên lúng túng và hoảng loạn. Thẩm phán quay sang hỏi Trúc:

– Cho tôi hỏi hiện tại cô Nguyễn Thanh Trúc đây có vết thương nào trên người không?

Trúc vội vàng đáp:

– Tôi không có.

Cô ta vừa dứt lời thì tôi phản bác:

– Cô nói dối, cô hiện tại đang có vết thương ở tay.

Thẩm phán quay sang hỏi tôi:

– Vũ Tuệ Linh, tại sao cô biết điều này?

– Vì tôi có một nhân chứng quan trọng có thể chứng minh được buổi sáng hôm đó cô Trúc đây có mặt ở khu vực xảy ra vụ án và có bị thương.

Thẩn phán yêu nhân chứng vào cho lời khai. Sau đó chị chủ hiệu thuốc chậm rãi tiến lên. Khi chị ấy xuất hiện, cô ta vốn đang cố đè nén tâm tình đầy bất an cũng lập tức đứng dậy, vẻ mặt dường như không dám tin khi chị chủ hiệu thuốc lại xuất hiện ở đây, bộ dạng cô ta cứ như vừa nhìn thấy quỷ hiện hình. Chị chủ hiệu thuốc đi đến chỗ ngồi dành cho nhân chứng, cũng không buồn nhìn tới đôi mắt đầy kinh ngạc của Trúc mà lập tức tuyên thệ.

Thẩm phán nói:

– Nhân chứng, cô nhận ra người này không?

Chị chủ hiệu thuốc quay sang nhìn Trúc, gật đầu đáp:

– Tôi nhận ra, vì cô ấy từng mua băng gạt và thuốc sát trùng ở tiệm của tôi vào sáng ngày 19/11/xx.

– Cô có nhớ rõ khoảng thời gian là mấy giờ sáng không?

– Tôi nhớ khoảng 5 giờ 15 phút. Khi đó tôi vừa mở cửa quán thì cô gái này là vị khách đầu tiên bước vào. Lúc ấy tôi có thấy cánh tay cô ấy bị thương, chảy nhiều máu.

– Tại sao giữa rất nhiều khách hàng, cô lại nhớ rõ cô gái này?

– Vì mặt cô ấy có vết sẹo. Lại cùng với buổi sáng xảy ra vụ án gần nhà tôi nên tôi nhớ rất rõ.

Trúc nghe vậy cuối cùng không nhịn được nữa nhìn về phía chị chủ hiệu thuốc, phẫn nộ quát lên:

– Chị đang ở đây nói bậy bạ cái gì vậy? Tôi chưa từng gặp chị, càng không mua thuốc nhà chị bao giờ. Chị ăn liều được chứ đừng có mà nói liều.

Thẩm phán thấy thái độ của cô ta như vậy lập tức gõ búa nhắc nhở. Sau khi mọi thứ đã yên ắng, Luật sư Dương đứng lên nói:

– Thưa thẩm phán, bây giờ nếu muốn biết ai là người nói dối thì chỉ cần yêu cầu cô Nguyễn Thanh Trúc lật tay áo mình lên là biết. Tuy đã một tuần trôi qua, vết thương sẽ lành hơn nhưng không thể hết hẳn dấu vết.

Sắc mặt Trúc đột nhiên trắng bệch cả ra, sửng sốt một hồi, trong đôi mắt lẫn hành động không giấu được vẻ lúng túng, run sợ. Cô ta chần chừ không dám vén cánh tay áo lên, cho đến khi Thẩm phán nói:

– Toà yêu cầu cô Nguyễn Thanh Trúc phối hợp điều tra.

Vừa lật cánh tay mình cô ta vừa run. Vết thương ở trên cánh tay vẫn còn rất rõ, cho thấy đây không phải là vết thương ngoài da đơn giản, mà khá sâu. Đã 1 tuần trôi qua nhưng vết thương vẫn còn đỏ ửng một đường dài. Cả phòng bắt đầu xì xào bàn tán.

– Cô Nguyễn Thanh Trúc, cô giải thích sao về vết thương này?

Cô ta lúng túng đáp:

– Tôi quên mất, mình mới bị ngã xe.

Khi nghe vậy, tôi thấy nét mặt Thẩm phán có vẻ không hài lòng với câu trả lời của cô ta, hàng lông mày khẽ chau lại. Dương hỏi tiếp:

– Ngã xe theo hướng nào mà bị mỗi vết thương ở tay.

Cả miệng cô ta cứng ngắc lai nhất thời không biết trả lời sao. Qua một lát thấy cô ta vẫn chưa có câu trả lời, Dương lên tiếng:

– Ngài thẩm phán, tôi không còn gì để hỏi nữa.

Luật sư bên nguyên thấy vậy đứng lên nói: