Yêu Thương Mù Quáng

Chương 1



(Văn án)

 

Khi còn nhỏ, tôi hỏi bố mẹ: "Tại sao mỗi lần em gái khóc, con lại phải nhường nó?"

 

Lớn lên, tôi nói với em gái: "Em khóc to hơn chút nữa đi, khóc cho hay vào."

 

"Đợi em khóc đến khi chị hài lòng, thì chị sẽ nhường em."

 

1

 

Sau khi bố tôi được cấp cứu không thành công, mẹ tôi mới gọi điện cho tôi.

 

Tình cảm giữa cha con tôi rất nhạt nhẽo, nên việc không được gặp ông lần cuối cũng không khiến tôi tiếc nuối.

 

Khi chúng tôi cãi nhau, tôi đã nói với ông rằng: "Sống không nuôi, ch/ết không chôn."

 

Nhưng cuối cùng tôi đã nuốt lời.

 

Tôi không chỉ về nhà để tham dự tang lễ, mà còn đồng ý chịu chi phí mai táng mười vạn đồng.

 

Năm năm không trở về, căn nhà này đã trở nên rất xa lạ.

 

Đặc biệt là phòng khách chật hẹp và ngột ngạt, nơi có hai ba người họ hàng đang giúp lo liệu hậu sự, càng khiến tôi cảm thấy bức bối.

 

Khi nhìn thấy mẹ tôi tóc đã bạc hai bên, mắt tôi hơi cay.

 

Nhưng khi ánh mắt lướt qua kệ tủ trưng bày hàng loạt chai rượu rỗng, tôi nhíu mày.

 

Bố tôi mắc nhiều bệnh mãn tính. Ông qua đời do thức đêm chơi mạt chược và đột ngột bị nhồi m.á.u cơ tim.

 

"Con nhớ bác sĩ đã bảo ông ấy phải uống ít rượu."

 

Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗
Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Truyện CHỈ đăng trên Fanpage "Xoăn dịch truyện" và web MonkeyD. Vui lòng KHÔNG reup.

Mọi người còn chưa kịp lên tiếng, thì một cô gái trẻ chầm chậm bước ra từ cửa phòng khách.

 

Mặc đồ đen, váy đen, khuôn mặt nhỏ nhắn tái nhợt, đôi mắt sưng đỏ ngấn lệ, trông thật đáng thương.

 

Cô ta nói với giọng nghẹn ngào: "Bố không có sở thích gì khác, chỉ thích uống vài ly rượu nhỏ. Chị đã bao nhiêu năm không về nhà, vừa về đã muốn quản cái này, cái nọ?"

 

"Vả lại, người c.h.ế.t là trưởng bối, dù bố có làm sai điều gì, chị cũng đừng trách ông nữa..."

 

Đúng là em gái tôi, Hứa Hân Duyệt.

 

Chỉ vài câu đã có thể khơi dậy cơn giận của tôi.

 

Nếu là khi còn nhỏ, tôi sẽ nổi giận đùng đùng, chất vấn Hứa Hân Duyệt rằng ý cô ta là gì.

 

Còn cô ta nhất định sẽ "chưa nói đã khóc."

 

Sau đó, bố mẹ và họ hàng sẽ trách mắng tôi.

 

"Sao con lại làm em khóc nữa rồi?"

 



"Chẳng có chút dáng vẻ gì của chị cả."

 

Nhiều năm trôi qua, tình cảnh của chúng tôi cũng không thay đổi.

 

Vừa dứt lời, mẹ đã nhìn tôi lo lắng, và họ hàng trong phòng khách cũng tỏ vẻ khinh bỉ.

 

Cứ như thể chỉ cần chốc lát nữa thôi, tôi sẽ xé xác Hứa Hân Duyệt ra.

 

Tôi chỉ khẽ vẫy tay, như thể hoàn toàn không nghe thấy ẩn ý của em gái, "Chị không ở nhà, em và mẹ đã chăm sóc ông ấy, cũng đủ vất vả rồi. Chị chỉ có thể biết ơn, không thể nói gì hơn."

 

"Nhưng chị vẫn phải nhắc em. Em gái, mỗi tháng chị gửi về nhà ba ngàn đồng. Đó là tiền để lo việc gia đình, em đừng quên nhé."

 

Ngay lập tức, ánh mắt của họ hàng cũng trở nên dễ chịu hơn nhiều.

 

Ở một thị trấn nhỏ cấp 18 như thế này, mức lương trung bình rất thấp. Những người trẻ có thể gửi tiền phụ giúp gia đình thật sự là rất hiếm.

 

Hứa Hân Duyệt sững sờ trong giây lát.

 

Cô ta có lẽ đang thắc mắc, người chị thẳng tính ngày xưa sao giờ lại trở nên khéo léo đến vậy?

 

Không chỉ cô ta bối rối.

 

Chính tôi cũng thấy buồn cười.

 

Những năm tháng chịu khổ trên thương trường, xem ra cũng không uổng phí.

 

Thực ra, đem khả năng giành khách hàng để đối phó với người nhà, thật là quá lạnh lùng, nhưng cũng chẳng còn cách nào khác.

 

Ai bảo tôi là người ít được thích nhất trong gia đình này?

 

Nếu đã không thể nói chuyện tình cảm, thì hãy làm việc chính.

 

Tôi ngồi xuống bên cạnh bác, lấy ra một tấm thẻ.

 

"Mẹ cháu nói, chi phí lo hậu sự cho bố sẽ được chia đều giữa cháu và em gái."

 

"Trong đây có năm vạn, cộng với năm vạn cháu chuyển cho mẹ hôm qua, tổng cộng là mười vạn. Phần của cháu đã đủ."

 

Bác tôi là người lo liệu mọi việc lớn nhỏ trong gia đình. Các việc hỷ sự hay tang sự ở quê đều do bác sắp xếp.

 

Bác nhận lấy tấm thẻ, ngần ngừ một chút, rồi trước tiên nhìn mẹ tôi.

 

Mẹ tôi hơi lúng túng lên tiếng: "Được, được. Bác, bác ghi lại đi."

 

Thế là bác mở cuốn sổ ghi chép trong tay, thêm vào mấy chữ.

 

Tôi thấy trong sổ có ghi tên "Hứa Hân Duyệt", nhưng số tiền phía sau thì để trống.

 

Tôi mơ hồ cảm thấy có điều gì đó không ổn.

 

Ngày kia là lễ tang, vậy mà phần tiền của em gái vẫn chưa có sao?