Đường Kính Chi giật mình thấy phía trước có một đại hán tướng quân dẫn đầu đội nghi trượng dài cầm theo đủ cờ quạt, phía sau là hàng cung nữ rồi tiếp đó là hàng thái giám, tán lọng vàng rợp trời là chiếc kiệu tám người khiêng thêu phượng hoàng, hai bên hai mươi cung nữ, trông rất khi thế.
Thiếu nữ váy hồng đi đầu đội ngũ, thấy đột nhiên có một nam tử đi tới, vội lên tiếng quát.
- Học sinh Đường Kính Chi, được hoàng thượng triệu kiến, vì không nhớ đường, mạo phạm phượng giá, xin nương nương khai ân.
Có thể bày ra thế trận này trong cung, lại có màn che thêu phượng hoàng, trừ hoàng thái hậu chỉ có hoàng hậu, Đường Kính Chi không rõ vị nào, nên khấu đầu gọi nương nương.
Dù hoàng thái hậu, hoàng hậu hay quý phi đều có thể gọi là nương nương.
Thiếu nữ váy hồng kia nghe thế quay lại bên kiệu, nhỏ giọng báo cáo, có thể thấy cung nữ này hiểu lý lẽ, không phải hạng ỷ thế khinh người.
Đường Kính Chi quỳ một lúc thì có tiếng bước chân đi tới, rồi thiếu nữ kia bảo:
- Đường cử nhân đứng dậy đi, hoàng hậu thứ cho ngươi vô tội.
Hoàng hậu cũng có quyền quản lý ngọc điệp do cáo mệnh phu nhân dâng lên, nên hoàng hậu đoán ra thân phận của mình không làm Đường Kính Chi ngạc nhiên.
Thiếu nữ váy hồng còn gọi một thái giám tới:
- Tiểu Phương Tử, ngươi tới đây, lát nữa đưa Đường cử nhân tới ngự thư phòng diện thánh.
Một tiểu thái giám tuổi chừng mười bốn mười lắm chạy tới, đứng bên cạnh Đường Kính Chi, thiếu nữ váy hồng lệnh đội ngũ tiếp tục lên đường.
Kiệu đi qua, người cầm cờ, lọng nườm nượp nối nhau không dứt, rất hoành tráng làm Đường Kính Chi không khỏi tò mò, liền lớn gan đưa mắt nhìn trộm, không ngờ gặp ngay một đôi mắt phượng nhìn qua khe rèm.
"Toi, bị phát hiện rồi!"
Đường Kính Chi toát mồ hôi lạnh, cúi đầu xuống.
- Đường cử nhân, mời!
Đợi đội ngũ đi xa, tiểu thái giám vung phất trần trong tay, khom người nói nhỏ.
Nghe lời này Đường Kính Chi mới đứng dậy thở phào, thầm nhủ sau này vào cung không những quản lấy cái miệng mà còn quản cả đôi mắt, không lớ ngờ chết oan.
Trên đường đi dò hỏi mới biết thì ra đoạn đường vừa rồi không có ai đứng gác vì biết hoàng hậu sắp đi qua nên đều tới hành lễ rồi.
Đương kim hoàng hậu họ Mạnh, là tiểu tôn nữ của thượng thư lễ bộ Mạnh Khiêm.
Khi Đường Kính Chi tới ngự thư phòng, hoàng thượng mới tan triều không lâu, đang dùng ngọ thiện còn chưa tới, trong phòng chỉ có mấy người quen là Tần Mục, Bàng Vũ, Đỗ Minh, Lư Cương cùng với Bạch Dụ Sinh.
- Học sinh Đường Kính Chi tham kiến các vị đại nhân.
Đường Kính Chi không có quan chức, thấy bọn họ phải thỉnh an trước.
Ba tên Tần Mục, Bàng Vũ, Đỗ Minh không thèm nhìn y một cái, hừ lạnh quay đầu đi, Lư Cương tính tình cương nghị chính trực khẽ gật đầu, chỉ có Bạch Dụ Sinh đi tới cười nói:
- Mấy năm trước bản quan nghe tới Lưu Châu xuất hiện vị tài từ trăm năm khó gặp, sau này chúng ta cùng giúp sức bên cạnh hoàng thượng, nên thân thiết với nhau hơn mới được.
Người này lúc nào cũng tỏ ra ôn hòa, nhưng Đường Kính Chi kiêng dè hơn cả đám cuồng ngạo Tần Mục, cẩn thận đối đáp:
- Bạch đại nhân quá lời, học sinh có chút tài mọn thôi.
- Hừm! Đọc sách thánh hiền bao năm, vậy mà chỉ vì phụ mẫu qua đời mà thề không bước vào sĩ đồ, đem đại nghĩa trung quân ái quốc vứt sang một bên, người có tầm nhìn hạn hẹp như thế sao đáng gọi là đại tài tử.
Tần Mục xưa nay luôn tự phụ tài hoa, nghe Bạch Dụ Sinh khen ngợi Đường Kính Chi, khinh bỉ liếc sang phía bọn họ một cái.
- Đúng thế, theo bản quan thấy chỉ là đứa trẻ con quấn phụ mẫu mà thôi.
Bàng Vũ cũng lên tiếng phụ họa:
Bạch Dụ Sinh khẽ lắc đầu với Đường Kính Chi, ý bảo mặc kệ bọn chúng, kéo y sang một bên, chợt Lư Cương nghiêm mặt nói:
- Phụ mẫu của Đường cử nhân vì lo cho con mà bệnh qua đời, Đường cử nhân lòng day dứt, đó là lẽ thường tình, tuy lời thề độc kia có hơi quá thiếu suy nghĩ, nhưng khi đó Đường cử nhân còn nhỏ có thể cảm thông được, hai vị đại nhân nói thế là sai rồi.
Tính hắn cương trực thẳng thắn, không phải vì ai quen ai thân mình mà nói giúp người đó.
Đỗ Minh năm nay chưa tròn 20, xốc nổi háo thắng, cũng là tài tử một phương, không phục nói:
- Bản quan tuy tới 16 tuổi mới đỗ cử nhân, nhưng tự nhân văn tài không kém Đường cử nhân, hay là giờ chúng ta làm vài bài thơ, phân cao thấp?
- Ý Đỗ đại nhân rất hay, vậy thì ta cũng tham gia góp vui.
Bạch Vũ là tên chuyên đâm bị thọc chọc bị gạo nói:
- Trừ không thi lấy công danh, học sinh còn thể không ngâm thơ làm đối nữa, sợ là không nhận lời với các vị đại nhân được.
Đường Kính Chi tuy trong lòng bực bội, nhưng không muốn có xung đột với đám ngu xuẩn này nên chỉ khom người, giữ giọng bình hòa nói.
- Không dám thì thôi, cần gì phải lấy cớ này cớ nọ.
Tần Mục phất tay áo nói:
- Tần đại nhân nói câu này lại sai nữa rồi.
Giọng vô cảm của Lư Cương lại vang lên:
- Nhân vô tín bất lập, Đường cử nhân không nhận lời là hợp lẽ.
Đám Tần Mục biết tính Lư Cương nên không tranh cãi với hắn, Bàng Vũ còn định xúi bẩy thêm thì bên ngoài có giọng truyền:
- Hoàng thượng giá đáo.
- Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.
Cả đám không cãi nhau nữa, vội quỳ xuống tung hô:
Hoàng đế trẻ như có chuyện gì gấp, đi nhanh vào thấy Đường Kính Chi thì mặt lộ vẻ vui mừng:
- Các ái khanh bình thân, Đường cử nhân cũng đứng lên đi.
Tới bên ghế ngồi xuống, phẩy tay cho đám Tần Mục ngồi, hắn bảo thái giám đưa cho Đường Kính Chi một tờ giấy nói:
- Đường cử nhân hãy xem bên trên viết cái gì?
Đường Kính Chi nhận lấy tờ giấy mở ra xem liền ngớ người, lại là bài thơ Vọng Lư Sơn bộc bố mà y ăn cắp bản quyền.
- Đường cử nhân, bài thơ này do ngươi làm phải không?
Hoàng đế trẻ cấp thiết hỏi:
Đường Kính Chi liếc nhìn Toàn công công, người này chỉ tới Lạc thành một ngày mà tra được cả mấy chuyện này, đúng là tỉ mỉ:
- Bẩm hoàng thượng, mấy tháng trước học sinh ra ngoài thành dâng hương, nơi đó có một địa danh tên Thính Đào Các, nhất thời thi hứng nổi lên cho nên sáng tác ra.
- Vậy mà còn nói thề độc không ngâm thơ làm đối, thì ra ngươi chủ tâm lừa gạt bọn ta.
Tần Mục đứng bật dậy bất mãn nói:
Bàng Vũ đảo mắt một vòng chêm vào:
- Đường cử nhân coi thường bọn ta không xứng thi thố với đại tài tử ngươi?
- Đường cử nhân, bản quan còn tưởng ngươi trọng chữ tín, giữ hiếu đạo, là người chí tình, không ngờ lại là kẻ nói dối không chớp mắt lấy một cái, lần này xem như bản quan nhìn nhầm người rồi.
Lư Cương nghiêm mặt quay người đi, tỏ vẻ khinh thường con người Đường Kính Chi.
Hoàng đế trẻ ngơ ngác nhìn bọn họ hỏi:
- Các ngươi có mâu thuẫn à?
Bạch Dụ Sinh thong thả thuật lại chuyện vừa qua một lượt, hoàng đế trẻ cười ha hả:
- Tần ái khanh, không cần so tài nữa đâu, luận văn tài, Đường cử nhân đúng là cao hơn các khanh một bậc đấy.
- Cái gì?
Đỗ Minh nhảy dựng dậy:
- Còn chưa tỷ thí, hoàng thượng đã biết y hơn bọn thần một bậc ư?
Hoàng đế trẻ không đáp, ngâm lại bài thơ kia, đám Tần Mục chấn kinh, bài thơ này cầu từ không hoa lệ, nhưng ý cảnh hùng tráng, cảnh thác lớn cao ngàn trượng như đang đổ sầm sầm trong đầu bọn họ.
Bạch Dụ Sinh ngâm lại lần nữa, gật gù tán thưởng:
- Hay, quá hay, bài thơ này đủ lưu truyền thiên cổ, không biết Đường cử nhân đặt tên là gì?
Hoàng đế trẻ cũng hiếu kỳ nhìn Đường Kính Chi, Kế Toàn chép lại bài thơ này cho hắn không có tên.
- Hoàng thượng, khi đó học sinh nhìn cảnh tượng tráng lệ của Thính Đào Các bất giác sinh cảm xúc đọc ra bài thơ này, lòng hổ thẹn vì phá lời thề, nào còn dám đặt tên cho nó.
Đường Kính Chi cười khổ không thôi, không ngờ một lần lỡ miệng mà sinh ra lắm chuyện như thế.