Áo bào được khoác vào vai và lồng hai dây qua nách rồi buộc ra sau lưng, để khóa khớp vai cho chặt. Bao tay, bao chân và thắt lưng thì được đeo cuối cùng. Tất cả hợp lại với nhau tạo nên một bộ áo giáp vô cùng chắc chắn để bảo vệ cơ thể chiến sĩ.
Nhưng lần này Trần Nguyên không muốn chế tạo lại loại giáp như thế này vì chúng có quá nhiều nhược điểm. Trong mắt hắn, vị trí mà hắn muốn bảo vệ nhất đó chính là lồng ngực, phần lưng đối diện và phần đầu thì bộ áo giáp này vẫn chưa đáp ứng được.
Vì vậy, hắn muốn chế tạo ra một bộ giáp khác, đó chính giáp lamellar cải tiến Giáp lamellar là 1 loại áo giáp rất được ưa chuộng tại các nền văn minh phương Đông, đặc biệt là tại Trung Quốc. Mặc dù đôi khi nó bị nhầm với giáp vảy, uy vậy, áo giáp lamellar vẫn có thiết kế và cấu trúc đặc biệt hơn.
Áo giáp Lamellar có thể được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Có thể bằng kim loại, da, sừng, xương… Các mảnh giáp thường được sơn một lớp sơn đặc biệt để tránh ăn mòn và giúp áo giáp có tuổi thọ cao hơn.
Sau đó các mảnh giáp này được cho khâu lại với nhau thành một khối dày đặc, từ hàng trăm đến hàng ngàn tấm. Điều đó mang lại cho người lính một bộ giáp bảo vệ thân thể họ một cách khá toàn diện. Người ta cũng có thể mặc thêm giáp bông với giáp lưới để tăng hiệu quả bảo vệ.
Áo giáp lamellar được sử dụng phổ biến bởi các dân tộc trên thế giới, người ta tìm thấy bằng chứng giáp lamellar được sử dụng sớm nhất bởi người Assyria và Ai cập từ cách đây 4000 năm. Giáp lamellar cũng được dùng phổ biến bởi các dân tộc du mục như Turk, Mông Cổ, Bulgar, Avar…
Một trong những ưu điểm của áo giáp lamellar so với giáp vảy là áo giáp lamellar không được gắn vào một đế (da, vải, bông…) vững chắc. Vì vậy, nó không làm cản trở khả năng vận động của người mặc nhiều như áo giáp vảy gây ra.
Một ưu điểm khác của áo giáp lamellar là các phiến giáp của nó, có kích thước lớn hơn phiến của giáp vảy, vậy nên nó giúp làm chệch hướng một vũ khí tấn công ( giáo, mác, kiếm….) của kẻ thù.
Tuy nhiên, việc chế tạo áo giáp lamellar là một công việc tốn thời gian và phải rất tỉ mỉ. Đồng thời nó cũng có thể đỡ đòn đâm, chém và chống tên rất tốt. So với áo giáp lưới (khả năng chống tên lẫn đâm kém) thì giáp lamellar vượt trội hơn nhiều.
Các tấm giáp lamellar cũng rất dễ dàng trong việc gấp lại với số lượng lớn để lưu kho, dễ sửa chữa nếu như không vừa vặn với kích cỡ của người lính (giống như đồ đặt may, chúng có thể dễ dàng làm riêng theo các kích cỡ người mặc) và dễ sửa chữa nếu như bị hư hỏng (sửa nhiều cái giáp bị đứt dây nối hay hỏng vài phiến giáp nhỏ thì sẽ dễ hơn rất nhiều so với các loại giáp khác).
Bên cạnh đó, giáp lamellar cũng dễ tái chế hơn so với giáp đúc nguyên khối. Một áo giáp lamellar bị hỏng thì vẫn có thể tận dụng những phiến nhỏ còn lại, trong khi một giáp đúc nguyên khối bị hỏng thì khả năng đem đi…nung chảy ra là rất cao.
Ngoài ra, Trần Nguyên còn dự đỉnh lắp thêm hai tấm kim loại dày vào phần trước ngực và sau lưng của bộ giáp này để có thể gia tăng khả năng chống chịu của bộ giáp. Ngoài ra còn phải tăng cường thêm các ốp sắt bảo vệ tay, giáp bảo vệ ống chân và giầy.
Tất cả các chi tiết đều được Trần Nguyên nghiên cứu và cải tiến đến mức tối đa. Làm sao để có thể vừa đảm bảo được độ chống chịu sát thương tốt nhất, lại vừa đảm bảo được độ nặng tối thiểu và độ linh hoạt của bộ giáp trong giao chiến.
Quân đội dù có mạnh mẽ, thiện chiến đến mấy đi nữa thì cũng không thể mình trần đối phó với hàng ngàn hàng vạn mũi tên. Cơ thể của bọn hắn có mạnh mẽ đến mấy thì cũng không thể chịu đừng hàng trăm, hàng ngàn vết chém.
Nhiều nhà cầm quân cứ nghĩ rằng, đánh trận chỉ cần chiến thuật là đủ giết được quân địch. Đánh trận là phải dùng cái đầu, là phải biết dùng mưu lược, là phải biết lấy yếu đánh mạnh… bla bla.
Đối với Trần Nguyên, chỉ có những kẻ ngu mới nghĩ như vậy mà thôi. Đối với hắn, nếu đã sử dụng cái đầu, vậy tại sao không sử dụng cái đầu của mình đi làm cho quân đội mình mạnh lên mà phải chờ đến đánh trận mới đi dùng cái đầu?
Hậu cần không vững chắc thì làm sao tiền tuyến có thể yên tâm mà đánh trận? Hậu cần ở đây không những là chỉ con người ở hậu phương mà còn ám chỉ lấy những đã chuẩn bị lấy ở đằng sau đó.
Thử hỏi, một chiến sĩ nắm trong tay mình vũ khí tốt, vận trên người mình một bộ giáp bất khả xâm phạm thì thử hỏi tinh thần chiến đấu của bọn họ sẽ lên cao đến mức nào? Thậm chí lúc đó bọn họ còn cười nhạo lại quân địch của mình.
Trần Nguyên hắn còn dự đính chế tạo ra một loại giáp gồm nhiều lớp kim loại mỏng gắn lại với nhau. Nếu có thể làm được như thế thì khả năng chống chịu của bộ giáp này sẽ vô cùng tốt lại vừa nhẹ hơn những bộ giáp một lớp hiện tại này.
Từng miếng kim loại nhỏ thường được tạo ra bằng cách đúc thủ công từng miếng. Nhưng Trần Nguyên hắn không ngu gì mà lại đi làm như vậy. Hắn trước đã cho Trần Vi chế tạo một máy đột dập cùng với một cái bánh đà vô cùng lớn.
Cái mà Trần Nguyên muốn áp dụng ở đây đó chính là khoa học công nghệ của thời hiện đại, máy đột dập. Máy đột dập này vừa chế tạo vô cùng đơn giản lại vừa đảm bảo được tính sản xuất hàng loạt sản phẩm.
Máy đột dập cơ bản gồm bánh đà, trục khuỷu, thanh kết nối, thanh trượt, bàn máy, khung máy và cuối cùng là khuôn đột. Tất cả các bộ phận đều được đúc thành sau đó được cho mài phẳng bằng tay.
Vì yêu cầu độ chính xác không cao nên các chi tiết được ghép nối với nhau một cách rất dễ dàng. Khuôn dập gồm hai bộ phận, phần dưới gọi là khuôn cái còn phần ở trên thì gọi à khuôn đực.
Vật liệu để chế tạo ra bộ khuôn này yêu cầu phải sử dụng thép có độ cứng cao. Vì chúng chính là những thứ va chạm cắt gọt kim loại chính của máy. Nếu độ cứng của chúng thấp hơn vật liệu cắt thì chúng sẽ dễ bị mài mòn, thậm chí bị phá hỏng.
Nguồn động lực thì vẫn sử dụng nguồn truyền động từ thác nước tạo ra, tuy nhiên nó cũng vô cùng công kềnh và phức tạp vì máy đột dập loại này cần một lực truyền động ban đầu lớn hơn so với những máy khác rất nhiều.
Cũng vì nguyên nhân đó mà Trần Nguyên liên tục đốc thúc Bộ khoa học kỹ thuật nhanh chóng chế tạo ra động cơ hơi nước. Chỉ cần có thể sớm chế tạo ra được động cơ hơi nước, thì nền sản xuất công nghiệp quốc phòng của bọn hắn sẽ có những bước phát triển vượt bậc vô cùng to lớn.
Chính vì máy đột dập đã được chế tạo ra nên việc sản xuất hàng loại các mảnh ghép kim loại này đã không còn khó khăn đối với bọn hắn. Nhưng có một vấn đề, đó chính là vải vóc bọn hắn vẫn chưa thành công nghiên cứu ra được.
Vậy nên, Trần Nguyên chỉ còn cách cho lắp ghép những mảnh kim loại này vào các bộ phận được chế tạo bằng da cá sấu sẵn trước, đợi khi nào bọn hắn có thể sản xuất vải ra được thì lại tiến hành ghép chúng vào với nhau sau.
Tất cả mọi thứ đều được Trần Nguyên cho chuẩn bị trước từng chút từng chút một. Chuẩn bị xong nhưng chưa hoàn thành thì xếp để trước ở trong kho, đợi sau này có cơ hội đầy đủ đồ chơi rồi thì đem ra ráp chúng lại với nhau.
Để chuẩn bị cho những kế hoạch như thế này, Trần Nguyên cũng đã chuẩn bị từ trước rất lâu. Thậm chí Trần Nguyên cũng đã phê duyệt cho việc chăn nuôi cá sấu để lấy da và thịt.
Bởi vì da cá sấu có độ bền và tính dẻo dai rất khi so sánh với những loại da thông thường khác. Đặc điểm này nhờ vào lớp dầu tự nhiên có trong da giúp tăng độ bền, ngăn ngừa nứt nẻ da, thậm chí ở nhiệt độ khắc nghiệt hay chịu ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Da cá sấu còn có đặc điểm là độ dày khá mỏng, độ thoáng khí cao và cách nhiệt rất tốt. Lớp vẩy phía ngoài còn giúp bảo vệ da khỏi những tác động xấu của môi trường. Chính vì những đặc điểm nổi trội đó mà Trần Nguyên mới quyết định sử dụng loại da này trang bị cho áo giáp.
Bên cạnh đó, mũ giáp cũng được Trần Nguyên cải tiến đáng kể. Trần Nguyên dựa theo nguyên mẫu nón bảo hiểm ba phần tư và nón bảo hiểm fullface ở thời hiện đại để chế tạo nên một loại mũ giáp mới.
Trần Nguyên chọn loại mũ giáp này tuy hình dáng không được đẹp so với các mẫu mũ giáp thường thấy, nhưng được cái là những loại mũ như thế này có khả năng chống va đập là cực tốt.
Do được thiết thế với biên dạng hình cầu, khiến cho chúng dễ dàng làm phân tán lực va chạm mạnh do vũ khí của đối phương tác động vào. Chưa kể đến, ở bên trong những mũ giáp này, Trần Nguyên thiết kế cho lót thêm một lớp dày cao để giảm thiểu tối đa chấn thương cho chiến sĩ.
Trong khi các loại mũ giáp truyền thống hoàn toàn không thể đảm bảo được các vấn đề an toàn này. Các loại mũ giáp cũ chỉ yếu dùng để chống đỡ lại tên từ kẻ địch là chủ yếu. Còn lại, chúng hoàn toàn vô dụng trước những lực tác động mạnh từ kẻ địch.
Chúng thậm chí còn gia tăng thêm tổn thương cho những chiến sĩ mang chúng. Đây chính là điều mà Trần Nguyên không hề muốn nhìn thấy. Đối với hắn, xấu đẹp không quan trọng, quan trọng là phải bảo vệ được tính mạng các chiến sĩ của hắn.
Trần Nguyên cũng thiết kế riêng cho các loại chiến giáp khác nhau để phù hợp hơn với từng loại binh chủng. Và các binh chủng của hắn cũng được hắn phân loại theo các màu sắc khác nhau của chiến bào.
Đối với quân đoàn của Trần Giang, chiến bào của bọn hắn chính là màu đỏ. Màu đỏ tượng trưng cho máu và chiến khí của bọn hắn. Quân đoàn của Trần Giang chủ yếu là sử dụng song đao, nên khiên chống đỡ là hoàn toàn không thể mang thêm.
Quỷ là gì , quỷ là đồ chơi là vật buôn bán của ta mà thôi