Đại Việt Chúa Tể

Chương 115: Đặc trưng binh chủng




Để khắc phục vấn đề này, Trần Nguyên đã thiết kế gia tăng phần ốp tay sắt của bọn hắn, khiến cho những chiếc ốp tay này vô cùng cứng rắn và chắc chắn không hề thua kém gì những chiếc khiên.

Mũ giáp của bọn hắn tất cả đều là các loại mũ che kín mặt, chỉ có điều, phần mặt nạ sắt bảo vệ mặt của bọn hắn có thể dễ dàng nâng lên hạ xuống không khác gì những mũ giáp của các chiến sĩ thời trung cổ ở Châu Âu.

Trên chóp mũ giáp nhô lên một cái ụ nhọn cao chừng năm, sáu centimet, phía trước cái ụ nhọn đó lại được đúc nổi một nữa đầu sói cùng hàm răng sắc bén đang nhe ra hàm răng sắc bén của mình như muốn đớp lấy con mồi trước mặt.

Về phần giầy chiến, tất cả đều được làm bằng da cá sấu, bên ngoài thì được phủ một lớp giáp sắt lắp ghép lại với nhau. Để đảm bảo người mang không bị ảnh hưởng nhiều khi di chuyển, Trần Nguyên đã vận dụng hết kiến thức của mình để thiết kế nên những đôi giầy chiến này.

Để lắp ghép được các chi tiết sắt và da lại với nhau, Trần Nguyên đã sử dụng các đinh tán được đúc bằng đồng để gắn kết chúng. Đinh tán bằng đồng cũng là thứ gắn kết các chi tiết lại với nhau bền chắc và nhỏ gọn nhất hiện tại Trần Nguyên làm ra được.

Trần Nguyên cũng thiết kế tương tự với những binh chủng khác, nhưng riêng mỗi binh chủng thì lại được bổ sung thêm những phụ kiện khác nhau. Việc làm này với mục đích để phù hợp hơn với phong cách tác chiến của từng loại binh chủng.

Đối với Kim Long quân đoàn thì được bổ sung thêm khiên dày hình tròn có đường kính chừng sáu mươi đến tám mươi centimet. Khiên được đúc với biên dạng cầu lồi, trước mặt khiên được đúc nổi hình đầu rồng cùng dòng chữ Đại Việt Chúa Tể.

Mặt sau của khiên được gắn thêm hai dây đeo để xỏ vào tay cùng một thanh ngang để cầm nắm. Ở giữa khiên còn được gắn thêm một tấm sắt bọc da, dọc nối liền hai đầu quai cùng thanh nắm nhằm gia tăng lực chống đỡ và giảm tổn thương cho phần khuỷu tay.

Mũ giáp của bọn hắn cũng được đúc nổi một đầu rồng đang giương nanh múa vuốt. Chiến bào của Kim long quân đoàn chính là những chiến bào màu vàng.

Xuân Kiều quân đoàn chủ yếu là xạ chiến nên cũng được trang bị loại khiên tương tự như khiên của Kim long quân đoàn. Chỉ khác là màu khiên và màu chiến bào của bọn hắn được Trần Nguyên thiết kế là màu trắng.

Không giống như những quân đoàn khác, trên mũ và trên khiên của bọn hắn được Trần Nguyên cho đúc biểu tượng chính là một chiếc cung đang giương lên trời cao, cùng với mũi tên được cài sẵn, có thể bắn ra bất cứ lúc nào.

Kim Ngưu quân đoàn của Công Đoàn sử dụng vũ khí chính là thương nên bọn hắn cũng được trang bị khiên. Nhưng khiên của hắn lại khác xa so với khiên của Kim Long và Xuân Kiều quân đoàn.

Khiên của Kim Ngưu quân đoàn được Trần Nguyên thiết kế có dạng hình tam giác ngược bo cung như những mẫu khiên của thời trung cổ hiện đại. Tuy nhiên, Trần Nguyên lại thiết kế thêm ở mặt ngoài và mặt trong của những tấm khiên này thêm các móc sắt.

Những móc sắt này có công dụng chính đó là để ghép nối các tấm khiên này lại với nhau tạo nên một bức tường phòng ngự to lớn, nhằm ngăn cản bước tấn công ồ ạt hoặc để ngăn chặn một lượng lớn cung tên từ phía kẻ địch bắn ra.

Trên khiên và mũ của bọn hắn cũng được đúc lấy biểu tượng của quân đoàn chính là một con trâu đực giương hai sừng lên trong tư thế chuẩn bị tấn công kẻ địch.

Đối với Ác Ma quân đoàn, giáp, mũ, giầy hay là chiến bào của bọn hắn, tất cả đều được bao phủ bởi một màu đen. Bọn hắn cũng giống như Kim Long quân đoàn, bọn hắn hoàn toàn không cần sử dụng khiên trong chiến đấu.

Biểu tượng của bọn hắn đó chính là một chiếc đầu lâu. Biểu tượng này được Trần Tô yêu cầu Trần Nguyên thiết kế lấy bởi vì hắn đặc biệt ưa thích biểu tượng chết chóc này. Hắn muốn tất cả kẻ địch chỉ cần nhìn thấy biểu tượng kia của bọn hắn, chính là nhìn thấy cái chết của chính bọn họ.

Tất cả binh chủng của Trần Nguyên đều được hắn thiết kế cờ chiến riêng biệt. Màu sắc cờ và biểu tượng từng binh chủng đều tương ứng với mà sắc của chiến bào và biểu tượng trên vũ khí, chiến giáp của bọn hắn.

Riêng cờ của đất nước, Trần Nguyên chọn lấy cờ đỏ với ngôi sao năm cánh màu vàng ở giữa trung tâm. Với tình yêu dân tộc của mình, hắn muốn lá cờ đỏ sao vàng này phải được tung bay khắp thế giới này. Để cho tất cả mọi người khi nhìn thấy nó thì phải đều kính ngưỡng sự hùng mạnh của nước Đại Việt.

Tất cả bản thiết kế đều đã được Trần Nguyên ngày đêm thiết kế ra sẵn. Công việc còn lại thì hắn bàn giao cho Trần Vi mặc nàng cùng mấy lão đầu trong Bộ khoa học kỹ thuật mày mò.

Chỗ nào không hiểu thì Trần Nguyên sẽ trực tiếp giải thích, làm ví dụ chỉ dẫn. Chỗ nào làm không đúng thì Trần Nguyên tham gia góp ý để chỉnh sửa. Chỗ nào xảy ra vấn đề thì tất cả mọi người lại tập hợp cùng nhau để nghiên cứu thảo luận tìm ra vấn đề.

Tuy nhiên, thiết kế là một chuyện còn đem ra thực tế lại là một chuyện hoàn toàn khác. Trần Vi đã gặp muôn vàn khó khăn trong việc chế tạo ra những khuôn ban đầu. Dựa trên bản thiết kế, nàng phải tự tưởng tượng ra được vật thể lại vừa phải mày mò tìm kiếm nguyên vật liệu phù hợp.

Nhưng nhờ có sự giúp đỡ của Trần Nguyên cùng sự thông minh sáng tạo của nàng, cuối cùng nàng cũng đã cơ bản tạo ra được những khuôn đúc có cấu tạo phức tạp. Còn những chi tiết đơn giản hơn thì Trần Nguyên để cho nàng tự mày mò, có như vậy thì nàng mới có thể tự học hỏi thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm.

Từ khi lên kế hoạch đúc áo giáp, quân xưởng càng ngày càng đông đúc và nhộn nhịp hơn. Tiếng búa đe, tiếng máy dập liên tục làm việc ngày đêm không ngừng. Mọi thứ đều được áp dụng theo quy trình sản xuất dây chuyền mà Trần Nguyên đề ra.

Điều đó làm cho số lượng thành phẩm tạo ra được càng ngày càng nhanh và số lượng sản phẩm bị hư hỏng cần phải sửa chữa lại được giảm một cách tối đa. Tất cả đều được Trần Nguyên cho áp dụng những thứ mà hắn đã từng học và nghe được ở kiếp trước vào những nhà máy sản xuất của hắn này.

Nhìn thấy những thành quả như thế này, Trần Nguyên cũng dần hiểu được vì sao những công ty lớn ở thời hiện đại của hắn lại có thể quản lý được việc sản xuất một khối lượng hàng hóa khổng lồ như vậy.

Xưởng quân giới lúc đầu vốn dĩ là tập hợp của tất cả các công đoạn lại cùng một chỗ như đúc, rèn, gia công, sửa chữa… nhưng bây giờ đây, tất cả chúng đều đã được Trần Nguyên tách ra thành các nhà máy sản xuất riêng biệt.

Đặc biệt các nhà máy xử lý, nấu chảy quặng sắt. Đối với những nhà máy có mức độ bụi và ô nhiễm cao này, Trần Nguyên ưu tiên cho xây dựng chúng ở các khu mỏ hoặc là những nơi xa khu dân cư để tránh ô nhiễm và độc hại đến người dân.

Vấn đề ăn mặc đang từng bước được giải quyết, nhưng Trần Nguyên cũng không dám lơ là vệ sinh, an toàn thực phẩm và môi trường sống của mọi người dân trong đất nước của mình.

Dịch bệnh luôn luôn là kẻ thù tiềm tàng và nguy hiểm nhất không chỉ ở trong thời đại này của hắn. Thậm chí ngay cả ở thời kỳ hiện đại, cho dù có đầy đủ thuốc men nhưng loài người vẫn phải sợ hãi trước những đại dịch chứ đừng nói gì đất nước đang thiếu thốn và lạc hậu này của hắn.

Ở trong quân đội, Trần Nguyên lại càng nghiêm khắc hơn về vấn đề này. Tất cả các binh sĩ đều bắt buộc phải tắm rửa ít nhất một ngày một lần. Mỗi tuần đều phải đi tắm biển một lần nhằm phòng chống các loại bệnh ngoài da.

Còn đối với toàn dân, Trần Nguyên tăng cường tuyên truyền giáo dục và khuyến khích tất cả mọi người dân tích cực tắm rửa. Song song với việc đó, Trần Nguyên cũng yêu cầu bộ giáo dục tổ chức nhiều hơn nữa những cuộc thi như chạy bộ, bơi lội, đấu vật để kích thích tinh thần nâng cao sức khỏe của toàn dân.

Bên cạnh đó, Trần Nguyên cũng bắt đầu phổ biến bộ môn bóng đá mà hắn đặc biệt ưa thích vào trong quân đội và toàn dân, với mục đích ban đầu của hắn là nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết cũng như tinh thần yêu nước của tất cả mọi người.

Lưới thì lấy dây gai mà bện thành khung lưới còn trái bóng thì dùng cao su nấu lên rồi đúc lại thành một quả bóng đặc. Do không được bổ sung thêm phụ da nên trái bóng bằng cao su này vẫn không đủ độ bền để chịu được những cú sút vô tội vạ của những cầu thủ chiến binh.

Trong mỗi trận đấu, bọn hắn lâu lâu phải ngưng lại để thay bóng mới. Nhưng những vướng bận này chẳng hề là giảm sút tình yêu dành cho trái bóng tròn của tất cả con dân của hắn.

Cứ mỗi lần thấy trái bóng tròn lăn trên sân là trái tim của những cổ động viên như vỡ òa cả lên. Bọn họ tích cực cỗ vũ và bàn tán không ngừng về những đội bóng mà mình yêu thích.

Nhìn thấy sự hâm mộ của toàn dân dành cho bộ môn bóng đá càng ngày càng tăng cao. Trần Nguyên thầm tự nhủ lấy một kế hoạch, sau này phải xây dựng một sân vận động lớn để bán vé ra vào. Có như vậy với bổ sung được nguồn ngân sách của nhà nước, cũng như kích thích nhu cầu tiêu dùng của mỗi người dân.

Môn bóng đá sau khi được triển khai trong một thời gian ngắn liền nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ tất cả mọi người, mà đặc biệt là trong quân đội. Các binh chủng chia ra làm nhiều đội, cứ sau mỗi ngày luyện tập mệt nhọc thì bọn hắn liền vui thú với nhau quanh những trái banh tròn.

Phải công nhận bóng đá chính là một môn thể thao vua, không những nâng cao thể lực của tất cả các chiến sĩ, nó còn góp phần tăng thêm tinh thần đoàn kết và sự ăn ý giữa các chiến sĩ.

Điều đó chứng tỏ qua việc, từ khi môn thể thao này được Trần Nguyên áp dụng, tất cả các chiến sĩ vô cùng hiểu ý nhau trong việc triển khai chiến thuật tác chiến. Những bài tập kết hợp khó khăn lúc trước nhưng bây giờ đã không còn là vấn đề lớn đối với bọn hắn.


Quỷ là gì , quỷ là đồ chơi là vật buôn bán của ta mà thôi