Đế Quốc Nhật Bản

Chương 115: Bug 1




Hirohito cũng yên tâm rồi ông nó tiếp:

" Vậy mua 100 đề minh họa. "

【 Bạn mua 100 đề minh họa, hết thảy cần 5.725 điểm tư kim, trước mắt bạn hết thảy có ** điểm tư kim, phải chăng xác định thanh toán ? 】

" Xác nhận "

【 Đã xác nhận thanh toán. 】

Hirohito mua những đề này thực chất là dùng đề thi quốc gia cho học sinh. Đề thi quốc gia vẫn sẽ do bộ giáo dục Nhật Bản biên soạn còn nhưng mà còn những câu cuối của đề thi thuộc dạng dành cho các học sinh giỏi sẽ có 1 câu từ đề khó mà ông vừa mới mua trên hệ thống.

Câu này sẽ biết được sự thiên tài của học sinh đó. Xem thời gian qua các em đã được học những gì trong trường và vận dụng ác kiến thức của em để làm những câu khó như thế này.

" Linh, lấy bộ bản vẽ radar AMES Type 80 và AMES Type 82 của Anh phiên bản cải tiến. "

AMES Type 80, đôi khi được biết đến với mã cầu vồng phát triển green garlic, là một radar cảnh báo sớm (EW) và đánh chặn điều khiển mặt đất (GCI) mạnh mẽ được phát triển bởi Cơ sở Nghiên cứu Viễn thông (TRE) và được chế tạo bởi Decca cho Không quân Hoàng gia (RAF).

Nó có thể phát hiện đáng tin cậy một máy bay chiến đấu lớn hoặc máy bay ném bom nhỏ ở khoảng cách trên 210 hải lý (390 km; 240 dặm), và máy bay lớn, bay cao đã được nhìn thấy ra đường chân trời radar.

Đây là radar quân sự mặt đất chính ở Anh từ giữa những năm 1950 đến cuối những năm 1960, cung cấp vùng phủ sóng trên toàn bộ quần đảo Anh.

AMES Type 82, còn được biết đến rộng rãi với tên mã cầu vồng Orange Yeoman, là một radar 3D băng tần S do Marconi chế tạo và được sử dụng bởi Không quân Hoàng gia (RAF), ban đầu để kiểm soát chiến thuật và sau đó là kiểm soát không lưu (ATC).

Hệ thống này ban đầu được thiết kế để hỗ trợ súng AAA bằng cách truyền dữ liệu về một mục tiêu được chọn để chỉ (hoặc "đặt trên") radar đặt súng địa phương của AAA. Năm 1953, RAF tiếp quản vai trò phòng không và bắt đầu chuyển từ súng sang tên lửa Bloodhound mới. Họ cũng tiếp quản công việc thiết kế và đặt cho hệ thống tên Type 82.

Nguyên mẫu đầu tiên bắt đầu hoạt động vào năm đó và nguyên mẫu thứ hai được sử dụng một thời gian ngắn vào năm 1955 trước khi được chuyển đến bờ biển phía đông Vương quốc Anh như một đơn vị hoạt động vào năm 1957. Ba đơn vị sản xuất đã được thêm vào năm 1960.

【 Bạn mua bản vẽ radar AMES Type 80 và AMES Type 82 phiên bản cải tiến, hết thảy cần 615.413 điểm tư kim, trước mắt bạn hết thảy có ** điểm tư kim, phải chăng xác định thanh toán ? 】

" Xác nhận "

【 Đã xác nhận thanh toán, mình tặng bản vẽ radar điều khiển hỏa lực (FCR) dành cho súng phòng không và bản vẽ ngòi nổ cận đích dành cho đạn phòng không. 】

Hirohito nghe được hệ thống tặng cho mình Radar điều khiển hỏa lực (FCR) và và bản vẽ ngòi nổ cận đích cũng rất chi là hài lòng.

Radar điều khiển hỏa lực (FCR) là một radar được thiết kế đặc biệt để cung cấp thông tin (chủ yếu là phương vị mục tiêu, độ cao, tầm bắn và tốc độ tầm xa) cho một hệ thống điều khiển hỏa lực để hướng vũ khí sao cho chúng bắn trúng mục tiêu.

Đôi khi chúng được gọi là radar nhắm mục tiêu, hoặc ở Anh, radar đặt súng. Nếu radar được sử dụng để dẫn đường cho tên lửa, nó thường được gọi là đèn chiếu sáng mục tiêu hoặc radar chiếu sáng.

Ngòi nổ cận đích là một loại ngòi nổ kích nổ đầu đạn tự động khi khoảng cách từ đạn đến mục tiêu nhỏ hơn khoảng cách định trước. Ngòi nổ cận đích được thiết kế để chống lại các mục tiêu như máy bay, tên lửa, tàu, và các lực lượng mặt đất.

Loại ngòi nổ này có cơ chế phức tạp hơn ngòi nổ chạm đích hoặc ngòi nổ hẹn giờ. Ngòi nổ cận đích tăng độ sát thương lên từ 5 đến 10 lần so với các loại ngòi nổ khác.

Trong chiến tranh thế giới thứ 2, lãnh thổ Nhật Bản liên tục bị máy ném bom hạng nặng của Mỹ là B-17 ném bom liên tục. Từ những vấn đề đó chúng ta có thể thấy rõ sự bạt nhược trong công tác phòng không của Nhật Bản nó như thế nào.

Chính vì vậy mà Hirohito mới mua radar để bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản. Trước mọi nguy cơ từ trên không của đối phương.

Nếu nói về hoàn cảnh địa lý thì Anh có địa lý giống với Nhật Bản nhất nên ông mới đặc biệt mua radar của Anh còn về đặc tính thì như ở trên có nói. Không những thế chúng là những phiên bản cải tiến chắc chắn là có chức năng cao cấp hơn cái cũ hay nói cách khác là xịn hơn và có nhiều chức năng hơn.

Có những radar này thì coi như bản thổ đa an toàn, và có thể triển khai máy bay đi đánh chặn máy bay của đối phương trước khi vào đất liền.

Nếu mà còn sót lại thì sẽ do súng phòng không trang bị radar điều khiển hỏa lực (FCR) sử dụng ngòi nổ cận đích dưới sự hỗ trợ của radar AMES Type 82 truyền thông tin của máy bay đối phương vào radar điều khiển hỏa lực (FCR).

Đến lúc đó, súng phòng không dựa theo đó mà điều chỉng để bắn rơi máy bay đối phương.

Mặc dù chúng có thể chặn được các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom bình thường nhưng mà gặp phải máy bay ném bom hạng nặng B-17 của Mỹ thì không thể đối phó được. Chỉ có thể nhìn nó ngay trước mắt mình bay qua.

Cho nên, ông cần 1 khẩu súng phòng không mới có thể bắn tới B-17, ông cũng không cần suy nghĩ nhiều lắm bởi vì Nhật Bản có một khẩu súng như thế có thể đối phó với B-17 nên ông nói:

" Linh, mình mua bản vẽ pháo phòng không Type 5 150 mm phiên bản cải tiến. "

Pháo phòng không Type 5 150 mm là một khẩu pháo phòng không cỡ nòng lớn được phát triển bởi Quân đội Đế quốc Nhật Bản trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II.

Số Type 5 được chỉ định cho năm khẩu súng được chấp nhận, 2605 trong lịch năm hoàng gia Nhật Bản, hoặc năm 1945 trong lịch Gregorian. Nó được dự định thay thế Pháo AA Type 3 12 cm trước đó như một biện pháp phòng thủ chống lại các cuộc không kích của Mỹ.

Pháo phòng không Type 5 150 mm có tầm bắn tối đa lên tới 19km và tầm bắn hiệu quả là 16km, mà trần bay ( độ cao ) tối đa của máy bay ném bom hạng nặng B-17 ( Pháo đài bay ) là khoảng 12km nên đây là khẩu pháo có thể diệt máy bay ném bom hạng nặng B-17 của Mỹ.

【 Bạn mua bản vẽ pháo phòng không Type 5 150 mm phiên bản cải tiến, hết thảy cần 25.515 điểm tư kim, trước mắt bạn hết thảy có ** điểm tư kim, phải chăng xác định thanh toán ? 】

" Xác nhận "

【 Đã xác nhận thanh toán, mình tặng cho bạn bản vẽ Lựu pháo Type 96 150 mm phiên bản cải tiến. 】

Hirohito nghe vậy cũng gật đầu. Nếu đã có thêm bản vẽ lựu pháo thì dễ dàng hỗ trợ hơn cho các đội bộ binh của Nhật Bản tấn công vào các cứ điểm của đối phương. Tiếp theo, Hirohito muốn chọn hệ thống phòng không nhưng dàn cho hải quân chính là cận phòng pháo nên ông nói:

" Linh, mình mua bản vẽ cận phòng pháo Kashtan CIWS và Rheinmetall Oerlikon Millennium Gun phiên bản cải tiến. "

Hệ thống vũ khí cận cảnh Kortik (CIWS) là một hệ thống tên lửa phòng không hải quân hiện đại được triển khai bởi Hải quân Nga. Phiên bản xuất khẩu của nó được gọi là Kashtan, với tên định danh NATO CADS-N-1 Kashtan.

Kashtan CIWS thường được triển khai như một hệ thống pháo và tên lửa kết hợp, nó cung cấp khả năng phòng thủ chống lại tên lửa chống hạm, tên lửa chống radar và bom dẫn đường.

Hệ thống này cũng có thể được sử dụng để chống lại máy bay cánh cố định hoặc cánh quay hoặc thậm chí các tàu mặt nước như tàu tấn công nhanh hoặc mục tiêu trên bờ.

Rheinmetall Oerlikon Millennium Gun hay Rheinmetall GDM-008 là một hệ thống vũ khí cận cảnh được thiết kế bởi Rheinmetall Air Defense AG (trước đây gọi là Oerlikon Contraves) để gắn trên tàu. Nó dựa trên hệ thống phòng không trên đất liền súng lục ổ quay 35/1000 và sử dụng đạn hiệu quả và phá hủy bắn đạn tiên tiến (AHEAD).

Kashtan CIWS và Rheinmetall Oerlikon Millennium Gun đều là 2 hệ thống phòng không cận cảnh tự động khi mà phi đội máy bay của đối phương tấn công vào tàu chiến của mình mà tàu chiến được trang bị Kashtan CIWS hay Rheinmetall Oerlikon Millennium Gun sẽ bắt đầu phân tích máy bay nào gây nguy hiểm nhất đến lúc đó chúng sẽ bắt đầu chương trình đánh chặn.

Nó sẽ tính toán máy bay nào gây nguy hiểm trước và có xác xuất thành công khi bay tới tầm bắn của nó thì nó sẽ bắt đầu đánh chặn lại máy bay của đối phương. Nó sẽ vừa đánh chặn vừa tính toán các mối nguy hiểm tiếp theo, sau khi hạ được mục tiêu nguy hiểm đầu tiên nó sẽ chuyển sang mục tiêu nguy hiểm thứ 2.

Quy trình đó sẽ được lặp đi lặp lại liên tục cho đến khi kết thúc. Để có thể nhận diện được các mục tiêu bắt buộc chúng phải có radar riêng hoặc liên kết với radar chính của tàu để có thể biết được các mối đe doạ tiềm tàng.

【 Bạn mua bản vẽ hệ thống vũ khí cận cảnh Kashtan CIWS và Rheinmetall Oerlikon Millennium Gun phiên bản cải tiến, hết thảy cần 565.646 điểm tư kim, trước mắt bạn hết thảy có ** điểm tư kim, phải chăng xác định thanh toán ? 】

" Xác nhận "

【 Đã xác nhận thanh toán. Vì, tên lửa của Kashtan CIWS vẫn còn nằm trong sự giới hạn của mình cho đến năm 1965 nên mình sẽ bỏ tên lửa trên Kashtan CIWS, để bù lại mình tặng bạn bản vẽ tương quan đến hệ thống phân phối hoả lực CIWS. 】

Hirohito nghe được hệ thống tặng cho mình một thứ đồ lạ nên ông mở ra xem. Ông nhìn một chút cũng hiểu được công năng của thứ mà hệ thống tặng cho mình. Hệ thống phân phối hoả lực CIWS có công năng giống như cái tên của nó vậy, có nghĩa là nó sẽ phân phối các mục tiêu nguy hiểm gây hại cho tàu mà bắn chặn.