Đế Quốc Nhật Bản

Chương 116: Bug 2




【 Đã xác nhận thanh toán. Vì, tên lửa của Kashtan CIWS vẫn còn nằm trong sự giới hạn của mình cho đến năm 1965 nên mình sẽ bỏ tên lửa trên Kashtan CIWS, để bù lại mình tặng bạn bản vẽ tương quan đến hệ thống phân phối hoả lực CIWS. 】

Hirohito nghe được hệ thống tặng cho mình một thứ đồ lạ nên ông mở ra xem. Ông nhìn một chút cũng hiểu được công năng của thứ mà hệ thống tặng cho mình. Hệ thống phân phối hoả lực CIWS có công năng giống như cái tên của nó vậy, có nghĩa là nó sẽ phân phối các mục tiêu nguy hiểm gây hại cho tàu mà bắn chặn.

1 tàu có 2 Kashtan CIWS đang bị 4 máy bay tấn công thì 2 Kashtan CIWS sẽ phân biệt ra phần mình bắn chặn 2 chiếc máy bay gây nguy hiểm nhất rồi đến 2 máy bay tiếp theo.

Kashtan CIWS số 1 bắn rơi được máy bay đầu tiên mà Kashtan CIWS số 2 đang bắn chặn máy bay thứ 2 thì Kashtan CIWS số 1 chuyển sang bắn chặn máy bay số 3. Nếu Kashtan CIWS số 2 vẫn chauw chặn được thì Kashtan CIWS số 1 sẽ bắn hỗ trợ nên gọi là hệ thống phân phối hoả lực CIWS.

" Linh, bạn có thể cho vài đội kỹ sư đến giúp mình được không ? "

【 Bạn có thể thuê đội kỹ sư với giá thuê hàng tháng là khoảng 25.758 điểm tư kim . Họ sẽ nghiên cứu kỹ thuật chưa tới 2 tháng là xong nhưng với điều kiện là họ sẽ nghiên cứu những thứ kỹ thuật mà bạn mua ở phía mình hay nói cách khác là trên hệ thống. 】

Nếu có đội kỹ sư giúp đỡ nghiên cứu ra những kỹ thuật mà ông mua trên hệ thống chỉ trong vài tháng thì số tiền thuê đó là đáng giá. Bây giờ là cuối năm 1933, chỉ vài tuần nữa là sang năm 1934.

Chiến tranh thế giới thứ 2 chỉ còn chưa tới 6 năm nữa là bắt đầu, mà những kỹ thuật Hirohito mua trên hệ thống giao cho kỹ sư Nhật Bản thì phải tới sang năm mới nghiên cứu xong và có thành phẩm.

Nếu có kỹ sư từ hệ thống hỗ trợ thì những kỹ thuật ông mua trên hệ thống chỉ cần chưa tới 2 tháng là có thể nghiên cứu thành công và có thành phẩm.

Không những thế đội kỹ sư còn có thể hỗ trợ và huấn luyện công nhân sản xuất các kỹ thuật mà Hirohito mua trên hệ thống để có thể sản xuất hàng loạt nhanh chóng cung cấp cho quân đội nhanh chóng và lắp đặt trên tàu chiến.

Nói chung là những thứ có liên quan đến bản vẽ kỹ thuật đều sẽ được đội kỹ sư hỗ trợ. Hiện tại, các lớp thiết giáp hạm như là Lớp Kongō, Lớp Fusō và Lớp Ise trang bị cỡ nòng pháo 356 mm đều được đang được ở xưởng đóng tàu để nâng cấp thay nòng pháo MK7 406 mm.

Thay đổi và thêm các khẩu pháo phòng không. Việc thay đổi này nhanh nhất cũng phải mất vài tháng hoặc chậm nhất là vài năm. Nên, các con tàu này trước khi hoàn thành cải tạo thì nó phải được trang bị ít nhất 2 toà cận phòng pháo và nhiều nhất là 8 toà cận phòng pháo.

Nếu không, vừa mới nâng cấp xong rời xưởng đóng tàu vài ngày rồi nhận được thông tin quay lại nâng cấp tiếp. Làm như thế rất là mất thời gian, sắp tới chiến tranh nên thời gian là quan trọng nhất.

" Linh, cho mình thuê đội kỹ sư "

【 Bạn muốn thuê bao nhiêu đội ? 】

" Mỗi kỹ thuật và bản vẽ mà mình mua đều có 1 đoàn đội kỹ sư kèm theo. "

【 Xác nhận thuê thành công. Đoàn đội kỹ sư và kỹ thuật bản vẽ bạn mua đề đã xuất hiện ở Nhật Bản, mọi thứ có liên quan đến đều đã được mình truyền tin cho người máy sinh hoá Machiko. Người máy sinh hoá Machiko sẽ biết làm như thế nào nên bạn cứ yên tâm. 】

Hirohito nghe vậy cũng vui mừng, không thổ là hệ thống có thể xử lý những chuyện này chu toàn. Hirohito suy nghĩ tiếp theo mình nên mua là pháo có cỡ nòng từ 76 mm đến 150 mm dành cho pháo chính dành tàu khu trục và pháo phụ dành cho tuần dương hạm và thiết giáp hạm.

Những thứ mà nãy giờ ông mua trên hệ thống đều đã được ông suy nghĩ kỹ lưỡng nên mới mua nhưng mà đến pháo thì ông vẫn còn hơi băng khoăng không biết nên mua cái nào.

Ông không biết mình nên chọn đồ của Đức, Nga hay là Mỹ. Đức thì ông chỉ có 2 lựa chọn đó chính là pháo 15 cm/55 (5.9") SK C/28 và 10,5 cm / 65 (4,1 inch) SK C / 33.

Mặc dù, 2 khẩu pháo này có chất lượng rất tốt nhưng mà nó lại có cấu tạo hết sức phức tạp giống như pháo 20.3 cm (8 in) guns được trang bị trên tàu tuần dương hạng nặng lớp Ibuki, mặc dù có cấu tạo phức tạp nhưng mà xài vẫn ngon nên không có yêu cầu thay đổi gì hết.

Ông ngay lập tức loại bỏ Đức như vậy cũng chỉ còn có 2 nước là Nga và Mỹ.

Mặc dù vậy, ông vẫn muốn tìm xem những khẩu pháo khác ngoài 2 nước này nên ông bắt đầu tìm những thứ có liên quan đến pháo hải quân rồi ông bắt đầu lướt một lần. Hirohito lướt một hồi rồi ông thấy pháo 76mm / L62 Allargato của hải quân Ý, ông tò mò nên ấn vào phần giới thiệu.

76mm/L62 Allargato là một nòng duy nhất, cỡ nòng trung bình, pháo hải quân tự động hai mục đích được thiết kế và sản xuất vào những năm 1960 bởi công ty quốc phòng Ý OTO-Melara như là vũ khí pháo cho tất cả các tàu chiến lớp trung bình và lớn được chế tạo cho Hải quân Ý trong thập kỷ đó.

Hiện tại, pháo vẫn đang phục vụ trong các tàu tuần tra lớp Cassiopea của Ý nhưng phần lớn đã được thay thế bằng loạt pháo Otobreda 76 mm.

Vào giữa những năm 1950, Hải quân Ý bắt đầu lên kế hoạch và tài trợ cho một chương trình hiện đại hóa, trong đó nhiều tàu chiến lỗi thời trong Thế chiến II sẽ được thay thế bằng các tàu chiến mới hơn và hiện đại hơn được chế tạo ở Ý.

Do đó, Hải quân Ý đã ký hợp đồng với công ty OTO-Melara của Ý để thiết kế và sản xuất một khẩu pháo hải quân cỡ nòng trung bình với cả khả năng chống tàu mặt nước và phòng không.

Và, pháo 76mm / L62 Allargato được ra đời từ đây. Hirohito đọc xong 2 con mắt bắt đầu toả sáng, khẩu pháo này phù hợp với tàu khu trục hộ tống nên ông quyết định chọn khẩu này. Sau đó, ông ấn tìm các khẩu pháo của Nga và Mỹ, ông xem từng khẩu pháo có vài cái phù hợp nhưng mà ông nó lại ở vào thời điểm năm 1971. Ông không biết giới hạn của hệ thống đã được gỡ bỏ chưa nên ông hỏi:

" Linh, mình mua bản vẽ pháo hạng nhẹ 127 mm (5")/54 caliber (Mk 45) có được không ? "

【 Được, nhưng có điều kiện mình sẽ thay đổi vài chi tiết có liên quan đến hệ thống pháo điều khiển và bản điện tử của pháo MK 45. Thay vì bắn dựa vào điều khiển từ xa thì nó sẽ được bắn hoàn toàn bằng tay, để mình nói ngắn rọn và dễ hiểu nhất là cách thức bắn cầm tay và một số thứ đều giống với pháo MK 30 đang được trang bị trong các tàu khu trục của Mỹ. Còn lại thì không đổi như là nạp đạn tự động và những thứ khác vẫn được giữ lại. Đối với, phiên bản cải tiến là một chuyện khác. 】

" Linh, vậy mình mua pháo 76mm / L62 Allargato và 5"/54 caliber Mark 45 gun phiên bản cải tiến. "

【 Bạn mua bản vẽ pháo 76mm / L62 Allargato và 5"/54 caliber Mark 45 gun phiên bản cải tiến, hết thảy cần 2.368.564 điểm tư kim, trước mắt bạn hết thảy có ** điểm tư kim, phải chăng xác định thanh toán ? 】

" Xác nhận. "

【 Đã xác nhận thanh toán, mình tặng bạn bản vẽ radar MP-123-02/3 và MP-145 Lev. 】

Pháo hạng nhẹ 127 mm (5")/54 caliber (Mk 45) là một khẩu pháo hải quân Hoa Kỳ bao gồm một khẩu pháo L54 Mark 19 127 mm (5 in) trên giá treo Mark 45. Nó được thiết kế và xây dựng bởi United Defense, một công ty sau đó được mua lại bởi BAE Systems Land & Armaments, tiếp tục sản xuất.

MP-123-02/3 Bagira là hệ thống kiểm soát hỏa lực pháo binh của hải quân Nga. Được thiết kế để kiểm soát các cơ sở pháo binh cỡ nòng 30, 57, 76 và 100 mm, cũng như các bệ phóng tên lửa không điều khiển cỡ nòng 122 và 140 mm. Cung cấp bắn vào các mục tiêu trên mặt đất, trên không (bao gồm cả các mục tiêu bay thấp) và ven biển.

MP-145 Lev là một hệ thống kiểm soát hỏa lực pháo binh của hải quân Liên Xô và Nga. Được thiết kế để điều khiển các cơ sở pháo binh cỡ nòng 100 mm (AK-100). Cung cấp bắn vào các mục tiêu trên mặt nước, trên không và ven biển trong điều kiện nhiễu chủ động và thụ động, đạn chống radar.

Hirohito sau khi nghe được hệ thống tặng mình radar điều khiển hoả lực MP-123-02/3 và MP-145 Lev cũng vui mừng. Nếu có những radar này thì ông sẽ không cần mua trên hệ thống nữa.

Radar MP-123-02/3 Bagira thì ông không cần nói nữa như phần giới thiệu ở trên và bổ xung một xíu đó chính là các tàu chiến đang được Việt Nam sử dụng đều có loại radar MP-123-02/3 Bagira này.

Ông sẽ lắp đặt cho các cận phòng pháo mỗi cái 1 radar MP-123-02/3 Bagira. Còn, radar MP-145 Lev thì ông sẽ để chúng cho các dàn pháo chính của tàu chiến Nhật Bản như là lớp Nagato, Fuso ......

Đến lúc đó, tàu chiến của Mỹ và Nhật Bản đấu tay đôi hoặc là USS Missouri và Yamato thì chưa chắc ai đã thắng, có thể thiết giáp hạm Yamato đè đầu USS Missouri lên đánh cũng không chừng.

Yamato ?

" À, đúng rồi. Xém chút nữa là quên chị đại của làng thiết giáp hạm hay là chị đại của mọi loại tàu chiến. "

" Linh, mua bản vẽ thiết giáp hạm Yamato phiên bản cải tiến. Mà từ từ đã, Linh cho mình xem bản thiết kế chi tiết tàu chiến-tuần dương lớp O của Đức, B-65 ( Super Type A ) của Nhật Bản và Stalingrad của Liên Xô "

---------- Đôi lời từ tác giả:

Mình sẽ đăng ngày hôm nay 2 chương vì những chương còn lại mình đang sửa lỗi. Mong các bạn không cảm.

--------------------------------