Đế Quốc Nhật Bản

Chương 52: Đạo quân Quan Đông.



Sau đó, một người lính mang quân hàm tướng quân bước vào. Những người lính khác bao gồm có cả Santoso đông loạt hành lễ, hành lễ xong Santoso bước lên trước mặt người lính mang quân hàm tướng quân đó báo cáo:

" Thưa tướng quân, người của đảng Bolshevik trong hoàng cung này đều đã được xử lý "

Người lính mang quân hàm tướng quân đó nghe được Santoso báo cáo xong thì gật đầu, ông tới chỗ của Bogd Khan hành lễ theo kiểu nhà binh rồi ông nói:

" Xin chào ngài, ta xin tự giới thiệu. Ta tên Yoshinori Shirakawa hiện đang là Tư lệnh của Đạo quân Quan Đông được thái tử điện hạ phái tới. Điện hạ nhờ ta gửi lời cho ngài là mong ngài tuân thủ theo các vấn đề điều khoản mà chúng ta đã ký bao gồm ngài tuyên bố sáp nhập vào Nhật Bản trở thành một tỉnh tự trị và chọn một vị hoàng tử của Thiên Hoàng làm hoàng đế kế nhiệm ngài. "

Yoshinori Shirakawa (24 tháng 1 năm 1869 – 26 tháng 5 năm 1932) là một vị tướng trong Quân đội Đế quốc Nhật Bản. Shirakawa sinh ra là con trai thứ ba của một cựu samurai của Matsuyama Domain ở Iyo, Ehime, Shikoku. Ông theo học trường trung học Matsuyama, nhưng buộc phải rời đi mà không tốt nghiệp do tình hình tài chính khó khăn của gia đình, và làm giáo viên thay thế.

Vào tháng 1 năm 1886, ông đảm bảo một vị trí với một trường học thiếu sinh quân và được gia nhập Quân đội Đế quốc Nhật Bản với tư cách là một trung sĩ kỹ thuật quân sự thuộc Trung đoàn Bộ binh Vệ binh. Vào tháng 12 năm 1887, ông được giới thiệu làm học viên sĩ quan và phục vụ trong Trung đoàn Bộ binh 21 IJA.

Ông tốt nghiệp khóa 1 của Học viện Lục quân Đế quốc Nhật Bản vào năm 1890, nơi các bạn cùng lớp của ông bao gồm Kazushige Ugaki. Ông được ủy nhiệm làm trung úy thứ hai vào tháng 3 năm 1891.

Shirakawa vào Trường Sĩ quan Lục quân vào năm 1893, nhưng buộc phải rời đi vào năm sau do sự bùng nổ của Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất. Trong chiến tranh, ông được thăng cấp trung úy. Ông trở lại tốt nghiệp Trường Sĩ quan Lục quân và được thăng cấp đại úy vào năm 1898.

Shirakawa sau đó được phân công làm chỉ huy bộ phận của Trung đoàn Bộ binh 21 IJA. Năm 1902, ông được phân công làm nhân viên của Sư đoàn Vệ binh. Được thăng cấp thiếu tá vào năm 1903, Shirakawa trở lại chỉ huy Trung đoàn Bộ binh 21 IJA trong Chiến tranh Nga-Nhật. Trong chiến tranh, ông được chuyển sang nhân viên của Sư đoàn 13 IJA. Sư đoàn này được giao nhiệm vụ độc lập chiếm đóng Sakhalin trước khi kết thúc Hiệp ước Portsmouth, đổ bộ lên Sakhalin vào ngày 7 tháng 7 năm 1905, chỉ ba tháng sau khi được thành lập, và bảo vệ hòn đảo vào ngày 1 tháng 8 năm 1905.

Kết quả của hoạt động thành công của nó, Nhật Bản đã được trao tặng miền nam Karafuto trong Hiệp ước Portsmouth, một trong số ít lợi ích lãnh thổ của Nhật Bản trong chiến tranh. Sau chiến tranh, Shirakawa được phân công vào Cục Nhân sự của Bộ Lục quân từ tháng 10 năm 1905.

Ông được thăng cấp trung tá năm 1907, đại tá năm 1909 và chỉ huy Trung đoàn Bộ binh 34 IJA. Vào tháng 6 năm 1911, Shirakawa trở thành Tham mưu trưởng sư đoàn 11 IJA, và được thăng cấp thiếu tướng và chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh số 9 IJA.Ông giữ chức Trưởng phòng Nhân sự từ năm 1916 đến năm 1919, và sau khi được thăng cấp trung tướng và chỉ huy Học viện Lục quân Đế quốc Nhật Bản.

Vào tháng 3 năm 1921, ông lại được trao quyền chỉ huy chiến đấu, với tư cách là chỉ huy sư đoàn 11 IJA, giám sát việc rút quân và trở về Nhật Bản can thiệp vào Siberia. Tháng 8 năm 1922, ông được điều động về chỉ huy Sư đoàn 1 IJA. Ông được Tướng Yamanashi Hanzō chọn làm Thứ trưởng Lục quân vào tháng 10 năm 1922 và cũng là Trưởng phòng Hàng không Quân đội. Trong thời gian đó ông được trao tặng Grand Cordon of the Order of the Rising Sun. Shirakawa được bổ nhiệm làm tư lệnh Đạo quân Quan Đông từ tháng 10 năm 1923.

Được thăng cấp tướng đầy đủ vào tháng 3 năm 1925, Shirakawa sau đó phục vụ trong Hội đồng Chiến tranh Tối cao từ năm 1926 đến năm 1932, và là Bộ trưởng Quân đội từ năm 1927 đến năm 1929 trong nội các của Thủ tướng Tanaka Giichi. Trong nhiệm kỳ của mình với tư cách là Bộ trưởng Quân đội, Quân đội Kwangtung đã tổ chức sự kiện Huanggutun với mục đích là ám sát lãnh chúa Fengtian Zhang Zuolin vào tháng 6 năm 1928. Thủ tướng Tanaka đã báo cáo với Nhật hoàng Hirohito rằng vụ việc đã được dàn dựng bởi các sĩ quan trẻ bất hảo trong Quân đội Đế quốc Nhật Bản mà không có lệnh từ Tokyo và yêu cầu trừng phạt thủ phạm.

Trong khi vai trò của Shirakawa trong vụ đánh bom vẫn chưa chắc chắn, ông từ chối trừng phạt thủ phạm và thay vào đó chuyển chúng sang các vị trí khác để tránh sự tra xét của tòa án quân sự. Với căng thẳng ở Trung Quốc nhanh chóng gia tăng hướng tới chiến tranh mở, sau sự kiện Thượng Hải bắt đầu vào tháng 1 năm 1932, Shirakawa được phái đến Trung Quốc vào ngày 25 tháng 2 năm 1932, để trở thành chỉ huy của Quân đội Viễn chinh Thượng Hải.

Ông đã được lệnh trực tiếp từ Hoàng đế Hirohito để kết thúc tình hình. Shirakawa đã ban hành lệnh ngừng bắn vào ngày 3 tháng 3 trước sự phản đối mạnh mẽ của các chỉ huy của mình và khiến Bộ Tổng tham mưu Quân đội Đế quốc Nhật Bản tức giận. Tuy nhiên, hoàng đế hài lòng, và Đại hội đồng Liên minh Các Quốc Gia, đã sẵn sàng lên án Mạnh mẽ Nhật Bản, vẫn im lặng.

Tuy nhiên, hai tháng sau, vào ngày 29 tháng 4 năm 1932, ông bị thương nặng bởi một quả bom do nhà hoạt động độc lập Hàn Quốc Yoon Bong-gil đặt tại Công viên Hồng Khẩu của Thượng Hải và qua đời vì vết thương vào ngày 26 tháng 5. Yoshinori Shirakawa vừa nói với Bogd Khan đến các điều khoản về vấn đề sáp nhập vào Nhật Bản và cho một người em của Hirohito kế vị Bogd Khan là một trong các điều khoản nằm trong Hiệp định thương mại trước đó không được công bố.

Trước đó Bogd Khan cũng biết được người thuộc đảng Bolshevik và Liên Xô sẽ xâm lược nước này Với nền quân sự yếu ớt của Mông Cổ, ông đã tìm cách cứu đất nước thoát khỏi sự xâm lược của Liên Xô.

Vị quan chức người Mãn này đã giới thiệu và đưa ra các số liệu có lợi ích sau khi Mãn Châu sáp nhập vào Nhật Bản, Bogd Khan nghe vị quan chức người Mãn và khi nhìn qua các số liệu làm cho ông tâm động bởi vì ông cũng biết được từ sau khi Mãn Châu sáp nhập vào Nhật Bản, người dân Mãn Châu bắt đầu có một cuộc sống sung túc không lo nghèo đói.

Nên ông có một quyết định liều lĩnh là sáp nhập Nhật Bản, ông phái sứ đoàn đến Nhật Bản với nội dung là hợp tác kinh tế nhưng thực chất là muốn sáp nhập vào Nhật Bản. Sau đó, các điều khoản liên quan đến việc sáp nhập Mông Cổ đã được ký kết dưới vỏ bọc của Hiệp định thương mại.

Vào một ngày, KGB gửi tin tức tình báo tới cho Katō và Hirohito với nội dung Liên Xô đang bí mật điều binh lực đến gần biên giới Mông Cổ. Hirohito và Katō đã dùng chiến thuật " điệu hổ ly sơn " dẫn dụ các tình báo của Mỹ và Anh tới. Chiến thuật này không để cho Katō và Hirohito thất vọng. Vài ngày sau đó, một cuộc hội đàm được diễn ra có sự góp mặt của Mỹ, Anh, Pháp và Nhật Bản để bàn bạc về vấn đề này. Hirohito cử Katō đi tham gia cuộc hội đàm lần này. Katō đã chỉ ra sự lo ngại của phong trào Cộng Sản đang lan tới Trung Quốc.

Mỹ, Anh và Pháp đều gật đầu đồng ý với quan điểm của Katō. Nếu để cho phong trào Cộng Sản lan tới Trung Quốc như vậy là không phù hợp đến lợi ích của các nước. Chỉ có Mỹ và Anh là nêu ra ý kiến của mình nhưng đều bị các bên bác bỏ.

Còn, Pháp và Nhật Bản đều không đưa ra ý kiến của mình. Pháp thì dễ hiểu sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp bị tổn thất nặng nề. Nên hiện tại họ đang tập trung hồi phục kinh tế sau chiến tranh không có rãnh rỗi mà lo vấn đề này. Còn Katō, ông vẫn chưa muốn phát biểu sớm phải đợi người Anh và người Mỹ cãi lộn xong mới nói đến ý kiến của mình.

Sau nhiều giờ tranh cãi, người Anh và người Mỹ mới nhìn về phía Katō. Thấy vậy Katō mới nói lên ý kiến của mình. Nhật Bản sẽ tuyên chiến với Liên Xô nhưng mà cần Mỹ, Anh và Pháp hỗ trợ cấm vận, cắt đứt các cuộc viện trợ cho Liên Xô và quan hệ ngoại giao. Đến lúc đó, Liên Xô sẽ buộc phải rút quân ra khỏi Mông Cổ và ngăn cản phong trào Cộng Sản của Liên Xô lan tới Trung Quốc. Anh, Mỹ và Pháp bất ngờ với ý định của Nhật Bản nhưng mà sau khi nghe xong họ cũng đồng ý với ý kiến của Katō.

Nhật Bản muốn hy sinh như vậy Anh và Mỹ đều vui mừng chấp nhận nhưng mà làm như vậy sẽ đi đôi với cái giá của nó cho nên Anh và Mỹ đang đợi Katō đưa ra điều kiện của mình. Katō thấy vậy đưa ra điều kiện của mình là Tân Cương, Mông Cổ, Vùng Primorsky và đảo Sakhalin đều thuộc về Nhật Bản. 3 nước Anh- Mỹ- Pháp đều không thể tin được Katō nói ra điều kiện như vậy. Bởi vì, nếu cộng lại hết những vùng đó sẽ gần gấp 2 lần diện tích của Nhật Bản.

Nhưng mà họ cũng suy nghĩ được một lát rồi gật đầu chấp nhận cho Nhật Bản những vùng đó. Bởi vì, nơi đó không có nhiều tài nguyên hoặc gần như là không có. Đặc biệt là Tân Cương, khu vực đó có một vài dãy núi và hầu hết diện tích là sa mạc, không có cái gì cả. Cho nên 3 nước cũng không có hứng thú với Tân Cương cho lắm, Nhật Bản đã muốn Tân Cương thì cả 3 nước đều đồng ý. Mỏ dầu ở Mãn Châu được quân đội và một số người trong các bên liên quan biết còn lại là hầu như không biết gì cả.

Các nước trên thế giới chỉ biết được Nhật Bản có các mỏ dầu ở ngoài biển nước này đang được khai khác, cho nên 3 nước Anh và Mỹ mới đồng ý cho Tân Cương và Mông Cổ sáp nhập vào Nhật Bản nếu Anh và Mỹ mà biết được Mãn Châu có dầu mỏ thì còn lâu đồng ý cho Nhật Bản các khu vực này cho đến khi Anh và Mỹ điều tra mới chấp nhận cho Nhật Bản các khu vực này.

Nhưng mà vấn đề nằm ở Vùng Primorsky, đây là nơi có thành phố cảng quan trọng nhất của Liên Xô ở Thái Bình Dương là thành phố Vladivostok. Nếu mà Nhật Bản chiếm được thành phố Vladivostok là có thể hất cẳng Liên Xô ra khỏi Thái Bình Dương nhưng mà làm như vậy sẽ cho Nhật Bản tăng thêm sức mạnh.

Cho nên, Anh và Mỹ 2 nước suy nghĩ vấn đề này được một lúc rồi mới gật đầu đồng ý cho Nhật Bản những khu vực đó. Trong vấn đề bàn bạc này chỉ có người Anh là nghiêm túc còn Mỹ chỉ coi như là nghiêm túc bởi vì tổng thống hiện tại của Mỹ là Calvin Coolidge.

Calvin Coolidge là một người cô lập, ông không muốn tham gia vào các liên minh nước ngoài. Coolidge tin tưởng mạnh mẽ vào một chính sách đối ngoại không can thiệp, ông tin rằng Hoa Kỳ là đặc biệt.

Cho nên, người Anh cũng không tin cậy vào người Mỹ, vì vậy người Anh suy nghĩ kỹ lưỡng về vấn đề này mới đồng ý cho Nhật Bản chiếm thành phố Vladivostok. Sau đó, 4 nước bàn bạc thêm một số vấn đề có thể phát sinh khi mà Nhật Bản đánh Liên Xô.

Katō sau khi bàn bạc xong đã thông báo chuyện này cho Hirohito biết, Hirohito nhận được thông tin từ Katō cũng vui mừng. Sau đó, Hirohito gửi điện báo cho Yoshinori Shirakawa thực hiện theo kế hoạch mà trước đó đã chuẩn bị.

Đó là lý do, vì sao mà Yoshinori Shirakawa xuất hiện ở cung điện của Bogd Khan, những người lính xuất hiện trong cung điện này và xử quyết những người thuộc đảng Bolshevik chính là lính Nhật Bản thuộc Đạo quân Quan Đông.


-------- Đôi lời từ tác giả:

Mình đã tìm hiểu được hiện tại Liên Xô đang tranh chấp quyền lực sau khi Lenin chết vào năm ngoái, mình có thể lợi dụng cơ hội này ăn một miếng của Liên Xô.

--------