Đế Quốc Nhật Bản

Chương 70: Truy quét đảng đối lập và Hiệp ước Locarno




Vụ ám sát hoàng hậu tương lai và câu nói của Namba được đưa tin trên đài phát thanh đã khiến cho dân chúng càng thêm phẫn nộ, rất nhiều người cộng sản bị người dân phát hiên khi đang hoạt động và bị đánh đập, người dân cũng xuống đường yêu cầu chính phủ vây bắt đảng cộng sản không thể để cho họ cứ tiếp tục ở bên ngoài lộng thành cho đến khi họ lại ám sát thì mọi chuyện đã quá muộn. Yamakawa và những người khác trong Đảng Cộng Sản Nhật Bản thấy được người dân đối với họ bất mãn nhưng mà Namba không phải là người của họ nên đến đây cầu xin Hirohito. Yamakawa nói:

" Thưa, bệ hạ. Namba mặc dù nói mình là Đảng Cộng Sản nhưng mà chúng thần đã kiểm tra lại nhân viên của mình thì Namba lại không phải là người của Đảng Cộng Sản nên chúng thần đến đây, cầu mong bệ hạ có thể tha cho những người Cộng Sản chúng thần, bọn họ đều là vô tội. Nếu ngài cho lệnh thả họ ra, Đảng Cộng Sản chúng thần sẽ từ đây thề trung thành và làm theo mọi mệnh lệnh của ngài. "

Từ lúc, Kazuko bị ám sát, Hirohito đã ra lệnh cho KGB và MSS phối hợp với các lực lượng cảnh sát trên toàn đất nước vây bắt các đảng phái đối lập chống lại hay là phản đối chế độ quân chủ chuyên chế của Nhật Bản, nếu không xử lý chuyên này sẽ có vài người thuộc các chủ nghĩa đối lập ám sát ông hay là những người thân của ông như một số vụ ám sát Thiên Hoàng Đại Chính nhằm lật đổ sự thống trị của Thiên Hoàng đối với Nhật Bản. Cuộc truy quét của cảnh sát này đã khiến cho các đảng đối lập bất ngờ.

Sau đó, các đảng phái đối lập chống chế độ quân chủ chuyên chế của Nhật Bản cũng hiểu được đây chính là hành động của Thiên Hoàng Chiêu Hoà nhằm giải quyết họ, những người trong các đảng phái đối lập đã đứng lên chống lại hành động của này của Thiên Hoàng Chiêu Hoà nhưng mà các đảng phái đối lập chưa kịp làm gì thì bị các đặc vụ của MSS xông vào và bắt giữ từng người, có một số người khác chống cự nhằm tìm cách tẩu thoát cũng bị bắt vì trước khi xông vào các đặc vụ của MSS và KGB đã nghiên cứu và tìm hiểu kỹ những nơi mà các thành viên của đảng phái đối lập trốn ra và ẩn núp cho khi những người này trốn ra đều bị các đặc vụ của MSS và KGB mai phục bên ngoài đều bị tốn gọn.

Còn một số người khác thì tổ chức các cuộc biểu tình nhằm phản đối vụ việc bắt giữ nhưng mà những người đó chưa làm gì đều bị S.W.A.T hay là các lực lượng cảnh sát khác bắt giữ. Cho dù, những người này có tổ chức có thành công đi chăng nữa cũng sẽ bị người dân xuống đường đánh đập chống lại họ, bởi vì, trước khi các cuộc vây bắt diễn ra thì có một tin tức trên radio được phát sóng trên khắp đất nước Nhật Bản.

Với nội dung là cuộc điều tra đã phát hiện được không chỉ một mình Namba làm ra vụ ám sát Hoàng Hậu tương lai mà còn có đồng bọn chính là các đảng phái đối lập chống Thiên Hoàng đã ủng hộ hành động này của Namba và họ còn cung cấp cho Namba về vũ khí để Namba ám sát thành công Hoàng Hậu tương lai, và những người này còn có một hành động khác nhằm ám sát Thiên Hoàng Chiêu Hoà sau đó tuyên truyền nhằm phản đối và ngăn chặn công cuộc cải cách của ngài ấy biết bao công sức của ngài ấy và người dân. Với cách tuyên truyền đó thì người dân Nhật Bản sẽ rất là thống hận những người của các đảng phái đối lập chống Thiên Hoàng, cho nên khi họ nghe được cảnh sát và các cơ quan khác đang truy quét nên họ cũng tham gia vào giúp đỡ để xử lý những kẻ này.

Trong vụ truy bắt này, các đặc vụ của KGB đã bắt giữ được Fumiko Kaneko, Fumiko Kaneko là một người nhật vô chính phủ và hư vô. Nếu theo lịch sử của thế giới bên kia thì Fumiko Kaneko có âm mưu ám sát Thiên Hoàng Chiêu Hoà nhưng không thành công và bà bị kết tội âm mưu ám sát các thành viên của hoàng gia Nhật Bản với mức án tử hình nhưng trong thế giới này Fumiko Kaneko bị bắt cảnh sát S.W.A.T bắt giữ khi cô đang bàn bạc với các đảng phái đối lập về việc ám sát Thiên Hoàng Chiêu Hoà.

Hirohito nghe được Yamakawa nói như vậy nên ông nói:

" Nếu ngươi đã nói như vậy, ta sẽ thả người của các ngươi ra và muốn các ngươi làm một việc "

" Thần thay mặt tất cả mọi người trong Đảng Cộng Sản cảm ơn bệ hạ, và bệ hạ cứ nói ra việc mình muốn làm đi ạ, chúng thần sẽ làm việc hết sức mình không phụ lòng sự tín nhiệm của bệ hạ "

Hirohito nghe thế cũng giật đầu, nên ông bắt đầu nói ra kế hoạch của mình, Yamakawa nghe được kế hoạch của Hirohito làm ông cũng gật đầu đồng ý kế hoạch này, Yamakawa nghe thêm kế hoạch của Hirohito được một lúc, Yamakawa mới lấy tánh mạng của mình ra xin hứa sẽ hoàn thành nhiệm vụ mà Hirohito đã đề ra rồi ông cầm lấy mật chỉ của Hirohito đi tới nơi giam giữ thành viên của Đảng Cộng Sản. Yamakawa cáo lui sau đó, bộ trưởng Bộ Ngoại Giao là Kijūrō Shidehara đến cầu kiến.

Nam tước Kijūrō Shidehara ( 13 tháng 9 năm 1872 – 10 tháng 3 năm 1951 ) là một nhà ngoại giao nhật bản nổi bật trước Thế chiến II và Thủ tướng Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1946. Ông là người ủng hộ chủ nghĩa hòa bình hàng đầu ở Nhật Bản trước và sau Thế chiến II, và cũng là Thủ tướng Nhật Bản cuối cùng là thành viên của kazoku. Vợ ông, Masako, là con gái thứ tư của Iwasaki Yatarō, người sáng lập Mitsubishi Zaibatsu.

" Thưa điện hạ, đây là nội dung các điều khoản trong Hiệp ước Locarno. "

Hiệp ước Locarno là bảy thỏa thuận được đàm phán tại Locarno, Thụy Sĩ, trong thời gian từ ngày 5 đến ngày 16 tháng 10 năm 1925 và chính thức được ký kết tại London vào ngày 1 tháng 12, trong đó các cường quốc Đồng minh Tây Âu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và các quốc gia mới của Trung và Đông Âu tìm cách đảm bảo giải quyết lãnh thổ sau chiến tranh, để đổi lấy việc bình thường hóa quan hệ với Đế chế Đức bị đánh bại ( Cộng hòa Weimar). Nó cũng tuyên bố rằng Đức sẽ không bao giờ gây chiến với các nước khác. Locarno chia biên giới ở châu Âu thành hai loại: phía tây, được đảm bảo bởi các hiệp ước Locarno và biên giới phía đông của Đức với Ba Lan, được mở để sửa đổi.

Kijūrō Shidehara nói xong đưa nội dung Hiệp ước Locarno cho Kiyoshi, Kiyoshi nhận lấy kiểm tra rồi đưa cho Hirohito, Hirohito nhận lấy rồi lật ra xem. Nội dung của Hiệp ước:

Điều khoản đầu tiên là quan trọng nhất: một sự đảm bảo chung về biên giới của Bỉ, Pháp và Đức, được đảm bảo bởi Anh và Ý. Điều khoản thứ hai và thứ ba yêu cầu phân xử giữa Đức và Bỉ , Đức và Pháp, liên quan đến các tranh chấp trong tương lai. Điều khoản thứ tư và thứ năm là các hiệp ước trọng tài tương tự giữa Đức và Ba Lan, Đức và Tiệp Khắc

Sau đó, Hiệp ước chính được ký kết tại Locarno là Hiệp ước giữa Đức, Pháp, Bỉ, Anh và Ý. Đức chính thức công nhận biên giới phía tây mới của mình được thực hiện theo Hiệp ước Versailles. Hơn nữa, ba bên ký kết đầu tiên đã tiến hành không tấn công lẫn nhau, với hai người sau đóng vai trò là người bảo lãnh. Trong trường hợp bất kỳ sự xâm lược nào trong ba quốc gia đầu tiên chống lại một quốc gia khác, tất cả các bên khác đều hỗ trợ đất nước bị tấn công.

Đức cũng đồng ý ký các công ước trọng tài với Pháp và Bỉ và các hiệp ước trọng tài với Ba Lan và Tiệp Khắc, cam kết đưa các tranh chấp trong tương lai đến tòa án trọng tài hoặc Tòa án Công lý Quốc tế Thường trực.

Pháp đã ký thêm các hiệp ước với Ba Lan và Tiệp Khắc, cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra xung đột với Đức. Những điều này về cơ bản tái khẳng định các hiệp ước liên minh hiện có do Pháp ký kết với Ba Lan vào ngày 19 tháng 2 năm 1921 và với Tiệp Khắc vào ngày 25 tháng 1 năm 1924.

Hirohito xem Hiệp ước Locarno cũng đoán được đây chính là chủ ý của người Anh, thúc đẩy hòa giải Pháp-Đức, và kỳ vọng rằng hòa giải sẽ dẫn đến việc Pháp giải tán Cordon Sanitaire, như hệ thống liên minh Pháp ở Đông Âu. Nếu Pháp giải tán các liên minh của mình ở Đông Âu, Ba Lan sẽ bàn giao một cách hòa bình các vùng lãnh thổ do Đức nhượng lại trong Hiệp ước Hòa bình Versailles: Hành lang Ba Lan, Thành phố Tự do Danzig (Gdańsk hiện đại, Ba Lan) và Thượng Silesia đây chính là mục tiêu chính của người Anh.

Từ khi, Hirohito thay Thiên Hoàng Đại Chính cai quản đất nước vào năm 1921, Hirohito đã yêu cầu Bộ Ngoại giao phối hợp với đại sứ quán của Nhật Bản ở nước ngoài chú ý các sự kiện và hành động của nước ngoài mà mình đặt tại nơi đó nếu nước đó có sự kiện và hành động nào đặt biệt ngay lập tức phải gửi thông tin đến cho Bộ Ngoại giao và đi tìm hiểu để nắm bắt tình hình, Bộ Ngoại giao nhận thông tin phải thông báo cho thủ tướng để nắm bắt tình hình của nước đó mà xử lý thoả đoán.

Cho nên, vào tháng 1 năm 1925, việc Pháp rút quân khỏi sự chiếm đóng của Ruhr đã được lên kế hoạch nhưng mà Pháp lại không chịu rút quân việc này đã làm cho đại sứ quán Nhật Bản tại Pháp cảm thấy việc này không bình thường nên họ đã nhiều lần tìm hiểu thì mới biết được Pháp đang bàn bạc với Anh về một sự đảm bảo của Anh về biên giới sau chiến tranh.

Và, góp phần dẫn đến việc kết nạp Đức vào Hội Quốc liên vào tháng 9 năm 1926, với một ghế trong hội đồng với tư cách là thành viên thường trực.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Anh, Đức và các nước Châu Âu khác nhận được tin này nên đã bắt đầu có những thành động theo dõi hành động của các nước sở tại về vấn đề này. Sau nhiều lần tìm hiểu thì, đại sứ quán tại các nước Châu Âu đã gửi thông tin về cho tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Thụy Sĩ rồi gửi cho Bộ Ngoại giao ở Tokyo.

Nếu không phải Hirohito mua bán vẽ máy phát điện báo tầm xa có thể truyền từ Châu Âu đến Nhật Bản trong vài phút thì nói không chừng nội dung điều khoản của Hiệp ước Locarno còn phải vài tháng nữa mới có. Mặc dù như vậy, Hirohito không có xem được, bởi vì, ông phải xử lý tang lễ cho Thiên Hoàng Đại Chính, vây bắt và xử lý các nhóm đảng phái đối lập, cho tới hôm nay ông mới có thời gian xem nên kêu người mang tới.


---------- Đôi lời từ tác giả:

Ngày mai là Chủ Nhật nên mình xin nghỉ nha các bạn

--------------------------------