Nhưng mà ông nghĩ tới là Kijūrō Shidehara sẽ đích thân mang nó tới nên ông hỏi:
" Có nước nào phản ứng với Hiệp ước Locarno sau khi ký kết không ?
Hirohito muốn xem nước khác phản ứng với Hiệp ước Locarno, bởi vì một khi ký hiệp ước sẽ gây bất lợi với nước khác nên ông cũng muốn xem đó là nước nào. Kijūrō Shidehara nghe được Hirohito hỏi mình nên ông nói:
" Thưa, bệ hạ. Sau khi, Hiệp ước Locarno được ký kết chỉ có vài nước là phản ứng với nó nhưng không đáng kể, duy nhất chỉ có Ba Lan là phản ứng dữ dội nhất với Hiệp ước Locarno. Tại Ba Lan, sự sỉ nhục công khai mà các nhà ngoại giao Ba Lan nhận được trong quá trình đàm phán các điều khoản trong Hiệp ước Locarno đã góp phần làm nên sự sụp đổ của nội các Grabski. Hiệp ước Locarno cũng góp phần làm xấu đi bầu không khí giữa Ba Lan và Pháp và làm suy yếu liên minh Pháp-Ba Lan. Józef Beck một chính khách của Ba Lan đã chế giễu các hiệp ước rằng: ' Đức đã chính thức được yêu cầu tấn công phía đông, để đổi lấy hòa bình ở phía tây. ' Józef Piłsudski còn nói thêm ' Mọi người Ba Lan trung thực đều nhổ nước bọt khi nghe từ này [Locarno] ' "
Hirohito nghe nói như thê cũng gật đầu, nếu nói về Ba Lan thì ông chỉ nói là quốc gia có số nhọ nhất mà ông từng gặp từ khi sinh ra trong thời đại này và thế cả thế giới bên kia trước chiến tranh thế chiến thứ 2. Ba Lan nằm giữa 2 cường quốc hàng đầu trên thế giới thời bấy giờ đó chính là Đức và Liên Xô mặc dù Đức thua trận từ cuộc chiến lần trước nhưng mà vẫn được coi là cường quốc, trong chiến tranh thế giới thứ 2, Ba Lan bị Đức và Liên Xô tấn công từ 2 phía, làm cho quan đội Ba Lan phải chia quân ra đánh, đầu hàng trong vòng 1 tháng kể từ lúc cuộc chiến nổ ra, sau đó Đức và Liên Xô chia cắt Ba Lan làm nữa cho cả 2 bên.
" Còn, có chuyện gì cần thông báo nữa không ? "
" Thưa, bệ hạ. Đại sứ Liên Xô tại Thuỵ Sĩ đã tới gặp đại sứ của ta tại đại sứ quán Nhật Bản ở Thuỵ Sĩ, đại sứ quán của ta tại Thuỵ Sĩ gửi điện báo nội dung của cuộc thảo luận là lãnh đạo cấp cao của Liên Xô muốn ký kết hiệp ước hoà bình với chúng ta để kết thúc cuộc chiến. "
Hirohito nghe nói như thế cũng giật mình, Liên Xô muốn ký hiệp ước hoà bình sớm hơn ông nghĩ. Hirohito, thủ tướng và người của quân đội dự tính một khi tuyên chiến với Liên Xô thì phải đợi cho đến khoảng từ năm 1928-1930 thì Liên Xô mới chịu ký hiệp ước hoà bình nhưng mà bây giờ đối phương chịu ký hiệp ước hoà bình đây không phải là phong cách của Stalin và nhóm của ông ta nên Hirohito hỏi:
" Ai là người đưa ra chủ ý này và những người khác trong chính phủ Liên Xô có đồng ý cắt nhường những lãnh thổ đó không ? "
" Thưa, bệ hạ. KGB từ Moskva gửi điện báo tới nói người đưa ra chủ ý này chính là Trotsky, đa số những người khác trong chính phủ Liên Xô đã đồng ý với Trotsky mặc dù kế sách này bị nhóm của Stalin phản đối nhưng mà không có tác dụng. Đại sứ quán của ta tại Thuỵ Sĩ còn nói thêm chính phủ Liên Xô đồng ý với yêu cầu của chúng ta chỉ cần chúng ta thông báo cho họ thì Chính phủ Liên Xô sẽ phái đại sứ tới nước ta ký kết hiệp ước. "
Từ cuộc chiến đến bây giờ, chính phủ Liên Xô liên tuc nhận tin tức về các tỉnh/ thành phố ở khu vực Viễn Đông thất thủ như thành phố Krasnoyarsk và thành phố Novosibirsk. Việc, Nhật Bản chiếm được các thành phố này đã làm cho chính phủ và toàn đất Liên Xô chấn động. Sau đó, OGPU gửi về tin tức làm cho chính phủ Liên Xô mới hiểu ra không chỉ có quân đội Nhật Bản mà còn có cựu chiến binh Đức xuất hiện ở trong quân đội Nhật Bản.
Việc quân đội chiếm được thành phố Krasnoyarsk và thành phố Novosibirsk cũng làm cho Hirohito vô cùng bất ngờ bởi vì quân đội Nhật Bản có thể tiến xa đến như vậy, sau đó mới hiểu được là sự có mặt của Bạch Vệ và cựu chiến binh của Đức tham gia.
Hirohito ra lệnh cho đại sứ quán Nhật Bản tại Thuỵ Sĩ gửi các yêu cầu đến cho đại sứ quán Liên Xô tại Thuỵ Sĩ với nội dung là Liên Xô xin lỗi vì hành động xâm lược vào đất nước này và việc cấu kết với Việt hệ để giết người dân nước này.
Liên Xô buộc phải cắt đất bồi thường: từ dãy núi Saylyugem đến Hồ Baikal và toàn bộ dãy núi Stanovoy: từ Hồ Baikal đến Thái Bình Dương trở xuống đều thuộc về Nhật Bản bao gồm tất cả các dãy núi như là dãy núi Sayan, Altay, Barguzin, Stanovoy và một số dãy núi khác, Hồ Baikal sẽ được chia làm 2 cho 2 nước sử dụng, đảo Sakhalin và một số đảo nhỏ khác trở xuống.
Đổi lại, Nhật Bản sẽ không cần tiền bồi thường cho hành động xâm lược và bồi thường cho người dân đã bị Việt hệ giết, Nhật Bản sẽ trao trả cho Liên Xô toàn bộ tù binh và 20 triệu bảng Anh coi như là mua lại những vùng đất đó.
Tổng cục Chính trị Nhà nước (OGPU; Tiếng Nga: Объединённое государственное политическое управление) là cơ quan tình báo và cảnh sát mật của Liên Xô từ năm 1923 đến năm 1934. OGPU được thành lập từ Tổng cục Chính trị Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga một năm sau khi thành lập Liên Xô và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Ủy viên Nhân dân.
Cơ quan này hoạt động trong và ngoài Liên Xô, đàn áp tội phạm chính trị và đối thủ của những người Bolshevik như người di cư da trắng, những người bất đồng chính kiến Liên Xô và chống cộng. OGPU có trụ sở tại Tòa nhà Lubyanka ở Moscow và đứng đầu là Felix Dzerzhinsky cho đến khi ông qua đời vào năm 1926 và sau đó là Vyacheslav Menzhinsky cho đến khi nó được tái hợp nhất thành Tổng cục An ninh Nhà nước (GUGB) của NKVD vào năm 1934.
Làm cho họ bất ngờ chính là cuộc chiến này còn có sự hiện diện của quân Bạch Vệ, quân Bạch Vệ không có bị họ đuổi khỏi Liên Xô mà vẫn còn ở trong Liên Xô nếu nói kỹ càng hơn là ở vùng Viễn Đông của Liên Xô, chính Bạch Vệ là người đã mở đường cho quân đội Nhật Bản chiếm nhiều vùng đất của Liên Xô và còn bí mật tích trữ lương thực và đạn dược nhằm giúp quân đội Nhật Bản có thể chuyên tâm đánh lâu dài với Liên Xô mà không cần lo lắng về vấn đề hậu cần.
Hơn nữa, tuyến đường sắt xuyên Siberia cũng bị quân đội Nhật Bản cho phá hư nên cũng chỉ gửi viện quân và vận chuyển hậu cần đến Siberia bằng đường bộ. Còn, một nguyên nhân khác làm cho Liên Xô đòi ký hiệp ước hoà bình chính là người dân Liên Xô. Từ lúc cuộc chiến bắt đầu, người dân Liên Xô liên tục xuống đường biểu tình đòi chấm dứt cuộc chiến tranh, việc này làm ảnh hưởng đến công việc buôn bán, kinh doanh và hoạt động sản xuất của các nhà máy công nghiệp dẫn đến sự ổn định và phát triển của Liên Xô đang bắt đầu có dấu hiệu chuyển biến xấu nên buộc họ phải kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.
" Ừm, thông báo với họ chúng ta muốn tổ chức lễ ký kết hiệp ước hoà bình tại Berlin và thông báo cho Mỹ-Anh-Pháp để họ tới làm trung gian. Chuẩn bị cho người dân Trung Quốc đi làm việc, người dân ở tỉnh Quảng Đông còn sót lại bao nhiêu người và chúng ta đã cho người dân di cư qua bớt chưa ? "
" Thần sẽ làm theo lời ngài, người dân ở tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam đã rời đi được khoảng 45%, vẫn còn người đang rời đi nhưng mà vẫn có một số người không chịu rời đi, đã có khoảng 5000 người dân chuyển đến định cư và con số này vẫn còn đang tăng lên, theo ước tính của chúng thần thì sẽ có ít nhật khoảng 20.000 người dân sẽ chuyển đến tỉnh Quảng Đông để xin sống. "
Hirohito nghe nói thế cũng gật đầu nên ông nói thêm:
" Chúng ta phải dọn sạch tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam, không cho người dân Trung Quốc sống ở tỉnh Quảng Đông nếu chúng ta không dọn họ đi thì sau này sẽ là hậu quả rất không lường đối với chúng ta nên chúng ta phải thành động nhanh chóng, những người dân Trung Quốc không chịu đi hoặc là di dời muộn thì bắt hết họ lại sau khi ký hiệp ước hoà bình với Liên Xô xong chúng ta đưa họ tới đó xây dựng bức tường phòng thủ, người nào phản đối bắn bỏ, ta sẽ yêu cầu Lâu Năm Góc gửi quân đến tỉnh Quảng Đông để xử lý những người phản kháng trốn trong rừng.
" Vâng, bệ hạ. Thần xin cáo lui. "
Kijūrō Shidehara sau đó lui ra ngoài. Từ lúc, Kiyoshi truyền đạt lại ý kiến của Kazuko cho quân đội, quân đội nghe được như vậy thấy cũng hợp lý nên làm theo cách của Kazuko. Vài tuần sau đó, Việt hệ và Hoãn hệ bắt đầu thành động giết hết người dân Nhật Bản duới sự giúp đỡ của KGB. Thành động trả thù của quân phiệt Hoãn hệ và Việt hệ đã biến thành sự trả thù Nhật Bản tấn công Liên Xô đã được truyền đi trên khắp thế giới. Nhật Bản đã hội hộp với Anh- Mỹ- Pháp 3 nước về vấn này. Nhật Bản đưa ra yêu cầu là Nhật Bản sẽ không chiếm Hoãn hệ.
Nhưng mà Việt hệ, nước này không thể không chiếm, bởi vì quân phiệt này chính là chủ mưu trong vụ sát hại người dân Nhật Bản nên nước này buộc phải xử lý, người Anh phản đối cuộc tấn công này nhưng mà bị lời nói của Nhật Bản làm hết hồn là Nhật Bản sau khi chiếm được Việt hệ nước này sẽ cho Anh cai quản thêm 30km tính từ Hồng Kông để đổi lại Nhật Bản sẽ chiếm một số vùng đất của Nga.
Anh và Pháp suy nghĩ một lúc rồi đồng ý duy nhất chỉ có Mỹ phản đối nhưng cũng đâu làm gì được nên không thể không theo 2 nước Anh và Pháp. Bởi vì, trước cuộc họp này diễn ra Anh, Pháp và Nhật Bả đã bàn bạc với nhau, Nhật Bản đã dùng mọi cách mới có thể khiến cho 2 nước đồng ý như là dùng một số bản vẽ vũ khí mà Anh Pháp đang chuẩn bị nghiên cứu và mua một số lượng lớn hàng hóa 3 trăm triệu bảng Anh thì 2 nước mới đồng ý.