Đêm Nay Nhớ Anh

Chương 15



15.

Áo ngủ Tống Mạch hình như có ích thật.

Trong ký túc xá nơi thực tập, tuy tôi ngủ không ngon lắm nhưng ôm áo anh thì có thể ngủ được trong chốc lát.

Có hôm trằn trọc không ngủ được, tôi gửi tin nhắn cho Tống Mạch: “Ngủ chưa?”

Tống Mạch: “Chưa.”

Tôi vênh váo: “Có phải không có tôi ở đó mới phát hiện không thể sống thiếu tôi không?”

Bên kia hiển thị đang gõ chữ, gửi đến lại là tin nhắn thoại, giọng nói mang ý cười cưng chiều: “Phải rồi, vậy nên em mau về cứu tôi đi.”

Nghe như dỗ con nít nhưng tôi không có bằng chứng.

Tống Mạch lại hỏi: “Ăn cơm chưa?”

“Mới ăn thịt Na Tra xong.”

Tống Mạch: “…”

Tôi: “Bột củ sen*.” (Chú thích cuối chương)

Tống Mạch: “…”

Anh nhắn lại một tràng dài tin nhắn thoại, không cần nghe cũng biết anh nói tôi đầu óc có bệnh.

Tôi cười ha ha gõ chữ: Tôi chỉ thích anh không thể hiểu nổi tôi mà lại không làm gì được tôi.



Nào ngờ điện thoại cầm không chắc, gõ được nửa chừng thì tuột tay rơi đập thẳng vào mũi. Nước mắt trào ra vì đau.

Cầm điện thoại lên tôi mới phát hiện đoạn tin nhắn mới được nửa chừng đã gửi đi: Tôi chỉ thích anh

Đệt!

Tôi giật mình kêu lên một tiếng, vội thu hồi về. Nhanh thế này chắc Tống Mạch chưa đọc được đâu.

Tôi hơi chột dạ.

Nhưng tại sao lại vẫn có phần mong chờ??

Tiêu rồi, hình như tôi nghiện Tống Mạch rồi.

Không. Chắc hẳn do thời gian này tiếp xúc thường xuyên nên sinh ra ỷ lại, tách ra nửa tháng sẽ bình thường.

Tôi nghĩ vậy, cũng tin chắc vậy.

Mãi đến khi nửa tháng thực tập kết thúc, giáo viên sắc mặt nặng nề hỏi tôi: “Tống Mạch là gì của em?”

Tôi kinh hãi: “Sao thầy biết! Không phải! Tống Mạch không có quan hệ gì với em!”

Thầy hướng dẫn nhìn tôi sâu xa: “Em chắc chưa?”

Sau đó chỉ vào đám thú nhỏ trong phòng khám rống lên giận dữ: “Con chó kia em đặt tên Mạch Mạch, con mèo kia em kêu nó là Tống Tống, con chim này kêu Tống Tiểu Mạch, hamster kêu Tống Đại Mạch. Quái dị hơn là con heo kia, em gọi nó là Mạch Bảo bối! Bây giờ trước khi cho ăn mà không kêu nó Bảo Bảo nó không thèm ăn!!”

Thầy hướng dẫn vô cùng đau đớn ngửa mặt nhìn trời: “Trình Hâm, em nợ chúng lấy gì mà trả.”

Tôi: “…”



Quay đầu lại thì đối diện với tầm mắt ngây thơ của heo. Tôi xấu hổ dời tầm mắt đi.

Kéo hành lý về đến trường, tình cờ gặp bác sĩ trường. Bác sĩ nhìn tôi cười nói: “Tinh thần không tồi nhỉ, em cũng khỏe?”

Tôi ngạc nhiên: “Cũng?”

Bác sĩ gật đầu: “Ừ, trước đó Tống Mạch đến phòng y tế điều trị. Trong lúc em đi thì sinh hoạt làm việc, nghỉ ngơi của cậu ấy đã bình thường. Em thì sao, chứng mất ngủ có khá hơn chút nào không?”

Tâm trạng tôi phức tạp, không thốt nên lời. Trò chuyện qua loa vài câu với bác sĩ trường rồi tạm biệt, tôi đứng ở ngã tư trường, đầu rối như tơ vò.

Vậy là Tống Mạch vẫn tiếp tục điều trị, anh đang tìm kiếm cách thức có thể sinh hoạt bình thường mà không cần có tôi. Nhưng mà tôi lại càng ngày càng không thể rời xa anh.

Điều này không hay.

+++

Chú thích:

Nguyên nhân của câu “ăn thịt Na Tra” của chị bé nhà tui là bên dưới. Tui chú thích để ai quên hoặc chưa biết thì đọc.

Theo Phong thần diễn nghĩa, Na Tra vốn là pháp bảo Linh Châu của Thái Ất Chân Nhân, được Nguyên Thủy Thiên Tôn sắp xếp xuống trần gian giúp Khương Tử Nha định bảng Phong Thần, chuyển sinh vào bụng Ân Thị hóa ra kiếp người, trở thành con trai thứ ba của Lý Tịnh.. Khi sinh ra được Thái Ất bay đến thu làm đồ đệ và thay mặt Nữ Oa gửi tặng Na Tra vòng Càn Khôn và Hỗn Thiên Lăng.

Vốn là tướng nhà trời nên Na Tra lớn nhanh như thổi, mới 7 tuổi đã mình cao 6 thước, vai rộng 2 thước, ngỗ nghịch muôn phần. Do còn nặng nợ trần gian và số kiếp gian truân, Na Tra đã tự mình gây ra họa lớn: Đánh chết Ngao Bính (Tam Thái tử) con trai Long Vương, giết tướng trời phong là Dạ Xoa Lý Cấn của Đông Hải Long Vương, lột da (vẩy rồng), bóc gân Ngao Bính, giương Chấn Thiên Cung của Hiên Viên truyền lại cho ải Trần Đường nặng nghìn cân bắn chết đệ tử của Thạch Cơ Nương Nương...

Gia đình Lý Tịnh bị Tứ Hải Long Vương giữ lại để hỏi chuyện, thì Na Tra lấy cớ đó tự sát, bóc thịt trả mẹ, lóc xương trả cha.

Sau khi chết hồn Na Tra bay về với Thái Ất Chân Nhân, Thái Ất bày cho Na Tra báo mộng cho Ân Thị lập miếu thờ để giữ cho hồn không bị tan biến, song cũng vì Lý Tịnh quá cố chấp với những việc Na Tra đã gây ra nên đã đập tan miếu thờ.

Chính vì lý do đó sau khi được sư phụ Thái Ất HOÁN THÂN TRÁO CỐT VÀO CÂY SEN, Na Tra đã tìm tới cha mình để trả thù... Vốn biết đệ tử mình ương bướng và ngang ngạnh nên Thái Ất đã cậy hai vị đại tiên là Văn Thù và Nhiên Đăng giáo huấn, Văn Thù và Nhiên Đăng đã dàn xếp, chỉ ra lỗi lầm của cả 2 người, giúp cha con Lý Tịnh cởi bỏ hiềm khích, một lòng phò Chu diệt Trụ. Ở hồi kết của Phong Thần diễn nghĩa, Na Tra, Lý Tịnh, Lôi Chấn Tử, Dương Tiễn, Kim Tra, Mộc Tra, Vi Hộ là số ít trong những giáo đồ đắc đạo thành tiên