Đông A Nông Sự

Chương 163: Bảo Vệ Tác Quyền





Hôm sau, Thánh Tông dậy sớm, chỉ đòi Thái Đường nắm cho nắm cơm nắm, ông thích ăn cơm nắm bọc trong lá cọ, chấm với muối lạc.

Nói thứ này mới là ngọc thực.

Xe ngựa chầm chậm lên học phủ.
Thánh Tông cũng dừng lại bên cánh cổng đá.

Giở cổng đá học phủ khác xưa rồi, tập nập hàng quán, có người là sinh tiểu thương ngay, mấy quán chè nước, kẹo bánh là không thiếu được.

Thái Tông mở tấm rèm che, muốn xuống xem, nhưng nhìn liếc mắt lên bốn chữ trên cổng đá rồi đi luôn.

Khi vào đến nơi, cũng chẳng có ai tiếp đón, vì ông muốn thế, nói Bách không được thông báo cho ai cả.
Bách dẫn ông đi khắp học phủ, đến đâu cũng nhìn nhìn, ngó ngó.

Đám học sinh, đã nào đứa nào được gặp đương kim hoàng thượng, chỉ coi như quan viên đến thị sát, việc này là thường thấy ở học phủ.

Tiên sinh thì có người nhận ra, nhưng chỉ lẳng lặng giảng bài tiếp.
Đến xưởng cơ khí, đúng lúc chúng học sinh đang làm bài liên ban.

Hôm nay chúng đang làm một cái máy tuốt lúa.

Bọn học sinh đang châu đầu vào bản vẽ.

Bách nhìn bản vẽ, lại quay sang cái mô hình chúng lắp thử.


Thấy ý tưởng của chúng cũng không khác thời sau là mấy, phía dưới có một bàn đạp như cái bàn đạp máy khâu thời sau, mỉm cười nghĩ chúng gần đạt được mục đích rồi.
Mấy đứa học sinh đang tranh luận hăng say:
- Cơ cấu chuyển động tròn đã làm tốt, chỉ có điều cần cải tiến những răng phía trên để hiệu suất tuốt hạt lúa khỏi bông cao hơn.
- Đúng vậy, cách làm này chưa được, ta thử tuốt đám lúa mới được mấy bông, đạp cong cả chân mà vẫn chưa bứt được hết hạt.
Một đứa lại xen vào:
- Theo ta còn nên làm một cái ống dẫn cho những hạt thóc chảy thành dòng tới nơi gom lại, tránh rơi vãi.

CMN hôm nọ thóc văng lung tung, quét lại thành đống còn mệt hơn tuốt lúa.
Một đứa có lẽ là trưởng nhóm:
- Vậy những thứ này bổ sung vào bản vẽ là được, duy chỉ có những răng cưa nên làm thế nào?— QUẢNG CÁO —
- Theo ta nên làm những thanh sắt hình trụ được uốn cong và gắn theo từng hàng dọc quanh trục.
Mấy đứa đồng thanh:
- Đúng vậy, cách làm này sẽ có hiệu suất cao hơn kiểu lá sắt hôm nọ.

Lực quay sẽ giựt lúa khỏi bông nhanh hơn.
- Vậy chúng ta bắt đầu làm ngay.

Những thứ này cần có thực nghiệm.

Biết là dùng kiểu răng nỏ này rồi, nhưng khoảng cách các răng, độ mau thưa, kích thước đều phải thử mới biết được.
Thánh Tông tò mò một hồi, sau khi nghe chúng thảo luận, đã nắm được chúng định làm gì.

Lúc này chợt mở miệng:
- Ta nghĩ các ngươi cần thực nghiệm nhiều lần, chả nhẽ mỗi lần làm là lại chế tạo một cái guồng khác nhau.

Các ngươi nên dùng một bộ guồng bao gồm các thanh chữ nhật được gắn răng tuốt lên trên hai miếng tròn có chỗ lắp, như thế nếu thấy cần thay đổi răng tuốt thì chỉ cần lắp những thanh gỗ khác mà không phải làm lại toàn bộ.
Bách nghe Thánh Tông nói, giật mình bất ngờ, “Không tồi! Đúng là người thông minh làm việc gì cũng có thế nhìn ra mấu chốt mà người khác không nhìn thấy được, không thể không phục IQ của vị vua này được”
Bọn học sinh đang nhao nhao khen phải.

Tên trưởng nhóm chắp tay:
- Đa tạ tiên sinh chỉ bảo.

Không biết tiên sinh quý danh là gì?
Thánh Tông cười đắc ý:— QUẢNG CÁO —
- Gọi ta là Trần Nhị, hôm nay tiện miệng góp ý, giúp được các ngươi ta cũng rất vui.
- Trần Nhị tiên sinh, việc này không thể qua loa.

Học phủ làm việc gì, những ai đóng góp công lao đều được lưu danh vào đó.

Hoàng tư nghiệp nói, việc này là để ghi vào sách vở.

Sau này tiện tra cứu.

Cũng là để người đời biết được tác phẩm của danh gia nào.
- Chỉ góp ý nhỏ mà cũng kỹ càng vậy sao?

- Đương nhiên phải kỹ càng.

Nhưng đóng góp sẽ có thứ tự.

Ví dụ ta là trưởng nhóm chế máy tuốt lúa này.

Sau này tác phẩm máy tuốt lúa sẽ được viết thành một công bố, đại khái nêu công dụng, ưu điểm, thiết kế cấu tạo của nó, những điểm cải tiến đặc biệt chúng ta đã làm.
- Trên bản công bố lưu tên ta đầu tiên, là tác giả chính chịu trách nhiệm cái máy này, sau đó là các đồng môn trong nhóm, rồi kế đến những góp ý quan trọng như của tiên sinh.
- Người sau này có ý muốn cải tiến máy tuốt lúa, tìm những công bố này để tra cứu, sẽ biết được cái máy tuốt lúa thế này, đã từng được ai nghiên cứu, cải tiến đến đâu, từ đó sẽ hiểu được cái gì đã làm rồi, cái gì cần nghiên cứu tiếp.
- Những thứ này lại được lưu lại thành bản công bố mới, cứ như thế việc học tập của học phủ sẽ liên miên không dứt, những cải tiến đã làm rồi không phải nói lại nữa, người sau chỉ cần đọc kỹ là nắm được …
Thánh Tông hiểu ra:
- Cách làm này quả là tuyệt diệu, trăm lợi không một hại.

Có thế ứng dụng ở nhiều chỗ khác nữa.
Bách cười mỉm:— QUẢNG CÁO —
- Đúng vậy, cách làm này còn có một cái lợi nữa.

Nếu chúng ta bảo quản tốt những tư liệu này.

Sẽ làm chứng cứ cho nền văn minh của dân tộc ta.

Tránh cho những thứ chúng ta làm ra, bị bọn khác trơ mặt gọi là của chúng.
- Hay lắm, vậy khi các ngươi ghi chép, thì lưu tên của ta là Trần Hoảng.

[1]
- Được! việc này sẽ được lưu ý.
Bọn học sinh ngây thơ đáp, cũng chẳng đứa nào thắc mắc người này sao giống tên huý của đương kim hoàng thượng.
Ra khỏi xưởng cơ khí, mặt Thánh Tông như giãn ra, vẻ phơi phới không sao che giấu được.

Lại nhanh nhanh thúc hắn sang xưởng khác.
Xưởng sắt, xưởng giấy và xưởng in, hắn cho sang bên kia sông rồi.


Cần đi bè qua sông.

Mùa này nước cạn, cảnh trí hai bên sông Đà đẹp như tranh.

Sông Đà là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng.

Bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy về nước ta.

Cái núi này chính là cái núi mà tên Đoàn Dự nhận được Bắc Minh Thần Công và Lăng Ba Vi Bộ của phái Tiêu Dao.

Làm lúc bé Bách bị nhiễm chưởng Kim Dung hay lang thang bờ sông Đà, mong một ngày nhặt được bí kíp từ thượng nguồn trôi xuống.
Sông Đà vốn nổi tiếng lắm gềnh thác.

Nhưng chính vì thế mới làm cho nó càng đẹp đẽ hùng vĩ.

Hai bên gềnh đá dựng vách thành.

Xa trên thượng nguồn có chỗ vách đá còn chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu.

Đứng bên này bờ, nhẹ tay ném hòn đá là qua bên kia.

Đoạn qua Đá chông không đến nỗi như thế nhưng nước xanh thăm thẳm, có những xoáy nước tròn vo của dòng sông cuộn lên.

Hai bên bờ cây cối xanh um, đúng là thắng cảnh đất Việt..