Đông A Tái Khởi

Chương 16: Dấu hiệu bất thường.



Chương 16: Dấu hiệu bất thường.

Tiếng tủ và, hiệu lệnh thu quân vang lên, từ khắp nơi kỵ binh Đại Việt dần tập hợp về đội ngũ.

Quân Đại Việt đi khắp chiến trường dọn dẹp, gặp xác quân Nguyên bất kể còn sống hay đ·ã c·hết đều bồi thêm một đao. Trên chiến trường cẩn thận không bao giờ là thừa. Rất nhiều tên tân binh khôn lỏi muốn giả c·hết để thoát thân nhưng không biết rằng những tên giả c·hết thường là những tên cầm chắc c·ái c·hết. Một số quân Nguyên giả c·hết thấy tình hình không ổn vùng dậy định bỏ trốn, chưa chạy được mấy bước đều bị kỵ binh Đại Việt hoặc dùng cung bắn gục hoặc đuổi theo chém rơi đầu.

Quá trình dọn dẹp chiến trường rất lâu từ cuối giờ Mão tới giờ Tỵ vẫn chưa xong, Trần Quốc Toản phái rất nhiều thám mã ra xung quanh nhưng vẫn không thấy viện quân địch tới. Nhẽ ra quân Nguyên phải sớm cho kỵ binh tinh nhuệ của mình truy bắt đội kỵ binh của Trần Quốc Toản mới đúng, đây cũng có thể coi là cơ hội rất tốt để tiêu diệt một phần quân chủ lực của Đại Việt ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.

Nhưng quân Nguyên lại không có động tĩnh gì. Việc quân Nguyên không phái kỵ binh truy đuổi làm Trần Quốc Toản dấy lên rất nhiều nghi ngờ trong lòng.

Trần Quốc Toản cố tình để quân của mình dọn dẹp chiến trường để chờ xem rốt cuộc quân Nguyên có phải quân chi viện tới không. Đến cuối giờ Tỵ, công việc thu dọn chiến trường coi như đã xong nhưng vẫn không thấy bóng dáng quân Nguyên tới truy đuổi. Trần Quốc Toản đành hạ lệnh hồi doanh mang theo vô số nghi vấn trong lòng.

Trên đường trở về, nghe Đặng Văn Thiết báo cáo Đại Việt t·ử t·rận tổng cộng 311 kỵ binh, trong đó có 81 trọng giáp kỵ binh, trọng thương không thể tiếp tục chiến đấu là 512 người. Phía quân Nguyên không thống kê nổi, nhưng con số tử thương phải tới 2 vạn.

Tổn thất thấp hơn dự tính ban đầu của Trần Quốc Toản rất nhiều, có lẽ do nhánh quân này của quân Nguyên sức chiến đấu và trang bị quá yếu hoặc một phần do Lưu Thế Anh bỏ mặc quân Nguyên tháo chạy tán loạn tự mình dẫn một nhóm kỳ binh đi tập kích Trần Quốc Toản. Đây là điều làm Trần Quốc Toản càng khó hiểu về quyết định của Lưu Thế Anh. Vốn dĩ còn rất nhiều lựa chọn tốt hơn, nhưng hắn lại chọn điều tồi tệ nhất. Từ những gì Trần Quốc Toản biết thì Lưu Thế Anh không phải là người thiếu sáng suốt như thế, trừ khi Lưu Thế Anh cảm thấy g·iết Trần Quốc Toản là đường sống duy nhất nên mới phải làm liều.



Không khí thắng trận xung quanh không làm Trần Quốc Toản vơi đi cảm giác bất an mơ hồ trong lòng, nhưng không thể lý giải được vấn đề ở đâu. Tình hình hiện tại quân Nguyên đang bị quân Đại Việt chặn đánh ở khắp nơi, gần như toàn bộ quân Nguyên đều đang dần rút chạy khỏi Đại Việt. Các vương đều đang bài binh bố trận chặn đánh quân địch khắp nơi như Hưng ĐạoVương và Phạm Ngũ Lão tướng quân ở Vạn Kiếp, Chiêu Văn Vương thì mới đánh tan địch ở Hàm Tử quan, Nhân Huệ Vương thì ở Vân Đồn đón đánh thủy quân địch, Chiêu Minh vương và Hoàng Thượng đang dần tiếp quản lại Thăng Long từ phía nam và phía tây.... khắp nơi đều là những tin tức chiến thắng, kế hoạch đang rất thuận lợi, không thấy không ổn chỗ nào.

Thấy Trần Quốc Toản đăm chiêu suy nghĩ, Đặng Văn Thiết thúc ngựa lại gần hỏi:

- Cậu chủ, có chuyện gì sao?

Trần Quốc Toản khẽ chép miệng nghiêng đầu nói:

- Ta cũng không rõ. Hành động của quân Nguyên làm ta có vài điều khó hiểu, chưa thể giải được nghi ngờ trong lòng. Mọi thứ còn rất mơ hồ. Ngươi đi gọi Trần Văn Cảo tới đây.

Thấy Trần Quốc Toản không nói rõ ràng, lại rơi vào trầm tư, Đặng Văn Thiết vâng lệnh rời đi tìm Trần Văn Cảo.

Tới khi Trần Văn Cảo và Đặng Văn Thiết quay về bẩm báo, Trần Quốc Toản mới tỉnh từ suy nghĩ miên man nói:

- Trần Văn Cảo, cho người truyền lệnh của ta tới tướng quân Trần Văn Phúc: Rút toàn bộ cánh quân trong ngọn núi bên trái về đại doanh, trước khi rút hủy toàn bộ công sự đã làm. Tốt nhất là đốt cả khu rừng đi, ta muốn địch không có đủ gỗ để làm công sự.



- Đặng Văn thiết, cho người về đại doanh báo với Nguyễn Hoài Bộc: Nhanh chóng tìm trong quân những bộ binh có khả năng tác chiến trên ngựa để thay thế vị trí của những kỵ binh đã hy sinh. Ta muốn đổ đầy quân số 5000 kỵ binh, nếu có thể thì căn cứ theo số ngựa dự bị và mới thu được, ta muốn có thêm 2000 kỵ binh nữa để ứng phó với tình huống khẩn cấp. Triệu các tướng tới lều chính, đợi ta về. Ngoài ra, gửi tin báo tới Thăng Long và Vạn Kiếp.

Dù không hiểu lý do làm Trần Quốc Toản thay đổi kể sách phòng thủ ban đầu nhưng quân lệnh đã ra, Trần Văn Cảo và Đặng Văn Thiết chỉ có thể chắp tay vâng lệnh rời đi.

Thêm nửa canh giờ hành quân, về đến đại doanh đã quá giờ ngọ, từ ngoài nhìn có vẻ tường lũy đã được hoàn thiện, càng thêm chắc chắn. Bên ngoài lũy gỗ được đắp thêm bùn để phòng hỏa công. Rất hài lòng, Trần Quốc Toản cưỡi ngựa đi đầu vào đại doanh trong tiếng hoan hô của binh sĩ. Hạ lệnh cho binh sĩ cởi giáp nghỉ ngơi, phân phó việc chôn cất t·hi t·hể tướng sĩ t·ử t·rận, chăm sóc binh sĩ b·ị t·hương xong Trần Quốc Toản đi về lều chính, theo sau là Nguyễn Hoài Bộc cùng Đặng Văn Thiết mặt đầy lo lắng.

Trần Quốc Toản bước vào lều chính, các tướng hiệu đã tập hợp đầy đủ đồng loạt đứng lên chắp tay chào Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản đi về phía soái vị ngồi xuống, ra hiệu cho mọi người có thể ngồi, đợi tất cả các tướng ngồi xuống Trần Quốc Toản mở lời để các tướng báo cáo lại tình hình trong quân.

Đầu tiên là Trần Văn Bách báo cáo, bên bờ bắc có đội quân Nguyên khoảng 3 vạn quân đang tập hợp, hôm nay đã có 3 toán quân Nguyên định vượt sông, tất cả đều bị thủy quân của ta đánh lui.

Tiếp đến là Trần Văn Phúc báo cáo đã dẫn toàn bộ 3000 bộ binh đóng trong ngọn núi bên trái về doanh chờ phân phó và đã thiêu hủy toàn bộ cây cối, công sự theo lệnh.



Cuối cùng là Nguyễn Hoài Bộc báo cáo, đã hoàn thành công sự phòng ngự, hiện đang tìm bộ binh có khả năng tác chiến trên ngựa để bổ đầy quân số 7000 kỵ binh theo lệnh. Đến cuối ngày công việc sẽ hoàn thành.

Trần Quốc Toản gật đầu tỏ vẻ hài lòng với báo cáo của các quân. Mọi công tác chuẩn bị coi như đã hoàn thành, cánh quân Nguyên phía bắc cũng như dự đoán. Vẫn đan hai tay trước cằm, Trần Quốc Toản trầm tư nói tiếp:

- Chắc hẳn mọi người đều nghi hoặc vì sao ta lại thay đổi kế hoạch phòng thủ ban đầu mà triệu quân của tướng quân Trần Văn Phúc về đại doanh. Trận chiến vừa rồi ta thấy địch có rất nhiều hành động đáng ngờ, nhất thời chưa thể đoán được ý định của địch.

Trần Quốc Toản giọng đều đều kể lại diễn biến cuộc chiến sáng nay, các tướng đều đăm chiêu nghe Trần Quốc Toản thuật lại tình hình trận chiến sáng nay và những quyết định bất thường của quân Nguyên. Nghe đến đây, gần như các tướng đều rơi vào trầm tư như Trần Quốc Toản. Không khí trở nên nặng nề, cả gian lều như rơi vào im lặng chỉ tới khi Trần Quốc Toản mở lời:

- Đối thủ của ta vốn là Lý Hằng, theo tin tức tra khảo được từ tù binh thì trung quân địch có cả cấm binh. Nếu chúng ở đó thì khả năng cao Thoát Hoan đã theo trong quân của Lý Hằng. Có Thoát Hoan thì có thể chắc chắn sẽ có tên gian hùng tàn ác A Lý Hải Nha bên cạnh, nên chắc chắn đây là đội quân tinh nhuệ nhất của chúng ở Đại Việt. Hai con cáo già tập trung một chỗ thật không dễ đoán được ý đồ của chúng nên ta đã quyết định rút toàn bộ quân ta vào đại doanh, dựa vào công sự để phòng ngự. Dùng tĩnh chế động, đợi bước tiếp theo của địch tới ta sẽ tìm cách ứng phó theo. Mặc kệ chúng có mưu kế gì, ta chỉ cần đóng giữ thật chắc bờ sông Như Nguyệt này là được.

Cái tên A Lý Hải Nha khét t·iếng n·ổi tiếng với sự tàn bạo, man rợ của mình làm các tướng trở lên căng thẳng hơn rất nhiều. Quá ít thông tin, tất cả đều nhất trí trong lúc đợi hành động tiếp theo của địch thì rút gọn phạm vi phòng thủ như thế này là tốt nhất, sẽ có thêm binh lực cho các tình huống phát sinh hơn. Trần Quốc Toản nói tiếp.

- Trần Văn Bách tướng quân, có thể tìm trong thủy binh một số binh sỹ nhanh nhẹn để làm thám báo được không? ta muốn theo dõi thật chặt tình hình trung quân của Lý Hằng, thông báo cho ta mọi động tĩnh dù là nhỏ nhất của chúng, ta đồ rằng ngày mai địch sẽ vây kín đại doanh của ta, nên lúc quay về khả năng sẽ phải đi theo đường sông. Thế nên thủy binh chỗ ngài là thích hợp nhất. Ngoài ra, nếu cắt đi 1000 quân từ chỗ ngài bổ sung cho tiền doanh thì với quân số còn lại của ngải liệu có đủ khả năng phòng thủ mặt sông không?

Trần Văn Bách trầm ngâm một chút rồi trả lời:

- Bẩm chủ soái, với 4000 quân mạt tướng vẫn có thể thủ được mặt sông. Còn về thám báo thì thủy quân vẫn có sẵn, chủ soái yên tâm mạt tướng trở về sẽ lập tức bố trí.

- Tốt lắm, vậy giao tướng Trần Văn Phúc 1000 quân từ chỗ tướng quân Trần Văn Bách. 7000 kỵ binh phải nhanh chóng tập hợp, toàn bộ sẽ nghỉ ngơi ở trung quân đợi tình hình ứng phó với diễn biến mới sẽ do ta trực tiếp điều động. Còn lại, toàn bộ 4000 quân của Nguyễn Hoài Bộc tướng quân phòng thủ hữu doanh và 4000 quân của Trần Văn Phúc tướng quân phòng thủ tả doanh. Hậu doanh tiếp tục do 4000 thủy binh Trần Văn Bách tướng quân phòng thủ.

Đợi Trần Quốc Toản phân phó xong nhiệm vụ, các tướng lần lượt chắp tay nhận lệnh rời lều. Chẳng bao lâu sau, hàng chục thám mã rời đại doanh tỏa ra khắp nơi.